Chương 4 ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT QUẶNG HOÁ LITI
4.2. Đặc điểm thành phần hoá học
Hàm lượng các nguyên tố được xác định bằng phương pháp phân tích hấp thụnguyên tử (AAS), ICP đồng thời, ICP-MS, hoá thiếc.
4.2.1.Đặc điểm thành phần hóa học các thân quặng Li
Thành phần hóa học các thân quặng Li được thống kê trong bảng 4.6. trong đó nguyên tốchính là Li, các nguyên tố đi kèm gồm: Sn, Ta, Nb, Be.
Liti (Li): là nguyên tố phổ biến nhất, mức độ phân bố trong các thân quặng thuộc loại tương đối đồng đều. Kết quả phân tích hấp thụnguyên tử cho hàm lượng Li2O trong các mẫu thay đổi từ 0,10% đến 1,72%, trung bình 0,82%, hệ số biến thiên hàm lượng Li (VLi) là 59%. Hàm lượng Li2O trung bình trong các thân quặng từ 0,19% đến 1,45%, đa phần nằm trong khoảng 0,6-1,0% thể hiện loại quặng có hàm lượng cao. Liti tồn tại trong khoáng vật mica chứa liti chủ yếu là lepidolit.
Trong loại quặng này Li có quan hệ tương quan khá rõ ràng với Be, Nb, Ta, đặc trưng cho kiểu quặng pegmatit kim loại hiếm (Bảng 4.7).
Nguyên tố có ích đi kèm rất có giá trị là Rb với hàm lượng dao động trong khoảng 798-4320ppm, trung bình 2638ppm (Mẫu ICP-MS) trong các mẫu quặng;
trong khoáng vật lepidolit là 0,598-2,415% Rb2O (Mẫu microsond), các nguyên tố đi kèm khác là Cs, Sn, Ta, Nb, Be; trong mẫu quặng tinh sau tuyển nổi trung bình 0,76% Rb (Mẫu ICP-MS). Rb có tương quan rất chặt chẽ với Li, Cs, Y, Ta, U.
Trong tập mẫu thểhiện khá rõ mối tương quangiữa các nguyên tốLi-Sn-Ta-Nb-Rb.
Bảng 4.6: Thống kê hàm lượng các nguyên tốtrong thân quặng Li
Thông số thống kê
Hàm lượng % Hàm lượng ppm (AAS) Hàm lượng ppm
(ICP-MS) Li2O Sn Be Nb Ta Ce Ga La Sr Y Rb Cs U Th
Nhỏ nhất 0,10 0,03 10 13 10 4 12 7 12 3 798 42 4 1
Lớn nhất 1,72 0,19 227 104 104 128 54 98 97 29 4320 382 75 5
Trung bình 0,82 0,07 122 57 49 33 29 31 39 8 2638 194 31 3
HSBT (V%) 59 42 52 42 49 110 39 76 59 76 48.9 54.1 89.5 42,3
Số lượng mẫu 82 41 27 27 27 27 27 27 27 27 17 17 17 17
Bảng4.7: Hệ số tương quan giữa các nguyên tố trong thân quặng Li (ICP-MS, n=17 mẫu)
Be Bi Cs Hf La Li Mo Nb Rb Sn Sr Ta Th U W Y
Be 1.00 Bi -0.26 1.00 Cs 0.03 -0.41 1.00 Hf 0.12 -0.35 0.78 1.00 La -0.59 0.23 -0.04 -0.42 1.00 Li 0.24 -0.37 0.60 0.69 -0.48 1.00 Mo 0.39 -0.37 0.53 0.52 -0.40 0.44 1.00 Nb 0.48 -0.39 0.39 0.72 -0.76 0.63 0.30 1.00 Rb 0.38 -0.34 0.71 0.79 -0.55 0.74 0.64 0.73 1.00 Sn 0.04 -0.07 -0.25 -0.16 -0.13 -0.11 -0.13 -0.05 -0.10 1.00 Sr -0.59 0.52 -0.11 -0.36 0.81 -0.50 -0.37 -0.73 -0.56 -0.11 1.00 Ta 0.49 -0.38 0.45 0.60 -0.71 0.58 0.67 0.79 0.78 -0.10 -0.74 1.00 Th -0.50 0.10 0.14 -0.27 0.96 -0.35 -0.33 -0.61 -0.42 -0.19 0.74 -0.62 1.00
U 0.23 -0.33 0.63 0.59 -0.34 0.80 0.53 0.50 0.71 -0.19 -0.33 0.61 -0.23 1.00 W 0.09 0.04 0.62 0.64 -0.19 0.39 0.51 0.37 0.42 -0.30 0.15 0.35 -0.05 0.42 1.00 Y -0.02 -0.42 0.64 0.64 -0.08 0.45 0.28 0.58 0.53 -0.28 -0.18 0.45 0.13 0.43 0.54 1.00
4.2.2.Đặc điểm thành phần hóa học các thân quặng Li - Sn
Thành phần hóa học các thân quặng Li được thống kê trong bảng 4.8. trong đó nguyên tốchính là Li và Sn, các nguyên tố đi kèm gồm: Ta, Nb, Be.
Liti (Li): là nguyên tố phổ biến nhất, mức độ phân bố trong các thân quặng thuộc loại không đồng đều. Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử cho hàm lượng Li2O trong các mẫu thay đổi từ 0,08% đến 2,04%, trung bình 0,69%, hệ số biến thiên hàm lượng Li (VLi) là 64% (Bảng 3.4). Hàm lượng Li2O trung bình trong các thân quặng từ 0,46% đến 1,14%, đa phần nằm trong khoảng 0,5-0,8%. Tồn tại trong khoáng vật mica chứa liti chủ yếu là lepidolit. Trong loại quặng này Li thể hiện quan hệ tương quan nghịch với Sn, Be, Nb, Ta (Bảng 4.9).
Thiếc (Sn): là nguyên tố phổ biến nhưng hàm lượng biến đổi rất không đều.
Kết quả phân tích hoá thiếc cho thấy hàm lượng Sn trong trong các mẫu có sự dao động lớn, từ 0,04% đến 4,93%, trung bình 0,52%. Hàm lượng Sn trung bình trong các thân quặng từ 0,1% đến 1,03%; đa phần nằm trong khoảng 0,5%. Thiếc tồn tại trong khoáng vật casiterit, phân bố chủ yếu ở phần rìa mạch pegmatoid bị biến đổi greisen hoá. Trong loại quặng này Sn thể hiện mối tương quan rất chặt chẽ với Ta và Nb đặc trưng cho kiểu nguồn gốc pegmatit.
Tantan và Niobi (Ta, Nb): là những nguyên tố tương đối phổbiến trong kiểu quặng này. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Nb-Ta có sự dao động lớn, đặc biệt có nhiều mẫu đạt hàm lượng Ta>100ppm và Nb >100ppm, tập trung trong những mẫu có hàm lượng Sn cao, cá biệt có mẫu >400ppm Ta. Ta và Nb là những kim loại hiếm có giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế rất cao, tuy nhiên ở đây chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tantan và niobi chúng luôn tồn tại song hành với nhau trong khoáng vật tantalit-columbit, tỷ lệ của chúng có sự hoán đổi cho nhau nhưng tổng hàm lượng Ta2O5+Nb2O5 rất ổn định và đạt 81,8-84,7% trong khoáng vật tantalit-columbit. Ta và Nb có tương quan rất chặt chẽvới Sn.
Các nguyên tố hiếm khác Ce, La, Sr, Y, Ga có hàm lượng nhỏ và phân bố tương đối đồng đều đến không đồng đều. Ce , La có mối tương quan rất chặt chẽ với nhau.
Bảng 4.8: Thống kê hàm lượng các nguyên tố trong thân quặng Li-Sn Thông số
thống kê
Hàm lượng (%) Hàm lượng (ppm)
Li2O Sn Be Nb Ta Ce Ga La Sr Y
Nhỏ nhất 0,08 0,04 5 8 10 4 14 4 8 4
Lớn nhất 2,04 4,93 928 386 406 189 56 138 240 25
Trung bình 0,69 0,52 192 86 82 28 32 20 40 6
HSBT (V%) 64 170 73 81 96 130 30 115 99 71
Số lượng mẫu 119 69 67 67 67 67 67 67 67 67
Bảng 4.9: Hệ số tương quan giữanguyên tố trong thân quặng Li-Sn (Theo kết quả phân tích ICP đồng thời 36 nguyên tố)
67 mẫu Li Be Sn Nb Ta Ce Ga La Sr Y
Li 1,00
Be -0,12 1,00
Sn -0,34 0,41 1,00
Nb -0,29 0,61 0,86 1,00
Ta -0,29 0,59 0,88 0,96 1,00
Ce -0,22 -0,24 -0,13 -0,13 -0,11 1,00
Ga 0,11 0,27 0,44 0,45 0,41 -0,31 1,00
La -0,10 -0,25 -0,17 -0,12 -0,10 0,96 -0,29 1,00
Sr 0,00 0,06 0,11 0,30 0,34 0,14 0,07 0,17 1,00
Y -0,20 -0,29 -0,09 -0,18 -0,19 0,29 -0,10 0,24 0,04 1,00
4.2.3.Đặc điểm thành phần hóa học các thân quặng Sn
Thành phần hóa học các thân quặng Li được thống kê trong bảng4.10. trong đó nguyên tốchính là Sn, các nguyên tố đi kèm gồm: Li, Ta, Nb, Be.
Thiếc (Sn): là nguyên tốphổbiến nhưng hàm lượng biến đổi rất không đều.
Kết quả phân tích hoá thiếc cho thấy hàm lượng Sn trong trong các mẫu có sự daođộng lớn, từ 0,06% đến 5,77%, trung bình 0,62%. Hàm lượng Sn trung bình trong các thân quặng từ 0,13% đến 1,99%. Thiếc tồn tại trong khoáng vật casiterit, phân bố chủ yếu trong các mạch pegmatoid bị biến đổi greisen hoá. Trong loại quặng này Sn thể hiện mối tương quan rất chặt chẽ với Nb và tương quan với Ta, Be đặc trưng cho kiểu nguồn gốc pegmatit (Bảng 4.11).
Tantan và Niobi (Ta, Nb): là những nguyên tố tương đối phổbiến trong kiểu quặng này. Các mẫu có hàm lượng Sn đạt giá trịcông nghiệp thường có hàm lượng Nb-Ta cao, Ta và Nb có tương quan chặt chẽvới Sn.
Bảng4.10: Thống kê hàm lượng các nguyên tố trong thân quặng Sn Thông số
thống kê
Hàm lượng % Hàm lượng ppm
Li2O Sn Be Nb Ta Ce Ga La Sr Y
Nhỏ nhất 0,01 0,06 5 5 10 7 8 8 6 4
Lớn nhất 0,68 5,77 272 165 322 93 65 178 95 22
Trung bình 0,11 0,62 95 53 45 43 29 50 31 11
HSBT (V%) 170 192 88 93 169 56 58 97 77 49
Số lượng mẫu 21 27 17 17 17 17 17 17 17 17
Bảng4.11: Hệ số tương quan giữacác nguyên tố trong thân quặng Sn (Theo kết quả phân tích ICP đồng thời 36 nguyên tố)
17 mẫu Li Be Sn Nb Ta Ce Ga La Sr Y
Li 1,00
Be 0,28 1,00
Sn -0,07 0,47 1,00
Nb 0,16 0,76 0,88 1,00
Ta 0,07 0,66 0,45 0,61 1,00
Ce -0,26 -0,30 -0,07 -0,20 -0,49 1,00
Ga 0,20 0,77 0,39 0,72 0,37 -0,17 1,00
La 0,13 0,07 -0,20 -0,03 -0,18 0,67 0,24 1,00
Sr 0,29 0,16 -0,14 0,11 -0,08 0,55 0,33 0,92 1,00
Y -0,18 -0,34 -0,40 -0,36 -0,28 0,53 0,00 0,67 0,54 1,00
Các nguyên tố đi kèm là Li, Ta, Nb, Be có hàm lượng thấp và phân bố rất không đồng đều, thể hiện khá rõ mối tương quan trong tập hợp các nguyên tố Be- Ta-Nb-Sn. Các nguyên tố hiếm khác Ce, La, Sr, Y, Ga có hàm lượng nhỏvà phân bố tương đối đồng đều đến không đồng đều, thể hiện khá rõ mối tương quan trong tập hợp các nguyên tốLa-Ce-Sr-Y.