ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG
3.2. Phân tích nguyên nhân d ẫn đến thực trạng
3.2.3. Nguyên nhân từ công tác quản lý, chỉ đạo học tập của sinh viên
Nguyên nhân từ nhận thức việc học tin học của sinh viên.
Để hiểu rõ nguyên nhân từ công tác quản lý, chỉ đạo học tập của sinh ở các khoa không chuyên. Xin xem lại ý kiến của sinh viên đối với môn học tin học ở bảng 14 : về sự cần thiết của môn tin học và bảng 15: ý kiến của sinh viên về hứng thú học tập bộ môn (Phần phân tích thực trạng).
Nguyên nhân từ việc xác định lợi ích của môn học. Chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của 376 sinh viên qua câu hỏi: Theo cá nhân bạn thì môn tin học đã giúp ích gì cho bạn ?.Kết quả khảo sát ở bảng 19.
Qua bảng khảo sát trên cho thấy, trong tổng số 376 sinh viên của các khoa không chuyên nhận thức việc học tin học đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên các ý kiến không đồng đều trong các lựa chọn, phần lớn ý kiến cho rằng học tin học đề soạn thảo văn bản, soạn giáo trình 45.48%, để tính toán 13.30%, lưu trữ dữ liệu 24.73%. Các ý kiến còn lại ở các lựa chọn khác rất ít như giao lưu 7.18%, truy cập internet 1.06%, cơ hội làm việc ở doanh nghiệp 1.60%, học tập tiếng Anh 2.66%. Từ nhận xét trên của sinh viên, chứng tỏ rằng nhận thức của các em chưa bao quát hết các lợi ích của tin học, mà chỉ biết những lợi ích phục vụ trước mắt. Trong thực tế tin học còn rất nhiều khả năng, có thể giúp cho con người học mọi thứ, mọi nơi, mọi lúc chứ không chỉ đơn giản, co cụm ở một số lĩnh vực như các em đã nhận xét.
Tuy nhiên, sự nhận thức chưa đầy đủ của sinh viên về lợi ích của tin học cũng có cơ sở từ những nguyên nhân mang tính chủ quan, và những nguyên nhân khách quan khác như sau:
+ Do điều kiện các em chưa được tiếp cận, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, phương tiện Internet trong chương trình môn học. Gần đây tổ bộ môn đã đề xuất đưa chương trình Internet vào giảng dạy, tuy nhiên, việc thực hành internet còn rất hạn chế.
+ Các ý kiến của sinh viên như trên, đã phản ánh những thiếu sót của sự cung cấp nội dung kiến thức và phương tiện cho nhu cầu người học, đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhận thức phiến diện của sinh viên đối với môn học, làm cho ý thức học tập của các em thiếu tích cực, và kết quả giảng dạy và học tin học chưa cao cũng là điều tất yếu. Do đó, để khắc phục tình trạng trên và quản lý tốt việc học bộ môn của sinh viên, nhất thiết nhà trường, bộ phận quản lý cần quan tâm hơn trong việc cung cấp phương tiện phục vụ dạy học, để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, qua đó, làm cho sinh viên có nhận thức đúng đắn và có thái độ học tập tốt đối với bộ môn.
- Nguyên nhân từ việc hướng dẫn tổ chức học tập cho sinh viên:
Hướng dẫn việc học của sinh viên là một nhiệm vụ của giảng viên, việc hướng dẫn học tập có ý nghĩa quan trọng trong công tác dạy học bộ môn, giúp người học có cơ sở để tìm hiểu và có phương hướng học tập tốt đối với bộ môn.
Để đánh giá công tác hướng dẫn học tập cho sinh viên, chúng tôi khảo sát ý kiến của các giảng viên trong tổ, qua câu hỏi sau: Giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên, ông/bà có thường xuyên hướng dẫn cách học tập cho sinh viên hay không ?
Qua bảng 20, cho thấy không có ý kiến nào ở mức độ rất thương xuyên hướng dẫn học tập cho sinh viên,có 33.33% ý kiến thường xuyên, có đến 44.45% ý kiến rất ít, và còn 22.22% ý kiến hoàn toàn không hướng dẫn cho sinh viên. Với M= 2.1 cho thấy, vẫn còn một số giáo viên còn xem nhẹ, rất ít việc tổ chức, hướng dẫn học tập cho sinh viên. Theo ý kiến chủ quan của họ, việc học tin học gồm lý thuyết và thực hành, giờ giấc có qui định trong khung chương trình, có hướng dẫn thì sinh viên cũng khó thực hiện được ngay vì lệ thuộc vào phòng thực hành máy tính. Chính nhận thức chủ quan của giáo viên như trên, làm cho sinh viên ít quan tâm đến môn học và thiếu tích cực trong việc tự học bộ môn.
- Nguyên nhân từ việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập tin học của sinh viên là khâu quan trọng không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động của sinh viên, mà còn đồng thời tạo điều kiện định hướng và điều chỉnh hoạt động của giáo viên. Trong các năm học qua, giáo viên trong tổ bộ môn đã thực hiện tốt qui chê kiêm tra, đánh giá chất lượng học tập sinh viên, tiên hành điều đặn theo định kỳ và kiểm tra hết học phần cho sinh viên. Tuy nhiên, giáo viên chỉ kiểm tra lý thuyết và kiểm tra làm bài thực hành trên máy, giáo viên chưa kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, chưa quan tâm đến kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo máy tính của sinh viên. Việc kiểm tra như thế sẽ không đánh giá hết được thực lực và tiềm năng của sinh viên. Một số giáo viên còn quan niệm mục đích kiểm tra để có đủ cơ số điểm ghi vào sổ theo qui định, mà chưa quan tâm đến hiệu quả phản hồi mà chúng mang lại. Điều đó, lý giải tại sao vẫn có một số đề kiểm tra còn mang tính hình thức, một biểu hiện khác là giáo viên ít chú trọng đến các kỹ năng và năng lực nhận thức của sinh viên. Để đánh giá đúng chất lượng học tập của sinh viên, đòi hỏi phải có một tiêu chí đánh giá toàn diện và cụ thể, phải xây dựng một hệ thống thi cử nghiêm túc, và tăng cường việc giám sát hoạt động kiểm tra, thi, tránh trường hợp cán bộ coi thi dễ dãi, thiên vị đối với sinh viên vi phạm nội quy thi, kiểm tra.
Nhìn chung, đa số sinh viên ở các khoa không chuyên đều xác định được sự cần thiết và những lợi ích của môn học. Tuy nhiên, hiệu quả giảng dạy và học tập bộ môn này vẫn chưa cao, ngoài những nguyên nhân chủ quan do việc tổ chức giảng dạy của giáo viên, nguyên nhân do nội dung học tập chưa đáp ứng nhu cầu người học, cách dạy "chay" không thu hút và không gây được hứng thú cho người học, thì phải nói đến nguyên nhân do ý thức học tập của các em. Các em ham thích học tin học nhưng thiếu sự tích cực tìm tòi, tự học cho bản thân mà còn ỷ lại hoàn toàn vào người dạy. Các em chưa nhận thức hết ý nghĩa và khả năng rộng lớn của tin học mà chỉ thấy những lợi ích đơn giản trước mắt. Chính những nguyên nhân khách quan và nhận thức chủ quan, chưa đúng đắn của sinh viên về môn học, đã làm cho thái độ và động cơ học tập bộ môn chưa tốt và kết quả học tập chưa cao