Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG ĐỨC PHỔ - SA HUỲNH
2.5. Các phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
a- Tiến hành một số hành trình khảo sát chi tiết các mặt cắt tiêu biểu nhằm xác định mối quan hệ giữa quặng liti với các thực thể địa chất vây quanh khống chế sựthành tạo của chúng.
b- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, kiến tạo: đặc đi ểm uốn nếp, biến dạng, khe nứt, gãyđới dập vỡkhống chếquặng hoá. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu trúc, của các thân quặng.
c- Lấy mẫu các loại một cách hệthống phục vụcho các nội dung nghiên cứu.
2.5.2.Các phương pháp nghiên cứu trong phòng
a-Phương pháp tổng hợp, hệthống hóa các tài liệu liên quan:
- Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liti trên thếgiới vàở Việt Nam.
- Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về địa chất - khoáng sản trong vùng nghiên cứu, trong đó có 3 công trình chính là Đo vẽ bản đồ ĐCKS tỷlệ 1:50.000 nhóm tờ Ba Tơ (Dương Văn Cầu, 2004); Đánh giá thiếc và kim loại hiếm (Ta, Li, Be) vùng La Vi Quảng Ngãi (Phạm Văn Thông, 2009); Đề tài KHCN cấp bộ TNMT.03.52 của chính NCS làm chủ nhiệm. Ngoài ra cũng tham khảo thêm các công trình khác như Đềtài Nghiên cứu công nghệ tuyển và chế biến quặng Li vùng La Vi tỉnh Quảng Ngãi (Đào Duy Anh, 2015); Các bài báo khoa học, các kết quả nghiên cứu quặng liti trong vùng nghiên cứu.
- Xửlý, minh giải các kết quảphân tích mẫu.
b-Các phương pháp phân tích:
Các phương pháp phân tích nhằm phục vụ việc nghiên cứu thành phần
khoáng vật, thành phần hoá học của quặng hoá kim loại hiếm liti và các thành tạo liên quan. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các tổ hợp nguyên tố hoá học (nguyên tố chính, nguyên tố có ích đi kèm và nguyên tố hiếm, vết), thành phần khoáng vật, tổ hợp cộng sinh khoáng vật. Điều kiện hoá-lý thành tạo; tuổi; nguồn gốc quặng hoá v.v...
* Phương pháp phân tích lát mỏng thạch học: kết quả phân tích đã xácđ ịnh thành phần khoáng vật, đặc điểm cấu tạo, kiến trúc của quặng liti và các loại đá magma biến chất trong vùng; Đặc biệt với kết quả phân tích trong phòng kết hợp với kết quảkhảo sát thực địa và hỗ trợ của các phương pháp phân tích khác đã xác định được và phân chia các kiểu biến chất trao đổi vùng liên quan quặng hoá Li.
* Phương pháp phân tích khoáng tướng: nghiên cứu thành phần khoáng vật, cấu tạo, kiến trúc quặng, tổhợp cộng sinh khoáng vật, thứtựsinh thành khoáng vật, phục vụphân chia thời kỳ và giai đoạn tạo khoáng.
* Phương pháp phân tích Rơnghen: nhằm xác định thành phần khoáng vật trong mẫu phân tích, phương pháp này đặc biệt có hiệu quả đối với các khoáng vật nhóm mica.
* Phương pháp phân tích bao thể: Nghiên cứu nhiệt độ đồng hóa bao thểkhí – lỏng, xác định nhiệt độ thành tạo khoáng phục vụnội dung nghiên cứu điều kiện hóa lý thành tạo và hỗtrợ phân chia các giai đoạn tạo khoáng.
* Phương pháp phân tích microsonde: xác định thành phần hóa học của các khoáng vật quặng và các tạp chất, nguyên tố phân tán trong quặng. Đặc biệt với phương pháp này đã xác đ ịnh được nguyên tố hiếm Rb có hàm lượng cao trong quặng liti mà các phân tích trước đây chưa chỉra.
* Phương pháp phân tích QPHTNT: nghiên cứu thành phần quặng thành phần chính và các nguyên tốquý hiếm có giá trị đi kèm.
* Phương pháp phân tích Plasma, ICP-MS nghiên cứu thành phần các nguyên tốhiếm, phân tán cho quặng hóa liti và các đới biến đổi vây quanh quặng.
* Phương pháp phân tích đồng vị bền: Phân tích đồng vị δO18 & δD trong khoáng vật thạch anh của pegmatit chứa lepidolit phục vụ xác định nguồn dung dịch
(Fluid) tạo quặng. Kết quả phân tích được tính toán và xử lý. Biểu đồ tương quan cho thấy có 1 mẫu rơi vào trường nước magma còn các mẫu khác nằm ở trường nước trung gian. Kết hợp với các kết quả nghiên cứu khác, nhất là kết quả nghiên cứu các quá trình biến chất trao đổi trong vùng có thểnhận định rằng dung dịch tạo khoáng có nguồn gốc magma nguyên sinh nhưng đã bị hỗn nhiễm do các hoạt động kiến tạo, các hoạt động biến chất trao đổi xảy ra mạnh mẽtrong vùng nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích tuổi đồng vị:
- Phân tích tuổi quặng liti bằng phương pháp Rb/Sr đá tổng. Các bộ mẫu quặng liti được phân tích tại Khoa Địa chất và Vật lý, Đại học Ryukyu, Okinawa, Nhật Bản, sử dụng máy khối phổ đa hệ Neptune Plus MC-ICP-MS (Thermo Scientific). Sai số các tỉ số 87Sr/86Sr là ±0,00001. Biểu đồ tương quan 87Rb/86Sr và 87Sr/86Sr cho kết quảtuổi của bộmẫu quặng liti là 264±3,6 triệu năm.
- Phân tích tuổi tuyệt đối đá granitoid phức hệSa Huỳnh bằng phương pháp đồng vị U-Pb trong zircon. Mẫu được gia công, phân tích tại Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Địa chất và các Quá trình tạo khoáng - Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc (Bắc Kinh). Kết quả phân tích và tính toán tuổi tuyệt đối cho giá trị tuổi là 259,4±7,9 (mẫu SH3) và 251,6±3 mẫu (SH4) triệu năm.
c-Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua các buổi hội thảo, trao đổi nhóm với các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu, liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Các vấn đề chính như đặc điểm thành phần vật chất quặng;
điều kiện hoá- lý thành tạo; các quá trình biến chất trao đổi; kiểu mỏ, kiểu quặng;
các yếu tốkhống chế; các phương pháp nghiên cứu, luận giải.
Chương 3