Đánh giá về ứng dụng WebGIS

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng WebGIS mã nguồn mở trong dạy học Địa lí 12 trung học phổ thông (Trang 156 - 164)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Đánh giá về ứng dụng WebGIS

Cuối đợt TN tại các trường THPT, tác giả đã xin ý kiến đánh giá của các GV giảng dạy môn Địa lí về ứng dụng WGT12 để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm. Đối tượng khảo sát bao gồm các GV tại các trường TN theo phương thức trực tiếp bằng phiếu xin ý kiến và các GV dạy môn Địa lí tại các trường THPT trên cả nước thông qua biểu mẫu online (mẫu phiếu theo phụ lục 5).

Tác giả nhận được phản hồi của 51 GV, chi tiết như sau:

Bảng 3.17. Thông tin về mẫu khảo sát đánh giá WGT12 Thông tin về mẫu khảo sát Số lượng

Số giáo viên Nam 5

Nữ 46

Trình độ Đại học 31

Sau đại học 20

Số trường THPT 38

Số tỉnh, thành 16

Thâm niên

Dưới 5 năm 11

Từ 5 - 10 năm 15

Trên 10 năm 25

Phụ trách dạy

Khối 12 5

Khối 10 và khối 12 8 Khối 11 và khối 12 5 Cả ba khối 10,11,12 25 Không dạy khối 12 8

Tác giả khảo sát ý kiến đánh giá về 6 tiêu chí chính của sản phẩm nhằm đáp ứng nguyên tắc và yêu cầu ban đầu đề ra, bao gồm: tính khoa học; tính sư phạm; tính trực quan, tính hiện đại và cập nhật; tính thẩm mĩ; tính tương tác.

Trong mỗi tiêu chí này lại chia ra nhiều thành phần phụ khác nhau để GV dễ dàng nhận biết, kết quả cụ thể được tổng hợp ở bảng 3.18.

Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả đánh giá WGT12 của GV

Tiêu chí đánh giá

Tỉ lệ đánh giá (%) Tốt Khá Trung

bình

Chưa đạt 1.Tính

khoa học

1.1. Nội dung chính xác 96 4

1.2. Nội dung cụ thể 92 6 2

1.3. Bố trí các thành phần, thanh công cụ của

ứng dụng có tính khoa học 98 2

1.4. Hướng dẫn sử dụng rõ ràng, cụ thể 94 6

2.Tính sư phạm

2.1. Nội dung phù hợp với chương trình địa lí

12 100

2.2. Nội dung được chọn lọc, tránh quá tải 92 8 2.3. Phù hợp với các PP dạy học tích cực 92 8 2.4. Thuận lợi để đa dạng các hình thức tổ chức

dạy học địa lí 96 4

2.5. Phù hợp với nhận thức của học sinh 92 8 3.Tính

trực quan

3.1. Kí hiệu chân thực, gần gũi 92 8 3.2. Các đối tượng trên bản đồ được thể hiện

phù hợp với tỉ lệ 94 6

3.3. Các đối tượng trên bản đồ được thể hiện có

độ tương phản, màu sắc tươi sáng, rõ ràng 96 4

3.4. Hiển thị đa phương tiện 98 2

4.Tính hiện đại và cập nhật

4.1. Truy cập dễ dàng qua trình duyệt web 98 2 4.2. Sử dụng được trên thiết bị di động có kết

nối mạng 94 6

4.3. Tốc độ tải trang, upload, download khá ổn

định 94 6

4.4. Số liệu và thông tin cập nhật 98 2 4.5. Linh hoạt khi triển khai online, offline 92 8 5.Tính

thẩm mĩ

5.1. Màu sắc giao diện WebGIS tươi sáng 94 6 5.2. Bố cục WebGIS hài hòa, cân đối 94 6 5.3. Các lớp bản đồ, lớp thông tin được thể hiện

nổi bật 94 6

6.Tính tương tác

6.1. Khả năng sử dụng các tính năng cơ bản của WebGIS (thu/phóng, bật/tắt lớp, di chuyển, tìm kiếm)

92 8 6.2. Khả năng sử dụng WebGIS để soạn bài 92 8 6.3. Khả năng sử dụng WebGIS để tổ chức hoạt

động học tập cho HS 94 6

6.4. Khả năng HS thao tác với WebGIS 92 8

Kết quả khảo sát cho thấy, đại đa số GV có thái độ hoan nghênh và đánh giá tích cực cho sản phẩm WebGIS, có >90% các ý kiến đánh giá mức độ Tốt cho tất cả các tính chất của sản phẩm. Mặc dù số lượng mẫu chưa nhiều, kết quả trên cũng chưa hoàn toàn đại diện cho tất cả đối tượng người dùng, nhưng

bước đầu sản phẩm cũng thể hiện được nhiều ưu điểm, được sự đón nhận của GV và HS, tạo nên hiệu quả nhất định đối với dạy và học môn Địa lí.

Bên cạnh đó, sản phẩm cũng tồn tại một số hạn chế như: tốc độ tải trang và dữ liệu phụ thuộc vào tốc độ đường truyền Internet, việc sắp xếp các lớp bản đồ theo thứ tự trước sau để tổ hợp thành các bản đồ mới còn cần thời gian để GV hoàn toàn chủ động, …

Tiểu kết chương 3

Thực nghiệm sư phạm là một trong những phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học giáo dục. TN nhằm kiểm nghiệm giả thuyết và các nội dung nghiên cứu của đề tài. Thông qua TN, tác giả tiếp cận thực tế và bổ sung được nhiều vấn đề có giá trị đối với nghiên cứu của mình.

Quá trình TN đảm bảo tính khách quan, khoa học và phổ biến thông qua việc lựa chọn 4 trường THPT tại 4 tỉnh, thành phố khác nhau với 557 HS của cả nhóm lớp TN và ĐC. Ba tiết học trong chương trình Địa lí lớp 12 đã được lựa chọn để dạy TN. Các giáo án được thiết kế theo hướng phát triển năng lực của HS, sử dụng các phương pháp dạy học hiệu quả, tích cực với sự hỗ trợ của sản phẩm WebGIS. Sau mỗi tiết học đều có các bài kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS, các kết quả được xử lý bằng phương pháp thống kê.

Kết quả đánh giá định lượng và định tính đối với kết quả TN đã minh chứng được hiệu quả của việc khai thác, sử dụng, tổ chức dạy học bằng WebGIS không chỉ đối với nhận thức, kỹ năng, phát triển năng lực của HS, mà còn có ảnh hưởng tích cực tới thái độ, hành vi của HS, không khí chung của lớp học, góp phần đổi mới đáng kể phương pháp dạy học của GV.

WGT12 được sự đón nhận của cả GV và HS. Thông qua khảo sát, đông đảo GV đều đánh giá tốt về sản phẩm, chứng tỏ sản phẩm đáp ứng được sự mong đợi đổi mới phương pháp dạy học của GV, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi. Sản phẩm WebGIS đã đáp ứng cơ bản những yêu cầu đề ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, xây dựng WebGIS bằng mã nguồn mở, khai thác, tổ chức dạy học Địa lí 12 bằng WebGIS và thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT tác giả rút ra một số kết luận sau:

1/ Luận án đã trình bày chi tiết, khoa học những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng và sử dụng WebGIS; cụ thể hóa quy trình xây dựng WebGIS thông qua vận dụng các mã nguồn mở; hướng dẫn khai thác sản phẩm WebGIS và quy trình sử dụng trong các tình huống dạy học địa lí 12 THPT. Các kết quả trên được thiết lập dựa trên những nghiên cứu cẩn trọng về lý luận, khoa học công nghệ, khảo sát thực tế và thực nghiệm sư phạm.

2/ Bản đồ vừa là công cụ, phương tiện vừa là nguồn tri thức quan trọng trong dạy và học môn Địa lí. WebGIS dùng trong dạy học là dạng bản đồ giáo khoa trực tuyến có nhiều ưu điểm so với bản đồ giấy truyền thống. Các công cụ, phần mềm ứng dụng để xây dựng WebGIS rất phong phú, đa dạng trong đó việc lựa chọn các mã nguồn mở để xây dựng WebGIS hỗ trợ dạy học là hướng đi đúng đắn.

3/ Việc xây dựng WebGIS đối với một chuyên gia công nghệ không khó, nhưng WebGIS dùng trong dạy học lại cần thêm sự kết hợp của chuyên gia về GIS và chuyên gia về giáo dục. Sản phẩm phải đáp ứng các nguyên tắc và yêu cầu đối với một ứng dụng dùng trong dạy học. Quy trình 7 bước xây dựng WebGIS mã nguồn mở phục vụ dạy học Địa lí 12 do tác giả xây dựng đã bao gồm sự kết hợp của các yếu tố công nghệ, GIS và phương pháp dạy học đó.

Thông qua thực nghiệm sư phạm đã kiểm nghiệm tính khả thi, thực tiễn, khả năng đáp ứng các nguyên tắc và yêu cầu, góp phần hoàn thiện sản phẩm của đề tài.

4/ WGT12 là sản phẩm ứng dụng có nhiều chức năng hữu ích, tuy nhiên việc phát huy những thế mạnh nổi trội của sản phẩm lại phụ thuộc nhiều vào việc GV khai thác, thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học bằng WebGIS.

Việc chiếm lĩnh tri thức, phát triển năng lực HS thông qua các hoạt động là chiến lược và giải pháp của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay.

5/ Việc khai thác, sử dụng WGT12 để tổ chức các hoạt động nhận thức của HS trong mỗi bài học Địa lí lớp 12 đã tạo điều kiện thuận lợi cho HS dễ dàng tiếp thu kiến thức, bồi dường và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù địa lí, khơi dậy niềm say mê hứng thú của HS đối với môn học.

Những nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào mỗi bài dạy của GV đã góp phần vun đắp niềm say mê học tập, cải thiện vị thế của môn học trong lòng mỗi HS.

6/ Quá trình triển khai thực nghiệm chưa đủ dài, việc khai thác tổ chức dạy học chưa được phong phú, mới chỉ tập trung vào 2 hình thức tổ chức dạy học phổ biến nhất là cả lớp và nhóm nhỏ nhưng nghiên cứu này có thể cung cấp những tư liệu cũng như kinh nghiệm cần thiết cho đồng nghiệp, đặc biệt là GV ở các trường THPT, trong quá trình mạnh dạn áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào dạy học môn Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.

2.Khuyến nghị

Xuất phát từ quá trình nghiên cứu và những kết quả thu được, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

1/ Các sở GD-ĐT và ban Giám hiệu các trường THPT căn cứ định hướng đổi mới giáo dục của Bộ GD-ĐT, tiếp tục quán triệt đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học đối với các môn học ở trường phổ thông, trong đó có môn Địa lí; tạo điều kiện thuận lợi để GV tích cực khai thác các công cụ, phương tiện dạy học bộ môn, ứng dụng CNTT&TT trong dạy và

học, thiết kế, tổ chức các hoạt động nhận thức bằng các phương pháp tích cực, hiệu quả. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại; tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng CNTT và các kỹ năng khai thác và sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu từ Internet, sử dụng các công cụ dạy học hiện đại như WebGIS, ...

2/ Các khoa địa lí của các trường đại học sư phạm cần quan tâm trang bị và rèn luyện cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng về khai thác, sử dụng, xây dựng bản đồ, đặc biệt là các dạng bản đồ hiện đại nhằm thiết kế, tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS.

3/ GV giảng dạy môn Địa lí ở trường phổ thông cần đẩy mạnh và phát huy hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng bản đồ nói chung, WebGIS nói riêng trong dạy học. Chú trọng chức năng nguồn tri thức của các dạng bản đồ để tổ chức các hoạt động nhận thức, tích cực hóa các hoạt động của người học, hướng tới phát triển năng lực cho HS. GV cần không ngừng học hỏi, trau dồi về kỹ năng nghiệp vụ, tự nâng cao khả năng làm chủ công nghệ thông tin, mạnh dạn trong việc áp dụng, khai thác công cụ, phương tiện dạy học hiện đại.

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thanh Xuân (2016), Những khả năng sử dụng WebGIS để nâng cao chất lượng dạy học địa lí, Kỷ yếu Hội thảo khoa học địa lí toàn quốc lần thứ 9, quyển 3, tr.463 - 468, Quy Nhơn

2. Nguyễn Thanh Xuân (2017), Chuẩn dịch vụ web cho WebGIS mã nguồn mở, Kỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc, tr.794 – 801, Quy Nhơn.

3. Nguyễn Thanh Xuân (2017), Các mức độ vận dụng mã nguồn mở UMN Mapserver trong xây dựng WebGIS, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế:

Ứng dụng GIS và Viễn thám trong nghiên cứu địa lí và quản lý, giám sát tài nguyên môi trường, tr.325 - 335, Hà Nội.

4. Nguyễn Thanh Xuân (2017), Quy trình xây dựng WebGIS sử dụng mã nguồn mở phục vụ nghiên cứu và giảng dạy địa lí, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế: Ứng dụng GIS và Viễn thám trong nghiên cứu địa lí và quản lý, giám sát tài nguyên môi trường, tr.316 - 324, Hà Nội,

5. Nguyễn Thanh Xuân (2018), Vai trò của WebGIS trong dạy học địa lí ở trường phổ thông, Tạp chí khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, vol 63, Issue 5B, tr.22-29.

6. Nguyễn Thanh Xuân (2018), Sử dụng WGT12 để dạy học Địa lí 12 Trung học phổ thông, Tạp chí khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, vol 63, Issue 5, tr.112-119.

7. Nguyễn Thanh Xuân (2018), Nghiên cứu mã nguồn mở Mapserver phục vụ triển khai ứng dụng WebGIS tại khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội, Đề tài khoa học công nghệ cấp trường, mã số SPHN14 – 375, nghiệm thu 31/1/2018.

8. Nguyễn Thanh Xuân, Đỗ Văn Thanh (2018), Tổ chức dạy học Địa lí 12 bằng WebGIS, Kỷ yếu Hội nghị khoa học địa lí toàn quốc lần thứ 10, quyển 1, tr.1529 -1535, Đà Nẵng.

9. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thanh Xuân (2018), Đổi mới phương pháp dạy học ở khoa Địa lí trường ĐHSP Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực, Kỷ yếu Hội nghị khoa học địa lí toàn quốc lần thứ 10, quyển 1, tr.

.1435 -1443, Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng WebGIS mã nguồn mở trong dạy học Địa lí 12 trung học phổ thông (Trang 156 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)