CHƯƠNG VI: KHỔNG TỬ VỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
A. Những tư tưởng mang tính nguyên tắc
Không phải tự nhiên con người thành NGƯỜI.
NGƯỜI là kết quả của một quá trình học tập lâu dài, gian khó. NGƯỜI là phần thưởng cho những ai biết kiên trì tự luyện. Mọi người đều cần học. Người ham nhân đức, có lòng tốt, mà không ham học thì cũng bị cái u tối che lấp, khó thấy "cái hại" đằng sau lòng tốt.
Người ham trí tuệ mà không ham học thì bị sự che lấp là phóng đãng. Người ham trung tín mà không ham học thì bị che lấp là sự tổn hại. Người ham ngay thẳng mà không ham học thì bị sự che lấp là gắt gao, mất lòng người. Người ham dũng cảm mà không ham học thì bị sự che lấp là loạn động. Người ham cương cường mà không ham học thi bị sự che lấp là cuồng bạo. (LN. XVII, 8). Rõ ràng là theo Khổng tử, muốn nên NGƯỜI, chữ người viết hoa, con người chân chính, hoàn thiện thì phải học. Không học không thành người chân chính được.
Muốn ra khỏi nhà phải đi qua cửa. Muốn thành người hiểu biết, phải học. Ngọc bất trác bất thành khí Nhân bất học bất tri lý. Con người nhờ có học mà trí óc trở nên sáng suốt, minh mẫn để biết đạo lý, quy luật của cuộc sống, phân biệt phải, trái, và hành động hợp lý, hợp tình. Người quân tử cũng phải học tập rồi mới thấy được đạo" (LN. XIX, 7)
2). Học là một quá trình
Sự học diễn ra theo trình tự và đòi hỏi thời gian. "Khổng tử cứ tuần tự khéo d ạ y dỗ người: Lấy văn học làm rộng mở kiến thức của ta, lấy lễ nghĩa mà ước thúc hành vi của ta dù ta có muốn thôi cũng không được." (LN. IX, 10)
Khổng tử nói sự học nhƣ đắp núi. Cứ kiên tâm trì chí ngày này qua ngày khác, ắt có ngày núi sẽ cao. Nếu núi đã gần đủ cao, chỉ còn thiếu một sọt đất mà không cố gắng đến, sọt cuối cùng thì chẳng khác nào nửa đường đứt gánh, sẽ không có kết quả. Lại nữa sự học giống như sự trồng trọt: bên cạnh nước, phân, cần, giống còn cần có thời gian. Không thể nóng lòng muốn sớm có cây cao mà mỗi ngày ra "nhớm gốc" cây một ít ắt có ngày cây sẽ héo. Sự học càng cần có quá trình, ở đấy quy luật "dục tốc bất đạt" (Muốn nhanh thì sẽ không thành) chi phối chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào khác. Vì quá trình học tập là lâu dài "Vì lợi ích trăm năm trồng người" mà, nhƣng cũng không vì năm dài tháng rộng mà chểnh mảng, ngƣợc lại phải gắng sức không ngừng, sợ nhƣ không kịp, học đƣợc rồi lại sợ quên mất. "Học như bất cập, do củng thất chi" (LN. VIII, 17) Người thực sự ham học sẽ không ngại đường xa. Hơn nữa
"hành động hiện tại của chúng ta quyết định tương lai của chúng ta" . 3). Muốn học giỏi phải biết mở rộng thông tin (đa kiến, đa văn):
Khổng tử luôn nhắc nhở học trò phải biết nghe nhiều, nhìn rộng (Đa văn, đa kiến) (LN. II, 18) để có nhiều tri thức. Ông nói: "Có những kẻ không biết mà cứ làm càn, ta không như vậy! Nghe nhiều, chọn điều phải mà theo; thấy nhiều mà ghi nhớ, nhờ vậy mà có tri thức rộng" (LN. VII, 27). Chính Khổng tử cũng tự nhận xét mình rằng: "Ta chẳng phải trời sanh ra đã biết, ta thích văn hóa cổ mà siêng năng tìm học" (LN. VII, 19). Và chính ông đã làm gương: Đi đâu cũng xem xét và lắng nghe. Nghe chưa đủ thì hỏi, gặp gì cũng hỏi (mỗi sự vấn) (LN. III, 15).
Thái độ biết lắng nghe và mở rộng tầm mắt để nhìn xa trông rộng cầu thị là thái độ cần có của người học ở mọi thời đại. Thái độ ấy càng cần biết gấp bội lần trong thời đại bùng nổ thông tin của chúng ta ngày nay.
Người hiếu học là người: "Mỗi ngày biết thêm điều mình chưa biết; mỗi tháng không quên những điều mình đã biết". (LN. XIX, 5) Điều này càng có ý nghĩa tích cực trong xã hội
"dựa vào tri thức" mà chúng ta đang hướng tới ngày nay. Xã hội hậu công nghiệp, xã hội thông tin, đang đòi hỏi chúng ta ngày càng mở rộng tầm mắt, ngày càng lắng nghe cặn kẽ, và nghe cả những gì người khác không thể nói. Thế mới biết thái độ "đa văn, đa kiến" của Khổng tử là cần thiết đến ngần nào.
4). Muốn tiến bộ phải khiêm tốn - trung thực.
Khổng tử nhắc học trò mình: "Biết thì nói là biết, không biết thì nhận là không biết, thế mới là biết "(Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã). (LN. II, 17). Đấy là thái độ khiêm tốn của kẻ sĩ. Hơn nữa đấy còn là thái độ trung thực của người có học: Người xưa nói
"Càng học càng thấy mình dốt”. Các nhà khoa học phương Tây cũng tự nhận xét: "Những điều tôi biết chỉ là một giọt nước trong khi những điều tôi chưa biết là cả một đại dương!"
Cùng thời với Khổng tử, Socrate cũng nhận xét về mình rằng: "Điều tôi biết chắc chắn là tôi không biết gì cả !" - Vâng, chỉ có thùng rỗng mới kêu to. Người càng có nhiều tri thức càng khiêm tốn. Thái độ trung thực là thái độ cần có của người làm công tác khoa học. Ngày xưa đã vậy, ngày nay càng phải nhƣ vậy.
Khổng tử thường phê phán người không biết mà làm càn, nói càn. Ông nói: "Kẻ cuồng vọng mà không ngay thẳng; ngây thơ mà không trung hậu, bất tài mà không thủ tín, ta không biết hạng người ấy ra sao nữa!" (LN. VIII, 16). Rồi ông lại nhấn mạnh một cách cụ thể: "Không có mà bảo là có, rỗng mà bảo là đầy, thiếu mà bảo là dư, như vậy khó bảo là tiết tháo không thay đổi được!" (LN. VII, 27). Cho nên đƣợc thầy Khổng hỏi "có ghét ai không?"
- Tử Cống, học trò Khổng tử, thƣa: "Con ghét kẻ ăn cắp sáng kiến của người khác mà tự cho là của mình tìm ra... " (LN. XVII, 24).
5). Muốn thành công phải khổ công :
Luận ngữ có câu: "Mỗi ngày biết thêm được điều mình chưa biết, mỗi tháng không quên những điều mình đã biết, như vậy có thể gọi là hiếu học" (LN. XIX, 5). Kế đó lại ghi tiếp: "Người quân tử phải chuyên tâm học tập rồi mới thấy được đạo" (LN. XIX, 7)
'Tin có "thiên mệnh" nhƣng Khổng tử lại không tán thành quan điểm cho rằng con người cứ nhắm mắt đưa chân, dựa vào thiên mệnh. Ông luôn
yêu cầu con người phải chú trọng vào việc, nỗ lực học tập, làm việc tận tâm, tận lực rồi sẽ thấy "thiên mệnh" (Tận nhân lực tri thiên mệnh). Ngày nay ta cũng thường nói: Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu!
Khổng tử quan niệm không thể là người nhân mà thiếu trí. "Trí" theo ông không phải ngẫu nhiên mà có, trái lại nó chỉ được hình thành khi người ta đã trải qua quá trình học tập, tu dƣỡng lâu dài, gian khó. Trí thức là kết quả của một quá trình nỗ lực bền bỉ, lâu dài. Trí thức là phần thưởng cho những ai biết bền tâm, vượt khó, học và tập đến thuần thục. Nếu không thì dù có thiện tâm cũng bị cái ngu muội che mờ!
Hình nhƣ đã trở thành quy luật trong học tập: có khổ công mới thành công; muốn trở thành điêu luyện phải biết khổ luyện! Cho nên Khổng tử thường khuyên phải cố gắng nỗ lực - không mệt mỏi: "Kẻ nào không cố công tìm hiểu, ta chẳng dạy cho; kẻ nào không tự bộc lộ được tư tưởng của mình ta chẳng khai sáng cho" (LN. VII, 8). Thật là thái độ "như thiết như tha, như trác như ma" của Kinh Thi mà Tử cống đã có lần nhắc lại.