Một số giáo án minh họa

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng WebGIS mã nguồn mở trong dạy học Địa lí 12 trung học phổ thông (Trang 110 - 139)

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBGIS MÃ NGUỒN MỞ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.7. Một số giáo án minh họa

Bài 13. THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI

I.Mục tiêu học tập

Sau bài học này, HS cần đạt được:

- Về kiến thức:

+ Xác định được vị trí của các dãy núi, cao nguyên, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ.

+ Điền và ghi lại chính xác tên các dãy núi, đỉnh núi vào lược đồ trống - Về kỹ năng:

+ Đọc và sử dụng bản đồ + Vẽ lược đồ Việt Nam

+ Trình bày đối tượng địa lí lên lược đồ - Về thái độ, hành vi:

+ Yêu quê hương, đất nước thông qua tìm hiểu các địa danh

- Bài học này cần góp phần hình thành và phát triển cho HS các năng lực đặc thù địa lí như: NL nhận thức khoa học địa lí và NL tìm hiểu địa lí, cụ thể như sau:

+ Nhận thức được thế giới theo quan điểm không gian thông qua việc xác định được vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ, trình bày các đối tượng đó lên trên lược đồ trống.

+ Sử dụng được các công cụ của địa lí học thông qua việc đọc và sử dụng các bản đồ, lược đồ.

Ngoài ra, thông qua bài học, GV cần chú trọng hình thành và phát triển cho HS các NL chung như NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác.

II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học

Vấn đáp; Thảo luận; Sử dụng phương tiện trực quan (PTTQ) III.Chuẩn bị của GV và HS

1.Đối với GV

- Chuẩn bị máy tính, máy chiếu

- Chuẩn bị kịch bản sử dụng WebGIS bài 13 (bảng 2.3):

Bảng 2.3. Kịch bản sử dụng WGT12 đối với bài 13

TT Địa chỉ

áp dụng Thao tác/Dữ liệu Hoạt động học tập Bài 13,

bài tập 1, mục a

- bản đồ nền: Nền trắng

- lớp chuyên đề: Hành chính (nền hành chính, ranh giới tỉnh, đường bờ biển, biên giới tiếp giáp, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tên quốc gia và vùng tiếp giáp), Địa hình (một số dãy núi, tên dãy núi, một số cao nguyên đá vôi, tên cao nguyên đá vôi, một số cao nguyên ba dan, tên cao nguyên ba dan)

- Tỷ lệ: 1 : 12.000.000

- Lưu bookmark đặt tên: bản đồ 1

- Hoạt động 1

Bài 13, bài tập 1, mục b

- bản đồ nền: Nền trắng

- lớp chuyên đề: Hành chính (nền hành chính, ranh giới tỉnh, đường bờ biển, biên giới tiếp giáp, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tên quốc gia và vùng tiếp giáp), Địa hình (một số đỉnh núi, tên đỉnh núi, độ cao đỉnh núi)

- Tỷ lệ: 1 : 12.000.000

- Lưu bookmark đặt tên: bản đồ 2

Hoạt động 1

Bài 13, bài tập 1, mục c

- bản đồ nền: Nền trắng

- lớp chuyên đề: Hành chính (nền hành chính, ranh giới tỉnh, đường bờ biển, biên giới tiếp giáp, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tên quốc gia và vùng tiếp giáp), Thủy văn (sông, hồ)

- Tỷ lệ: 1 : 12.000.000

- Lưu bookmark đặt tên: bản đồ 3

Hoạt động 1

Bài 13, bài tập 2

- bản đồ nền: Mundialis Topo

- lớp chuyên đề: Hành chính (ranh giới tỉnh, đường bờ biển, biên giới tiếp giáp, quần đảo

Hoạt động 2

Hoàng Sa, Trường Sa, tên quốc gia và vùng tiếp giáp), Địa hình (một số đỉnh núi, tên đỉnh núi, một số dãy núi, tên dãy núi )

- Mức phóng đại: 5

- Lưu bookmark đặt tên: bản đồ 4 2.Đối với HS

Tự vẽ lược đồ trống Việt Nam ở nhà Chuẩn bị Atlat Địa lí Việt Nam

Thực hành sử dụng công cụ Edit trên WebGIS theo hướng dẫn từ buổi học trước

IV.Tiến trình

1.Hoạt động khởi động - Hình thức tổ chức: cả lớp

- GV tổ chức cho HS quan sát vài hình ảnh về các địa điểm như đỉnh núi Phanxipăng, sông Hồng, sông Tiền, … và đặt câu hỏi:

Em hãy cho biết, các hình ảnh trên thể hiện các địa danh nào ở nước ta?

- GV mời HS phát biểu

- GV dẫn dắt vào bài thực hành.

2. Hoạt động nhận thức

2.1. Hoạt động 1: Xác định vị trí các dãy núi, cao nguyên, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ

- Mục tiêu:

+ HS xác định được vị trí các đối tượng địa lí trên Atlat Địa lí Việt Nam + HS định vị được vị trí của các đối tượng đó tương ứng trên WebGIS thông qua sử dụng công cụ Edit

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Vấn đáp, thảo luận, sử dụng PTTQ - Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp/Cặp đôi

- Các bước tiến hành:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS

+ HS sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và thảo luận với bạn cùng bàn, xác định vị trí của các dãy núi, cao nguyên; các đỉnh núi; các dòng sông (bài tập 1, trang 56 SGK Địa lí 12)

+ Sau đó HS lên bảng, sử dụng công cụ Edit (thêm điểm, thêm đường, thêm vùng) để thể hiện vị trí của các đối tượng đó trên WebGIS

Bước 2: HS thảo luận với bạn cùng bàn thực hiện nhiệm vụ (thời gian: 7-10 phút)

Bước 3: GV mời đại diện HS lên bảng sử dụng công cụ Edit trên WebGIS

+ Dùng công cụ thêm đường để xác định vị trí của các dãy núi + Dùng công cụ thêm điểm để định vị các đỉnh núi

+ Dùng công cụ thêm vùng để khoanh vùng các cao nguyên đá vôi và cao nguyên đá badan

+ Dùng công cụ thêm vùng để khoanh vị trí các dòng sông trên WebGIS Bước 4: GV nhận xét và bật các bản đồ 1, bản đồ 2, bản đồ 3 trong phần đánh dấu bản đồ trên WebGIS để chính xác hóa nội dung học tập

Ví dụ: hình 2.33 là ảnh bản đồ thể hiện vị trí một số đỉnh núi, dãy núi của Việt Nam được chụp từ WebGIS.

Hình 2.33. Vị trí một số đỉnh núi, dãy núi của Việt Nam

2.2.Hoạt động 2: Điền vào lược đồ Việt Nam trống vị trí, tên của các cánh cung, các dãy núi và các đỉnh núi

- Mục tiêu:

+ HS rèn luyện khả năng vẽ lược đồ Việt Nam

+ HS biết định vị và trình bày các dãy núi, cánh cung và đỉnh núi trên lược đồ

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: thảo luận, sử dụng PTTQ - Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp/cá nhân

- Các bước tiến hành:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS

+ HS sử dụng lược đồ Việt Nam trống đã chuẩn bị trước

+ Điền ký hiệu tam giác thể hiện các đỉnh núi, các nét liền thể hiện dãy núi và cánh cung trên lược đồ. Điền tên đối tượng tương ứng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ (thời gian: 10 – 15 phút)

Bước 3: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập

GV sử dụng ngẫu nhiên một số sản phẩm của HS, nhận xét, bật các lớp bản đồ trên WebGIS để HS được quan sát, so sánh kết quả.

Hình 2.34. Các dãy núi cánh cung của Việt Nam được phóng đại từ bản đồ 4

3. Hoạt động củng cố và đánh giá

GV sử dụng lớp thông tin tham khảo của bài 13 trên WebGIS để cung cấp thêm cho HS kiến thức về vị trí, giới hạn, đặc điểm của một số cánh cung, dãy núi, đỉnh núi.

4. Hoạt động vận dụng/bài tập về nhà

GV giao bài tập vận dụng về nhà cho HS: sử dụng công cụ Edit thêm điểm để xác định vị trí các đỉnh núi, sau đó tải xuống dữ liệu vừa tạo thành để lưu vào máy tính cá nhân.

2.7.2. Giáo án số 2

Bài 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP I.Mục tiêu học tập

Sau bài học này, HS cần đạt được:

- Về kiến thức:

+ Phân tích được điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ngành thủy sản

+ Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thủy sản + Trình bày được vai trò, sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp - Về kỹ năng:

+ Phân tích các bảng số liệu trong bài học + Phân tích các bản đồ, biểu đồ trên WebGIS - Về thái độ, hành vi:

+ Có ý thức bảo vệ môi trường

+ Lên án hành vi gây ô nhiễm môi trường biển, tàn phá rừng

- Bài học này cần góp phần hình thành và phát triển cho HS các năng lực đặc thù địa lí: NL nhận thức khoa học địa lí, NL tìm hiểu địa lí, cụ thể là:

+ Nhận thức được thế giới theo quan điểm không gian thông qua việc sử dụng WebGIS phân tích được những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ngành thủy sản; sự phân bố của ngành thủy sản; sự thay đổi về tỷ lệ che phủ rừng giữa các địa phương, …

+ Sử dụng được các công cụ của Địa lí học thông qua việc quan sát và sử dụng các bản đồ, phân tích các biểu đồ trên WebGIS.

Ngoài ra, thông qua bài học, GV cần chú trọng hình thành và phát triển cho HS các NL chung như NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học

Vấn đáp; Thảo luận; Sử dụng phương tiện trực quan (PTTQ); Động não III.Chuẩn bị của GV và HS

1.Đối với GV

- Chuẩn bị máy tính, máy chiếu

- Chuẩn bị kịch bản sử dụng WebGIS (bảng 2.4)

Bảng 2.4. Kịch bản sử dụng WGT12 đối với bài 24

TT Địa chỉ

áp dụng Thao tác/Dữ liệu Hoạt động học tập Bài 24,

1.a: Điều kiện phát triển ngành thủy sản

- bản đồ nền: Nền trắng

- lớp chuyên đề: nền hành chính, ranh giới tỉnh, đường bờ biển, biên giới tiếp giáp, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, sông hồ, bãi tôm, cá

- Tỷ lệ: 1 : 12.000.000

- Lưu bookmark đặt tên: bản đồ 1

- Hoạt động 1

Xác định phạm vi vùng biển, đường bờ biển

Khoanh vùng các ngư trường trọng điểm

Bài 24, 1.b:

Khai thác thủy sản

- bản đồ nền: Nền trắng

- lớp chuyên đề: SL khai thác theo vùng năm 2005 và 2016

- Tỷ lệ: 1 : 10.000.000

- Lưu bookmark, đặt tên: bản đồ 2

- Hoạt động 2, nhiệm vụ 1 Hoạt động khai thác thủy sản của nước ta phát triển như thế nào?

Những vùng nào có ngành khai thác thủy sản phát triển mạnh?

- bản đồ nền: Nền trắng

- lớp chuyên đề: SL khai thác theo tỉnh năm 2005

- Tỷ lệ: 1 : 4.000.000

Lưu bookmark, đặt tên: bản đồ 3 (khi GV đặt câu hỏi thì dùng bàn

- Hoạt động 2, nhiệm vụ 1 (tiếp)

Hoạt động khai thác thủy sản tại các địa phương diễn ra như thế nào?

Những địa phương nào dẫn đầu cả nước về khai thác thủy sản?

tay di chuyển bản đồ chậm từ Bắc xuống Nam để HS quan sát một lượt, sau đó thu nhỏ về tỷ lệ 1 : 10.000.000)

GV nhắc HS chú ý tới độ cao của cột thể hiện tương quan sản lượng giữa các địa phương, số liệu ghi trên trục Y bên trái là số liệu tuyệt đối về sản lượng

Sau đó, GV tiếp tục mở thêm lớp SL năm 2016 (xếp chồng 2 lớp), cho HS quan sát để trả lời câu hỏi:

Tới năm 2016, hoạt động khai thác thủy sản tại các địa phương diễn ra như thế nào?

Có biến chuyển gì trong nhóm các tỉnh dẫn dầu về sản lượng khai thác?

Bài 24, 2.c: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp

- bản đồ nền: Nền trắng

- lớp chuyên đề: Tỷ lệ che phủ rừng năm 2008; năm 2015 (xếp chồng 2 lớp theo thứ tự)

- Tỷ lệ: 1 : 10.000.000

Lưu bookmark, đặt tên: bản đồ 4 (GV trước khi đặt câu hỏi cần giải thích cho HS về các ký hiệu tỷ lệ của 2 năm)

GV có thể làm mẫu phân tích sự thay đổi về tỷ lệ ở tỉnh Yên Bái

Hoạt động 3, nhiệm vụ 2:

Tỷ lệ che phủ rừng ở nước ta có xu hướng gì? Lý do chính dẫn đến xu hướng đó?

- bản đồ nền: Nền trắng

- lớp chuyên đề: Cơ cấu loại rừng năm 2015 theo vùng

- Tỷ lệ: 1 : 12.000.000

Lưu bookmark, đặt tên: bản đồ 5 (GV giải thích màu sắc của 2 loại rừng: rừng tự nhiên màu tím, rừng trồng màu xanh; độ lớn của hình tròn thể hiện Tổng diện tích rừng của vùng)

Hoạt động củng cố:

Quy mô rừng khác nhau giữa các vùng như thế nào?

Cơ cấu loại rừng có gì khác biệt giữa các vùng?

2.Đối với HS

Dụng cụ học tập, giấy A0 hoặc bảng phụ

IV.Tiến trình

1.Hoạt động khởi động - Hình thức tổ chức: cả lớp

- GV tổ chức cho HS đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề:

Có ý kiến cho rằng: nước ta rừng vàng, biển bạc. Theo em, những ngành kinh tế nào sẽ khai thác những thế mạnh về tài nguyên biển và tài nguyên rừng ở nước ta?

- GV mời HS phát biểu

- GV dẫn dắt vào bài: Tài nguyên biển và tài nguyên rừng có vai trò quan trọng và là tiền đề cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề phát triển của 2 ngành liên quan trực tiếp là thủy sản và lâm nghiệp.

2. Hoạt động nhận thức

2.1. Hoạt động 1: Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản

- Mục tiêu:

+ HS xác định được vị trí vùng biển nước ta, xác định được các ngư trường trọng điểm

+ Phân tích được một số đặc điểm nổi bật về thuận lợi và khó khăn đối với ngành thủy sản

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Vấn đáp, thảo luận, sử dụng PTTQ - Hình thức tổ chức dạy học: Nhóm nhỏ

- Các bước tiến hành:

Bước 1: GV sử dụng WGT12, bật bản đồ 1, chia lớp làm 4 nhóm nhỏ, yêu cầu HS quan sát bản đồ 1, kết hợp nội dung trong SGK hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn

a.Điều kiện tự nhiên

b.Dân cư và nguồn lao động c.Cơ sở vật chất kỹ thuật d.Đường lối chính sách e.Thị trường

Bước 2: GV phát phiếu học tập cho các nhóm, các nhóm thực hiện nhiệm vụ, thời gian khoảng 5 phút

Bước 3: GV mời đại diện nhóm HS trình bày, nhóm khác bổ sung.

Trong quá trình này GV gợi ý HS xác định vị trí vùng biển nước ta, khoanh vùng các ngư trường trọng điểm, xác định các tỉnh ven biển.

Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập NỘI DUNG HỌC TẬP

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn

a.Điều kiện tự nhiên

- Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn lợi hải sản khá phong phú

- Có nhiều ngư trường là nơi hải sản tập trung với trữ lượng lớn, có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa – quần đảo Trường Sa.

- Diện tích ngập nước ven biển thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, ao hồ ở vùng đồng bằng là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt

- Bão ở Biển Đông và gió mùa Đông Bắc cường độ mạnh - Một số vùng ven biển bị suy thoái và ô nhiễm

b.Dân cư và nguồn lao động

- Người dân có kinh nghiệm và truyền thống trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

- Ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản chưa cao, đánh bắt thủ công

c.Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Trang thiết bị đánh bắt và các dịch vụ, công nghiệp phụ trợ được đầu tư, nâng cấp

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng cho ngành còn hạn chế d.Đường lối

chính sách

- Tác động tích cực của các chính sách và sự quan tâm của Nhà nước

- Chính sách đôi khi còn chưa đồng bộ e.Thị trường - Nhu cầu trong nước và thế giới tăng

cao

- Các hàng rào thuế quan và kiểm định chất lượng thủy sản xuất khẩu

2.2. Hoạt động 2: Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản - Mục tiêu:

+ Trình bày được các đặc điểm nổi bật về sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản

+ Phân tích biểu đồ và xác định vị trí các đối tượng địa lí trên WGT12 - Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Vấn đáp, thảo luận, sử dụng PTTQ - Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân/Lớp

- Các bước tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Trình bày sự phát triển và phân bố của hoạt động khai thác thủy sản

Bước 1.a: GV bật bản đồ 2 trên WebGIS, sử dụng các câu hỏi gợi mở để HS phát biểu ý kiến.

Quan sát các biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản khai thác theo các vùng ở nước ta năm 2005 và 2016, kết hợp với kiến thức trong SGK, em hãy trả lời một số câu hỏi sau:

+ Hoạt động khai thác thủy sản của nước ta phát triển như thế nào?

+ Những vùng nào có ngành khai thác thủy sản phát triển mạnh?

Bước 2.a: GV mời HS trả lời

Bước 1.b: GV bật bản đồ 3 trên WebGIS

Em hãy quan sát các biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản khai thác phân theo các tỉnh năm 2005 để trả lời câu hỏi:

+ Hoạt động khai thác thủy sản tại các địa phương diễn ra như thế nào?

+ Những địa phương nào dẫn đầu cả nước về khai thác thủy sản?

Bước 2.b: GV mời HS trả lời

Bước 1.c: GV tiếp tục mở thêm lớp sản lượng khai thác thủy sản phân theo các tỉnh năm 2016 cho HS quan sát để trả lời các câu hỏi:

+ Tới năm 2016, hoạt động khai thác thủy sản tại các địa phương diễn ra như thế nào?

+ Có biến chuyển gì trong nhóm các tỉnh dẫn dầu về sản lượng khai thác?

Bước 2.c: GV mời HS trả lời

Bước 3: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng WebGIS mã nguồn mở trong dạy học Địa lí 12 trung học phổ thông (Trang 110 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)