Giới thiệu sản phẩm WebGIS

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng WebGIS mã nguồn mở trong dạy học Địa lí 12 trung học phổ thông (Trang 92 - 97)

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBGIS MÃ NGUỒN MỞ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.5. Giới thiệu sản phẩm WebGIS

Giao diện của sản phẩm WebGIS dùng trong dạy học Địa lí 12 THPT (WGT12) bao gồm các thành phần chính sau (hình 2.11):

Khu vực hiển thị tên WebGIS, banner hoặc logo (1).

Phần quản trị các lớp bản đồ (2) bao gồm: quản trị chung, quản trị các lớp được kích hoạt (bật), quản trị các lớp được đánh dấu (bookmark). Tất cả các thao tác bật, tắt lớp nằm ở mục quản trị chung; việc sắp xếp thứ tự các lớp, bỏ kích hoạt (tắt) lớp nằm ở mục quản trị lớp được kích hoạt; truy cập các bản đồ hoặc xóa bỏ các bản đồ được đánh dấu ở mục quản trị các lớp được đánh dấu.

Phần hiển thị nội dung các bản đồ chuyên đề chiếm diện tích chủ đạo trên giao diện sản phẩm (3).

Phần chú giải cho các đối tượng trên bản đồ (4) nằm ngoài cùng bên phải sản phẩm. Hệ thống các thanh công cụ của WebGIS được bố trí tại khu vực (5). Khu vực (6) tác giả bố trí các yếu tố mở rộng gồm: hiển thị tọa độ của con trỏ chuột trên bản đồ, tỉ lệ bản đồ, đo chiều dài, đo diện tích, thông tin tham khảo, link hữu ích.

Hình 2.11. Bố cục trên giao diện của WebGIS WGT12 cung cấp cho GV và HS một số chức năng chính sau:

2.5.1. Chức năng quản trị các lớp chuyên đề

Hình 2.12. Kích hoạt các lớp bản đồ

Các lớp bản đồ biên tập trên WebGIS gồm 2 nhóm: lớp bản đồ nền và lớp bản đồ chuyên đề. Lớp nền luôn nằm ở dưới cùng của bản đồ và chỉ được lựa chọn 1 nền. Tùy theo mục đích sử dụng, chúng ta có thể tích chọn (mở) nhiều lớp chuyên đề khác nhau (hình 2.12).

Hình 2.13. Quản trị các lớp được kích hoạt

Tại khu vực quản trị, chọn phần Các lớp được kích hoạt sẽ cho chúng ta danh sách các lớp được sắp xếp theo thứ tự lựa chọn.

Muốn thay đổi thứ tự trên/dưới của các lớp, ta nhấp chuột vào các mũi tên tam giác ngoài cùng bên trái.

Muốn loại bỏ lớp, nhấp chuột bỏ dấu tích (v) của lớp đó (hình 2.13).

2.5.2. Chức năng đánh dấu bản đồ Người dùng sau khi đã sắp xếp các lớp chuyên đề tạo thành bản đồ phù hợp, muốn lưu giữ lại để tiện cho lần sử dụng sau, cần sử dụng chức năng đánh dấu (bookmark) của sản phẩm. Tại khu vực thanh công cụ, chọn biểu tượng ngôi sao vàng (hình 2.14, mũi tên đỏ), xuất hiện cửa sổ Đánh dấu bản đồ, đặt tên cho bản đồ và chọn Thêm.

Hình 2.14. Thao tác đánh dấu bản đồ

Bản đồ được đánh dấu được lưu trữ tại phần đánh dấu cá nhân ở khu vực quản trị bản đồ (hình 2.15). Sử dụng bản đồ nào, người dùng nhấp chọn tên bản đồ đó. Muốn loại bỏ, nhấp chọn ký hiệu màu đỏ bên phải tên bản đồ được đánh dấu. Lưu ý, đánh dấu chỉ tồn tại trên máy cá nhân của người dùng, nếu dùng máy tính

khác, cần lặp lại thao tác đánh dấu. Hình 2.15. Quản lý các bản đồ được đánh dấu

2.5.3. Chức năng chỉnh sửa (Edit)

Hình 2.16. Bộ công cụ chỉnh sửa

Sử dụng biểu tượng Edit trên thanh công cụ, xuất hiện bộ công cụ chỉnh sửa gồm 16 chức năng (hình 2.16), cụ thể là: vẽ điểm (1), vẽ đường (2), vẽ vùng (3), đánh ký tự (4), chỉnh sửa đối tượng không gian (5), tạo lỗ trong vùng (6), chọn đối tượng (7), di chuyển đối tượng (8), xóa đối tượng được chọn (9), xóa tất cả các đối tượng đã vẽ (10), thước ngắm thẳng khi vẽ các đối tượng (11), chế độ bắt điểm khi vẽ (12), điều hướng bản đồ (13), tải xuống máy tính cá nhân lớp đối tượng không gian được vẽ (14), tải lên lớp không gian từ máy tính cá nhân (15), tùy chỉnh về ký hiệu, màu sắc, kích cỡ của các đối tượng không gian (16). Đây là bộ công cụ tương đối mạnh, giúp cho WebGIS có thêm chức năng của một ứng dụng GIS, có thể khai thác để tạo nhiều tình huống học tập, phát triển tư duy không gian cho HS.

2.5.4. Chức năng tạo ảnh bản đồ (Print)

Trong quá trình dạy học, GV cần tạo các tình huống học tập bằng bản đồ trống, bằng phiếu học tập có hình ảnh bản đồ chuyên đề. Chức năng tạo ảnh bản đồ trên WebGIS giúp GV chuẩn bị được nguồn tư liệu đó.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Hình 2.17. Tạo ảnh bản đồ bằng Print

Sử dụng nút Print trên khu vực thanh công cụ của sản phẩm, người dùng kích hoạt chế độ xem trước bản in (hình 2.17). Tại đây GV xác lập độ phân giải của ảnh, tiêu đề bản đồ, định dạng của ảnh, góc xoay của ảnh, bố cục và tỉ lệ của ảnh, cuối cùng nhấp vào biểu tượng máy in thì hình ảnh sẽ được tạo và tải xuống máy cá nhân.

Hình 2.18. Tạo ảnh bản đồ bằng chụp màn hình

Một cách khác đơn giản hơn để tạo ra ảnh bản đồ là sử dụng chức năng chụp màn hình của sản phẩm. Người dùng sau khi đã sắp xếp các lớp chuyên đề trên WebGIS tạo bản đồ cần thiết, muốn lưu lại ảnh của nó, sử dụng nút Screen trên khu vực thanh công cụ (hình 2.18). Toàn bộ các đối tượng trên giao diện của WebGIS được chụp lại, chỉ cần thực hiện thêm thao tác lưu lại ảnh xuống máy cá nhân. Đây là cách tạo ảnh đơn giản, tuy nhiên cũng có hạn chế là hình ảnh chứa nhiều thành phần khác của WebGIS, người dùng cần gia công thêm cho ảnh như cắt (crop), thay đổi kích thước, … Cũng có thể dùng một

phần mềm tiện ích tương tự như SnagIT của TechSmith để cắt tùy ý một phần ảnh màn hình.

2.5.5. Chức năng tải dữ liệu (Upload) Trên khu vực thanh công

cụ nhấp chọn biểu tượng mũi tên (hình 2.19), xuất hiện cửa sổ Upload dữ liệu, chọn tệp dữ liệu từ đường dẫn của máy tính cá nhân (Choose File), chọn định dạng của dữ liệu, ví dụ shapefile, Json, csv, …

Hình 2.19. Tải dữ liệu lên WebGIS

Sau đó nhấp chọn Okay, dữ liệu sẽ được tải lên trên giao diện WebGIS. Hình 2.20 thể hiện lớp dữ liệu dạng điểm được tải lên thành công.

Chức năng này có ý nghĩa quan trọng, giúp người dùng

tự tạo được các lớp chuyên đề Hình 2.20. Kiểm tra chức năng Upload dữ liệu

mới, tạo các tình huống học tập cho HS. Tuy nhiên cũng đòi hỏi GV phải có kiến thức cơ bản về GIS.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng WebGIS mã nguồn mở trong dạy học Địa lí 12 trung học phổ thông (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)