Đặc điểm địa chất, hình thái cấu trúc các thân quặng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm quặng hoá Li vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh (Trang 74 - 82)

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT QUẶNG HÓA LITI

3.2. Đặc điểm địa chất, hình thái cấu trúc các thân quặng

Đặc điểm chung của các thân quặng là phân bố trong đá phiến kết tinh thuộc phức hệ Kan Năck (A-PP kn), gần ranh giới giữa các thành tạo granitoid phức hệSa Huỳnh (P3-T1sh) với các đá phiến kết tinh phức hệ Kan Nack. Các thân quặng là tập hợp các mạch pegmatoid, dựa trên đặc điểm thành phần vật chất quặng có thể phân chia ra các kiểu quặng hóa bao gồm: quặng Li, quặng Li-Sn, quặng Sn. Về đặc điểm hình thái cấu trúc, kích thước cũng như đặc điểm biến đổi đá vây quanhtrong mỗi kiểu quặng có nhữngđặc trưng riêng, phân biệt với kiểu quặng khác.

Trên mặt cắt hình (3.10), cho thấy các thân quặng phân bố khá có quy luật.

Các thân quặng chủ yếu cắm về phía tây nam, cắm ngược với các đứt gãy chính.

Các thân quặng Li nằm ở phần dưới mặt cắt, tiếp đến là các thân quặng Li-Sn và trên cùng là thân quặng Sn. Theo khoảng cách từ các thân quặng đến khối granit (nằm ở phía bắc) thì các thân quặng Li nằm gần khối hơn, tiếp đến là các thân quặng Li-Sn và các thân quặng Sn. Điều này cho thấy có sự phân đới quặng hoá khá rõ ràng, có quy luật nhất định. Tính phân đới ở đây cũng khá giống mặt cắt mô phỏng sự phân đới trường pegmatit kim loại hiếm bao quanh granit nguồn của Cerny đưa ra năm 2012 (Hình 4.24).

3.2.1. Các thân qung Li

Thuộc kiểu quặng này có 10 thân quặng: TQ1, TQ6, TQ17b, TQ21a, TQ21b, TQ22, TQ23, TQ24, TQ25, TQ26 và 13 thân khoáng hoá. Đặc trưng chung thường là các đai mạch mỏng 0,8-1,5m kéo dài từ 230-650m. Hình thái các thân quặng thường là dạng mạch, chuỗi thấu kính. Cấu trúc thân quặng có sựphânđới bao gồm các dải, thấu kính, ổ có màu sắc, kích thước và thành phần khoáng vật khác nhau:

phần giữa là các dải thấu kính thạch anh, albit, lepidolit tinh thể lớn, ra hai bên là các dải, thấu kính thạch anh, albit xen các vảy nhỏlepidolit, chuyển ra ngoài là phần mạch có cấu tạo đặc sít, thành phần chủ yếu là albit tinh thể nhỏ, thạch anh vi tinh và lepidolit dạng vảy nhỏ màu tím nhạt. Biến đổi đặc trưng là albit hoá, phần rìa mạch bịgreisen hoá cóđi kèmkhoáng vật casiterit với hàm lượng nhỏ.

Một sốthân quặng đặc trưng:

- Thân quặng 1 (TQ.1): Thân quặng 1 nằm trong các đá phiến kết tinh của phức hệ Kan Năck, có phương phát triển theo phương tây bắc - đông nam và phân bố ởphía bắc tây bắc tiểu khu Đồng Răm.

Thân quặng 1 kéo dài khoảng 400m, chiều dày từ 0,7 đến 1,5m; trung bình 1,0m. Được khống chếbởi các công trình V.5001, H.328, H.329, V.1533. Cắm dốc gần thẳng đứng, hơi nghiêng về bắc (2075 - 800). Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử cho hàm lượng Li2O = 0,37% ÷ 0,80%; trung bình 0,59%.

Thân quặng có cấu tạo đặc sít, dạng phân dải. Thành phần chủ yếu là thạch anh: 40%, lepidolit 27%, albit: 33%; kiến trúc hạt vảy biến tinh.

Hình 3.2: Thân quặng 1 gặp tại hào H.328 [14]

Các hiện tượng biến đổi vây quanh chủ yếu là albit hoá, thạch anh hoá, với chiều dày biến đổi >2,0m, được đặc trưng bởi sựxâm nhiễm của các vi mạch thạch anh trongđá vây quanh; rìa mạch bịbiến đổi greisen hoá với mức độkhác nhau.

Tài nguyên khoáng sản cấp 333 + 334a thân quặng 1 là 355 (tấn Li2O), trong đó cấp 333 là 125 (tấn Li2O), cấp 334a là 230 (tấn Li2O).

- Thân quặng 21a (TQ.21a)

Thân quặng 21a nằm ở trung tâm tiểu khu Sông La Vi. Thân quặng dạng mạch, phân bố trong đá phiến kết tinh của phức hệ Kan Năck, kéo dài theo phương á vĩ tuyến khoảng 620 m, được khống chếbởi các công trình H.174, V.2960, H.310, H.175, H.273, H.177, H.253, H.255, H.250, H.187, H.279, LK.1 và LK.2 với chiều dày từ 0,2 m đến 1,6 m; trung bình 0,6 m. Thếnằm 10 ÷ 2030 ÷ 450.

Thành phần khoáng vật chủyếu là thạch anh: 35 ÷ 42%, lepidolit: 30 ÷ 33%, albit: 25 ÷ 32%, topaz: 3% (Lm.H.177, LmH.187). Khoáng vật quặng là casiterit: 2

÷ 5hạt, pyrit, tantalit - columbit, hematit (KTH.177, KTH.187, KTH.175). Mạch có cấu tạo khối, định hướng; kiến trúc hạt, vảy biến tinh, kiến trúc pegmatit (Lm-LK1).

Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử cho hàm lượng Li2O từ 0,17% đến 1,42%; trung bình Li2O = 0,64%. Ngoài ra thân quặng có nơi xâm tán thiếc hạt nhỏ - mịn, dạng ổ, thấu kính nhỏ; duy trì theo phương không liên tục, tại các công trình H.253, H.187 với hàm lượng Sn từ 0,1% đến 0,12%.

Lỗ khoan LK.1 và LK.2 bắt gặp thân quặng TQ.21a ở độ sâu tương ứng từ 31,0 đến 31,7m và 33,3 ÷ 34,0 m; dày 0,7 m (LK.1/1, LK.2/1). Mạch có màu xám trắng phớt hồng; mica chứa liti dạng vảy nhỏ màu tím hồng, phân bố không đều, dạng ổ; có casiterit xâm tán thưa(Hình 3.8).

Kết quả phân tích cho hàm lượng Li2O = 0,39 ÷0,71% và Sn = 0,04 ÷ 0,1%.

Các hiện tượng biến đổi vây quanh chủ yếu là albit hoá, greisen hoá, thạch anh hoá.

Tài nguyên khoáng sản cấp 333 + 334a thân quặng 21a là 480 (tấn Li2O), trong đó cấp 333 là 298 (tấn Li2O), cấp 334a là 182 (tấn Li2O).

3.2.2. Các thân qung Li-Sn

Thuộc kiểu quặng này có 5 thân quặng: TQ2b, TQ7, TQ8, TQ10a và TQ18.

Đặc trưng chung thường là các đai mạch có bềdày khá lớn 1,1-4,8m kéo dài từ400- 620m. Hình thái các thân quặng thường là dạng mạch, mạch phân nhánh, chuỗi thấu kính. Cấu trúc thân quặng có sự phân đới bao gồm các dải, thấu kính,ổcó màu sắc,

Hình 3.3: Thân quặng TQ.21a bắt gặp trong lỗkhoan LK.2

Hình 3.4: Thân quặng TQ.22 gặp trong lỗkhoan LK.3

kích thước và thành phần khoáng vật khác nhau phần giữa là các dải thấu kính thạch anh, albit, lepidolit tinh thểlớn, ra hai bên là các dải, thấu kính thạch anh, albit xen các vảy nhỏ lepidolit, chuyển ra ngoài là phần mạch có cấu tạođặc sít, thành phần chủ yếu là albit tinh thể nhỏ, thạch anh vi tinh và lepidolit dạng vảy nhỏ màu tím

nhạt và tập hợp thạch anh casiterit. Hàm lượng Li phân bố khá đồng đều theo chiều dài thân quặng, hàm lượng Sn tập trung cao ở các vị trí rìa mạch thường tạo thành các thấu kính, chuỗi, ổ với hàm lượng khá cao, nhất là các vị trí biến đổi greisen hoá, thạch anh hoá mạnh. Biến đổi đặc trưng là albit hoá, greisen hoá đối với kiểu quặng này hiện tượng greisen hoá phổbiến hơn kiểu quặng Li.

Một sốthân quặng đặc trưng:

- Thân quặng 7 (TQ.7): Thân quặng 7 nằm ở trung tâm tiểu khu Đồng Răm, phân bố trong đá phiến kết tinh của phức hệ Kan Năck, có phương phát triển theo hướng tây bắc - đông nam.

Thân quặng duy trì liên tục theo phương khoảng 390m, được khống chế bởi các công trình H.104, H.161, H.146, H.155, H.160 và Lỗ khoan LK.5. Thân quặng dạng mạch, xuyên cắt đá vây quanh và có hướng cắm dốc nghiêng về tây nam (200

÷ 210  50 ÷ 800) với chiều dày từ 0,7m đến 6,3m; trung bình 2,6m. Lỗ khoan LK.5 bắt gặp thân quặng TQ.7ở độ sâu từ 54,4 đến 55,1m, dày 0,7m.

Hình 3.5: Thân quặng7 gặp tại hào H.104 [14]

Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử cho hàm lượng Li2O từ 0,04% đến 1,12%; trung bình 0,67%. Ngoài ra thân quặng có nơi xâm tán thiếc hạt trung - nhỏ, dạng ổ, không duy trì theo phương; kết quả phân tích hoá thiếc tại H.161 cho Sn = 2,4%, dày 0,8m; tại H.155 cho Sn = 0,18%).

Thân quặng TQ.7 có thành phần chủ yếu là thạch anh: 23%, lepidolit: 25%, albit: 52% (Lm.104/2); ngoài ra còn có epidot, sphen, apatit. Khoáng vật quặng gồm casiterit (KT.104). Mạch có cấu tạo khối, định hướng, kiến trúc hạt biến tinh. Các hiện tượng biến đổi vây quanh chủ yếu là albit hoá, greisen hoá, thạch anh hoá.

Tài nguyên cấp 333 + 334a thân quặng 7 là: Li2O = 1.092 tấn; Sn = 144 tấn.

- Thân quặng 10a (TQ.10a): Thân quặng 10a nằm gần song song và cách TQ.7 khoảng 60m về phía đông nam; phân bố trong đá phiến kết tinh của phức hệ Kan Năck, có phương phát triển theo hướng tây bắc - đông nam.

Thân quặngkéo dài khoảng 540m, được khống chếbởi các công trình H.120, H.144, H.107, H.108, H.145, H.167, H.101, V.1009, H.309. Thân quặng có dạng mạch, có hướng cắm dốcđến dốc đứng, hơi nghiêng về tây nam (190 - 21060 đến 850) với chiều dày từ 0,5m đến 14,5m; trung bình 2,4m.

Hàm lượng Li2O từ 0,22% đến 1,1%; trung bình 0,46%. Ngoài ra thân quặng có nơi xâm tán thiếc hạt lớn, dạng ổ, thấu kính; duy trì theo phương chừng 160m, dày từ 1,4m đến 14,5m, trung bình 4,8m; gồm các công trình khống chế H.107, H.108, H.145, LK.7. Kết quả phân tích hoá thiếc cho hàm lượng Sn = 0,10% đến 4,93%; trung bình 0,91%.

Lỗkhoan LK.7 bắt gặp thân quặng TQ.10a ở độ sâu từ 45,1 đến 45,8m, dày 0,7m (LK.7/2). Mạch màu xám trắng, dạng pegmatoit giàu thạch anh bị greizen hoá, cứng chắc; xâm tán casiterit hạt nhỏmịn với mật độ thưa.(xem ảnh 4.4).

Kết quảphân tích mẫu cho hàm lượng Li2O = 0,09% và Sn = 0,1%.

Thân quặng có thành phần chủ yếu là thạch anh: 35%, lepidolit: 10%, albit:

55%. Khoáng vật quặng gồm casiterit (10%). Mạch có cấu tạo khối, kiến trúc hạt biến tinh, nổi ban tàn dư. Các hiện tượng biến đổi vây quanh chủ yếu là albit hoá, greisen hoá, thạch anh hoá.

Tài nguyên cấp 333 + 334a thân quặng10a là: Li2O = 782 tấn; Sn = 627 tấn.

Hình 3.6. Thân quặng TQ.10a gặp trong lỗkhoan LK.7

Hình 3.7. Mẫu Lm1525. Nicol+, 80x:Đá bịbiến đổi greisen hoá

Hình 3.8. Mẫu lát mỏng LV.104: Tổ hợp thạch anh (Q)+ albit (Ab) + lepidolit (Lp) + casiterit (Cs) trong albitit bị greisen hoá

Muscovit Casiteri

t

Lep Q

Fp

Hình 3.9: Thân quặng 10a gặp tại hào H. 107 [14]

3.2.3. Các thân qung Sn

Thuộc kiểu quặng này có 6 thân quặng: TQ2a, TQ3, TQ4a, TQ4b, TQ16, TQ27 và 7 thân khoáng hoá. Đặc trưng chung thường là các đai mạch mỏng, ngắn có hàm lượng Sn khá cao, biến đổi đặc trưng là greisen hoá. Bềdày các thân quặng 0,5-1,3m kéo dài từ80-280m. Hình thái các thân quặng chủyếu là dạng mạch. Cấu trúc thân quặng hầu như không quan sát thấy sự phân đới. Biến đổi khá đặc trưng là greisen hoá mạnh mẽ,hàm lượng Sn tập trung khá cao (cao nhất 5,77%).

Một sốthân quặng đặc trưng:

Thân quặng 16 (TQ.16)

Thân quặng TQ.16 nằm độc lậpở phía tây điểm quặng Đồng Răm, thuộc địa bàn thôn A Khâm; phân bố trong đá phiến kết tinh của phức hệ Kan Năck, có phương phát triển theo hướng tây bắc -đông nam.

Thân quặng TQ.16 duy trì liên tục theo phương khoảng 490m, được khống chế bởi các công trình H.313, H.197, H.314, H.121, V.2196. Thân quặng dạng mạch, dạng chuỗi thấu kính, có hướng cắm dốc nghiêng vềtây nam (10 ÷ 2030 ÷ 500) với chiều dày từ0,2m - 0,7m; trung bình 0,6m.

Thân quặng thuộc loại hình pegmatoid bị biến đổi greisen hoá, cứng chắc với thành phần chủ yếu là thạch anh: 50 ÷ 70%, muscovit: 10 ÷ 30%, felspat: 20 ÷ 25%, sphen, apatit, zircon: ít (LmH.313, LmH.121, LmH.197). Khoáng vật quặng gồm casiterit: 5÷ 20%, pyrit, magnetit, hematit: ít (KTH.121, KTH.197, KTH.313).

Casiterit dạng hạt lớn - trung, màu đen, nửa tự hình đến tha hình; phân bố không đều trong mạch, chủ yếu ở phần rìa mạch. Mạch màu trắng phớt vàng, có cấu tạo khối, định hướng yếu; kiến trúc hạt kết tinh.

Kết quả phân tích hoá thiếc cho hàm lượng Sn từ 0,1% đến 2,52%; trung bình 0,99%. Thân quặng biểu hiện khoáng hoá Li với hàm lượng Li2O = <0,04%.

Các hiện tượng biến đổi vây quanh chủyếu là greisen hoá, thạch anh hoá.

Tài nguyên khoáng sản cấp 333 + 334a thân quặng 4a là 398 (tấn Sn); trong đócấp 333 là 171 (tấn Sn), cấp 334a là 227 (tấn Sn).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm quặng hoá Li vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)