Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT QUẶNG HÓA LITI
3.1. Đặc điểm phân bố các thân quặng
Các thân quặng, thân khoáng hoá chứa Li, Sn trong vùng đãđư ợc phát hiện phân bốtập trung ở khu vực La Vi, trên diện tích chừng 40km2. Tại đây đã khoanh nối và xác định được 20 thân quặng và 20 thân khoáng hoá.
Đặc điểm chung của các thân quặng là phân bố trongđá phiến kết tinh thuộc phức hệ Kan Năck (A-PP kn), tại đới ngoại tiếp xúc giữa các thành tạo granitoid phức hệ Sa Huỳnh (P3-T1sh) với các đá biến chất nêu trên; Các thân quặng là tập hợp các mạch pegmatoid được khống chếchặt chẽbởi các hệ đứt gãy, khe nứt tách phương tây bắc - đông nam; trong diện tích tồn tại đới biến đổi albit hoá, greisen hóa phát triển tại phần vòm khối xâm nhập và trong đới tiếp xúc giữa các đá granitoit phức hệSa Huỳnh vớicác đá phiến kết tinh phức hệ Kan Năck.
Trong đó, các thân quặng phân bố tập trung chủ yếu ở trường quặng Đồng Răm chỉcó một sốthân quặng nhỏphân bố ở trường quặng Nước Giáp.
3.1.1.Trường quặngĐồng Răm
Trường quặng có diện kéo dài theo phương tây bắc đông nam dài khoảng 4km, rộng 2 km.Trường quặng được khống chếbởi hệ 3 đứt gãy song song phương tây bắc -đông nam và khối magma xâm nhậpởphần tây bắc.
Cấu trúc địa chất trường quặng bao gồm chủyếu các đá phiến kết tinh phức hệKan Nack, một diện tích nhỏgóc phía tây bắc làcác đá magma xâm nhập granit hạt nhỏsáng màu thuộc pha 2 phức hệSa Huỳnh. Phủ lên trên các thành tạo này là đá phun trào bazan hệtầng Đại Nga (N13đn) và các trầm tích phun trào N2-Q11.
Các đá biến chất thuộc phức hệ Kan Nack bao gồm: đá phiến muscovit, phiến thạch anh hai mica - cordierit, phiến thạch anh - mica –silimanit – andalusit, gneis hai mica, đá phiến thạch anh hai mica có graphit.
Trongtrường quặng, đã xácđịnh được 20 thân quặng và 15 thân khoáng hoá, trong đó bao gồm 6 thân quặng Li, 9 thân quặng Li-Sn, 5 thân quặng Sn, 14 thân
khoáng hoá Li và 1 thân khoáng hoá Sn. Các thân quặng này phân bố tập trung thành ba tiểu khu Đồng Răm, Sông La Vivà A Khâm, cách nhau 300 - 500m.
Tiểu khuĐồng Răm
Tiểu khu Đồng Răm nằm ở trung tâm trường quặng, bao gồm tập hợp 18 thân quặng, khoáng hoá (6 thân quặng Li-Sn, 1 thân quặng Li, 3 thân quặng Sn và và 8 thân khoáng hoá Li, Sn) diện phân bố có dạng kéo dài theo phương tây bắc – đông nam khoảng 2km, bềrộng khoảng 500m.
Các thân quặng phân bố trong đá phiến kết tinh phức hệ Kan Nack, chúng được khống chếbởi các hệ đứt gãy, khe nứt kéo dài phương tây bắc -đông nam.
Kích thước dài từ vài chục mét đến 600m; chủ yếu từ 240m đến 480m; dày 0,4m đến 2,3m, trung bình từ 0,9m đến 1,5m. Phương kéo dài chung của các thân quặng chủyếu là tây bắc -đông nam. Chúng cắm vềtây tây nam hoặc bắc đông bắc với góc cắm từ 400 đến 750, có khi cắm thẳng đứng hoặc bị uốn đảo ngược. Hình thái các thân quặng đa dạng và rất phức tạp: dạng mạch, mạch phân nhánh, chuỗi thấu kính, dạng ổ,đới vi mạch. Trong đó dạng mạch, mạch phân nhánh và thấu kính phát triển phổ biến, chứa liti và thiếc với hàm lượng đạt công nghiệp, hàm lượng Li2O từ0,3-1,49%, Sn từ0,1-5,77%.
Đây là diện tích đãđư ợc đánh giá chi tiết có triển vọng nhất trong vùng, có tổng tài dựbáo 5.100 tấn Li2O, 2700 tấn Sn, ngoài ra còn có 1.000 tấn Rb.
Tiểu khu Sông La Vi
Tiểu khu Sông La Vi nằmở đông nam trường quặng, bao gồm tập hợp 8 thân quặng (7 thân quặng Li và 1 thân quặng Sn) phân bốthành dải kéo dài theo phương á vĩ tuyến khoảng 1,2km, bềrộng khoảng 250m.
Kích thước các thân quặng dài từ 200 đến 600m; dày 0,9m đến 1,5m.
Phương kéo dài chung của các thân quặng chủ yếu là á vĩ tuyến, nghiêng vềtây bắc - đông nam. Chúng cắm về phía nam, tây nam với góc cắm từ 400 đến 750. Hình thái các thân quặng có dạng mạch, mạch phân nhánh và thấu kính. Hàm lượng Li2O từ0,3-1,56%, Sn từ0,1-0,92%.
Đây là diện tích đãđược đánh giá chi tiết có triển vọng thứhai trong vùng,
tổng tài dựbáo 4.400 tấn Li2O, 970 tấn Rb.
Tiểu khu A Khâm
Tiểu khu A Khâm nằm ở tây nam trường quặng, bao gồm tập hợp 8 thân quặng, khoáng hoá có quy mô nhỏ (2 thân quặng Li, 1 thân quặng Sn và 5 thân khoáng hoá chứa Li, Sn), kích thước dài từ 200 đến 300m, dày 0,6m đến 1,9m.
Phương kéo dài chung của các thân quặng chủ yếu là tây bắc - đông nam. Chúng cắm vềphía nam, tây nam với góc cắm từ500 đến 750. Hình thái các thân quặng có dạng mạch, mạch phân nhánh và thấu kính. Hàm lượng Li2O từ 0,3-1,41%, Sn từ 0,1-2,06%.
Đây là diện tích đãđược đánh giá chi tiết quy mô nhỏ, có tổng tài dựbáo 440 tấn Li2O, 495 tấn Sn và 90 tấn Rb.
3.1.2. Trường quặng Nước Giáp
Trường quặng Nước Giáp nằm ở góc tây nam khu vực La Vi với diện tích 2,0km2. Phần lớn diện tích được phân bố bởi các đá phiến kết tinh thuộc phức hệ Kan Năck (A - PP kn ) bao gồm: đá phiến thạch anh 2 mica, đá phiến thạch anh biotit, đá gneis biotit, đá phiến thạch anh felspat..., các đá này là môi trường chứa quặng. Đá granit 2 mica - pha 2 phức hệ Sa Huỳnh (P3-T1sh2) lộ thành các khối nhỏphân bốrải rácở phía bắc và phần trung tâm với diện tích không đáng kể, thành phần chủ yếu là granit 2 mica, granit sáng màu hạt nhỏ - vừa. Các hệ khe nứt chủ yếu có phương tây bắc - đông nam, có lẽ đóng vai trò khống chế các mạch pegmatoid chứa quặng hoá. Tại đây đã xácđ ịnh được 17 thân mạch, trong đó có 6 thân khoáng chủyếu là loại hình mạch pegmatoid bịbiến đổi greisen hoá, thạch anh hoá chứa thiếc với hàm lượng thấp. Kết quảphân tích hoá thiếc trong các thân mạch cho hàm lượng Sn thấp hơn <0,1% chiếm tỷlệ77%, Sn = 0,1 ÷ <0,3% chiếm 23%, hầu hết đều thấp hơn hàm lượng công nghiệp tối thiểu. Phân tích hấp thụnguyên tử cho hàm lượng Li2O < 0,15% chiếm tỷ lệ 90%, Li2O >0,15% chiếm tỷ lệ không đáng kểvà cũng không có ý nghĩa vềquy mô công nghiệp.
Như vậy cho thấy trong diện tích của Nước Giáp, các thân mạch chỉ mang ý nghĩa vềmặt khoáng hoá, chủyếu là vềkhoáng hoá thiếc.
Hình 3.1: Bản đồ địa chất khoáng sản khu vực La Vi (Thành lập theo tài liệu của Phạm Văn Thông, 2009[14])