1. Khổng tử đã là người đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới "Chuyển nền văn hóa từ trên xuống dưới và nâng trình độ dân trí từ dưới lên". Nói cách khác, Khổng tử đã Bình dân hóa giáo dục.
Là người đầu tiên mở trường tư và mở với quy mô lớn, có chỗ nội trú và phòng đọc sách cho học trò, Khổng tử luôn mở rộng cửa trường đón nhận mọi người với quan điểm cực kỳ tiến bộ :
"Hữu giáo vô loại" - quyền được giáo dục là quyền của mọi người, không phân biệt đẳng cấp, thành phần xã hội (LN . XV. 38).
Với chúng ta hiện nay, điều này quá bình thường, nhưng thời Khổng tử thì đó quả là một quan điểm cách mạng tận nền móng. Ngay ở Âu Mỹ mà mãi đến 1850 mới mở cửa giáo dục cho toàn dân [8, 30]. Ngay trong thời đại của mình, nghĩa là cách chúng ta 2500 năm
"Khổng tử đã sớm nhìn thấy mối quan hệ giữa ba hiện tượng xã hội phức tạp : dân số (thứ), kinh tế (phú), giáo dục (giáo). Trong khi chăm lo cho dân đông, dân giàu thì đồng thời phải lo giáo dục dân. Nói cách khác, Khổng tử đã chủ trương Bình dân hóa giáo dục, tức là biến giáo dục từ chỗ là đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trỊ thành quyền lợi của mọi người.
Cái mà hàng nghìn năm sau ông, J. A.Komenski còn mơ ƣớc "dạy mọi điều cho mọi người".
Nhƣ vậy, theo quan điểm của Khổng tử, văn hóa vốn nằm "trên chóp cao" của xã hội mà chỉ tầng lớp quý tộc thời bấy giờ mới được hưởng, đã chuyển xuống cho mọi tầng lớp xã hội, bằng con đường giáo dục.
Và bằng con đường giáo dục theo quan điểm bình dân hóa ấy, trình độ dân trí được nâng lên.
Trên thực tế đã có những học trò nghèo khó đến xin học, Khổng tử đều nhận dạy. Ông không phân biệt người giàu kẻ nghèo, ai xin học, muốn dâng vật gì làm lễ nhập môn, dù chỉ là một chục chiếc nem, ông cũng vui nhận. (LN VII. 7)
Khổng tử cũng không để ý đến quá khứ của người học. Một thanh niên ở làng Hồ hương đến xin học, ông nhận; các môn sinh cũ có vẻ ái ngại, vì làng ấy nổi tiếng là "khó dạy". Khổng tử bảo với môn sinh: "Người ta lấy lòng trong sạch mà đến với mình thì mình vì tấm lòng đó mà thu nhận người ta. Còn việc cũ của người ta ra sao, đừng nghĩ tới". (LN VII.
27)
Trước Khổng tử, trong mỗi xóm hai mươi lăm nhà có một trường học, gọi là "thục" ; mỗi thị trấn gồm 500 nhà có một trường học cao hơn gọi là "tường"; trong mỗi châu gồm 2500 nhà có một trường cao hơn nữa gọi là "tự"; tại kinh đô mỗi nước có một trường cao hơn cả gọi là "học". Đó là những trường công lập; thầy giáo cũng do triều đình bổ nhiệm, học sinh đa số là con em tầng lớp quý tộc. Trong lịch sử, trước thế kỷ VI TCN không thấy có một trường học nào thu nhận học sinh từ mọi tầng lớp xã hội khác. Khổng tử là người đầu tiên làm việc đó. Và ông đã thành công trong quan điểm bình dân hóa giáo dục ấy: lập trường tư để dạy học, Khổng tử chủ trương bất kể là quý tộc hay bình dân, bất kể là tộc Hoa hay Di Địch, đều có thể nhập học để được giáo dục. Đề xuất tư tưởng Hữu giáo vô loại (được giáo dục không kể hạng người gì) là một cống hiến vĩ đại của Khổng Tử đối với nền giáo dục cổ đại.
Rất tiếc sang đêm trường Trung đại, và cả Cận đại, tư tưởng cực kỳ tiến bộ này đã không được thực hiện. Giáo dục dần dần trở thành đặc quyền, đặc lợi của một số người.
Cần nhắc lại: trước Khổng tử, thời Chiếm hữu nô lệ, người nô lệ không có quyền đi học. Người ta cho rằng nô lệ chỉ là công cụ, dùng là
công cụ biết nói. Hoặc quan niệm khác, cũng không kém phần tệ hại, cho rằng nô lệ là con vật, có điều là con vật biết đứng trên hai chân. Mà đã là đồ vật hay con vật thì không đƣợc quyền đi học.
Sau Khổng tử, ngay tại Trung Hoa "trong nhiều triều đại, giai cấp thống trị còn ra lệnh cấm các trường tư nhận con em tầng lớp lao động vào học; làm trái lệnh sẽ bị xử tử" [24, 18].
Trường tư - tương đối mở rộng cửa mà còn như vậy huống hồ là trường công do chính giai cấp thống trị mở ra!
Thế mới biết tư tưởng "Hữu giáo vô loại" của Khổng tử là tiến bộ đến ngần nào!
Ngày nay, ta chủ trương "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường" để mọi người "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" theo lời Bác, là tiếp nối tư tưởng tiến bộ của Khổng tử vậy.
2. Chính trị hóa giáo dục : làm cho giáo dục mang lý tưởng chính tri; và mục tiêu chính trị được thực hiện bằng con đường giáo dục.
Về chính trị, Khổng tử chủ trương "Lễ trị" , nghĩa là dùng lễ để trị dân, mà thực chất là dùng đạo đức để cảm hóa con người, nên còn gọi là "Đức trị". Mà muốn có lễ trị, đức trị thì phải học, phải được giáo dục, trước hết là phải tu thân để chính danh: vua ra vua, quan ra quan, cha ra cha, con ra con.
"Nói cho cùng, một người dốc sức vì sự nghiệp giáo dục, sớm muộn người đó phải quan tâm đến chính trị. Khổng tử, Chu Văn An, Pythagore, Lomonosov tất cả đều nhƣ vậy.
Việc khai sáng trí tuệ thường đồng hành với sự cải cách xã hội" [41, 15]. Giáo dục không thể tách rời chính trị.
Về giáo dục, Khổng tử chủ trương học để nên người có văn, có chất, để làm quan, để mang tài ra giúp nước, xây dựng một xã hội có tôn ty trật tự. Nghĩa là mục đích cuối cùng của sự học là để tham gia chính trị. Do vậy mà Khổng tử luôn chú trọng đến sự học để cứu đời, cốt đào tạo những con người có đức hạnh, có đầu óc sáng suốt, có liêm sỉ để làm chính trị, cải tạo xã hội. Đồng thời, Khổng tử phê phán lối học thoát ly cuộc sống, học không vì đời là cái học vô ích "Học hết ba trăm bài Kinh Thi, được vua giao cho việc trị dân mà không được việc, sai sứ đi bốn phương mà không biết ứng đối, thì tuy học nhiều mà có ích gì đâu?".
(LN XIU. 5). Trái lại phải biết hành đạo, giúp đời!
Khổng tử chú trọng đến sự học để cứu đời, cốt đào tạo những con người có đức hạnh, có đầu óc sáng suốt, có liêm sỉ để làm chính trị, cải tạo xã hội.
3. Đạo đức hóa giáo dục: làm cho giáo dục thống nhất với đạo đức.
Khổng tử muốn xây dựng một xã hội có tôn ty và cái tôn ty đó dựng trên một nền tảng đạo đức, trước hết là người trên phải làm gương cho kẻ dưới: "quân quân, thần thần ; phụ phụ, tử tử; phu phu, thê thê"
Ngay chữ "quân tử" trong quan niệm của Khổng tử cũng đã mang một nội dung mới, khác hẳn nghĩa thông dụng thời bấy giờ. Quân tử, theo Khổng tử, là người có tài, có đức, chứ không phải chỉ là người có địa vị cao như người ta thường nghĩ.
Ở một góc độ nào đó, có thể nói Khổng tử muốn thực hiện một thứ bình đẳng dựa trên chân - giá - trị - của - con - người. Cái quyết định địa vị mỗi người chính là giá - trị - thực - có của người đó.
Khổng tử tin rằng người dân một nước mà biết hiếu đễ - quan hệ xã hội đầu đời giữa người với người - thì nước đó sẽ có trật tự. trị an. Cho nên ông rất chú trọng đến chữ hiếu.
Khổng tử quan niệm chữ hiếu có nhiều nội dung mà tùy theo trình độ của mỗi người, ông giảng giải một cách khác nhau.
Hình 2. Khổng Tử và các môn sinh
"Nhà sư phạm chân chính, không chấp nhận một xã hội không có kỷ cương" [41,15].
Giáo dục trước hết là đức dục.
... Ngoài xã hội, Khổng tử dạy phải lấy lòng nhân ái mà đối đãi với mọi người; phải cẩn thận và thành thực, thương yêu mọi người và gần gũi người nhân đức! (LN. I. 6)
Khổng tử chủ trương trước hết phải tu thân rồi mới tề gia, trị quốc... Nghĩa là phải có đạo đức đã rồi mới làm chính trị. Ông nói: "Để hết tâm trí vào đạo lý, cố giữ đức hạnh, theo điều nhân ái... còn việc học lục nghệ là phụ". (LN. VU .6)
Ông đòi hỏi học trò phải luôn luôn tự xét mình, làm chủ lấy mình: Người quân tử có 9 mối xét nét để tự tu sửa bản thân (LN. XVI, 10). Và tu thân là nhiệm vụ trọng yếu cơ bản của mỗi người không phân biệt đẳng cấp hay địa vị xã hội "tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản"