Tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm dự báo

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm quặng hoá Li vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh (Trang 132 - 136)

Chương 5 CÁC YẾU TỐ KHỐNG CHẾ QUẶNG HÓA VÀ TIỀN ĐỀ, DẤU HIỆU TÌM

5.2. Tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm dự báo

5.2.1.1. Tiền đềmagma xâm nhập

Qua nghiên cứu trong vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh cho thấy các thành tạo magma granitoid phức hệ Sa Huỳnh có mối liên quan chặt chẽ với các thành tạo pegmatoid chứa liti trong vùng. Các magma này thuộc kiểu S-granit, bão hoà nhôm;

hình thành trong bối cảnh va chạm đồng kiến tạo, rìa lục địa tích cực; mức độ tiến hoá mạnh đến phân đoạn. Tiềm năng sinh khoáng là Li, Sn, Be, Ta, Mo.

5.2.1.2- Tiềnđềcấu trúc, kiến tạo

Các đai mạch pegmatoid chứa liti trong vùng phân bố ở phần vòm của khối xâm nhập granitoid tiếp xúc với các thành tạo đá đá phiến kết tinh của phức hệ Kan Nack. Bên cạnh đó chúng bị khống chế bởi các hệ thống uốn nếp, đứt gãy khá phức tạp.

Đất đá trong vùng bị vò nhàu, uốn nếp biến dạng mạnh tạo thành các phức nếp lồi, lõm mang tínhđịa phương, có trục kéo dài theo phương tây bắc -đông nam.

Các hệ thống khe nứt-đứt gãy phương tây bắc -đông nam tập trung với mật độ khá cao tại vị trí bản lề nếp uốn, đóng vai tròđịnh vị các thành tạo granit hạt nhỏ sáng màu, các mạch pegmatit chứa kim loại hiếm, thiếc trong vùng. Các mạch pegmatoit, mạch aplit, mạch thạch anh phân bố tập trung dọc theo hoặc song song với chúng, cho thấy mối quan hệ gần gũi về sự phân bố trong không gian. Trên bình đồ cấu trúc có thể suy đoán rằng trong khu vực đã xảy ra nhiều pha kiến tạo và sự tái hoạt động mở rộng các hệ thống khe nứt phương tây bắc -đông nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và tích tụ các dung dịch khí thành - nhiệt dịch chứa khoáng hoá, tập trung trong các đới khe nứt, đới dập vỡ cà nát có cùng phương phát triển.

Hầu hết các pegmatit chứa liti trên thế giới cũng bị khống chế bởi các dạng cấu trúc; tuỳ thuộc chiều sâu của đới biến đổi và quy mô từ khu vực đến trường quặng. Ở độ sâu của vỏ trái đất nông, pegmatit có xu hướng xâm nhập phù hợp với phương cấu trúc cùng với đứt gãy, khe nứt, mặt lớp (Brisbin, 1986). Trong đá biến chất cao, pegmatit thường chỉnh hợp với phương phân phiến khu vực, và thường có hình dạng thấu kính, elip, hoặc "hình củ cải" (Fetherston, 2004).

Như vậy, các cấu trúc địa chất như các vịtrí vòm magma, tiếp xúc với các đá biến chất, phát triển các cấu trúc uốn nếp, phân phiến, khe nứt tách tạo ra các không gian trống thuận lợi cho việc hình thành quặng.

5.2.1.3- Tiền đềbiến chất trao đổi

Các hiện tượng biến chất trao đổi phổ biến liên quan các mỏ pegmatit chứa liti là biến chất trao đổi kiềm (albit hoá, microlin hoá) và greisen hoá.

Albit hoá là kiểu biến chất trao đổi đặc trưng của khoáng vật chứa natri, liên quan đến sự thay thếcác khoáng vật magma nguyên sinh. Sựphát triển của đá giàu albit thường liên quan đến khoáng hóa kim loại hiếm (Nb, Ta, Sn, W, Li, Be). Sự làm giàu Na-đi kèm với sựtập trung của Fe,U, Th, Zr, Nb, Sn, Zn and HREE.

Biến chất trao đổi K microlin hóa (felspat kali hóa hoặc microlin hóa) liên quan đến K thay thế cho Na, và thường được thể hiện bằng việc thay thếplagiocla albit bởi microclin và orthocla. Trong biến chất trao đổi K Rb, Li, Zn được làm giàu và Na cạn kiệt.

Liên quan với greisen hoá là các tích tụcông nghiệp của Sn, W, Mo, Be, Li, Bi. Khoáng hóa Ta-Nb, Zr, TR trong greisen chủ yếu liên quan với quá trình albit hóa sớm hơn. Các khoáng vật quặng đặc trưng nhất là: casiterit, molipđenit, wolframit, sheelit, bismutin, berill, bertranđit, fenakit, taffeit, crizoberill, evclaz.

5.2.1.4- Tiền đềthạch học– địa tầng

Trong vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh, các đai mạch pegmatoid chứa liti xâm nhập trong đá phiến thạch anh-hai mica-silimanit xen gneis hai mica, các thấu kính mỏng amphibolit, đá hoa phức hệKan Nack.

Hầu hết các pegmatit chứa liti xâm nhập trong đá biến chất, điển hình là tướng amphibolit áp suất thấp hoặc cao hơn tướng đá phiến lục, các đá trầm tích phun trào hoặc các đá chưa biến chất không có tiềm năng. Đây là định hướng để tìm kiếm chứkhông phải là điều kiện (Ĉerný, 1992).

Khoảng phân bốxa nhất của các mạch pegmatit chứa liti đến đá granit mẹ đã được biết đến là 10km.

5.2.2. Du hiu tìm kiếm dbáo

Các trường pegmatit: pegmatit chứa liti thường gặp trong nhóm, trong đó bao gồm hàng chục đến hàng trăm thểpegmatit và bao phủtrên diện tích lên đến vài chục cây sốvuông (Ĉerný, 1991). Chúng có thể hình thành cách xa tới 10 km từ đá granite mẹ (Breaks and Tindle, 1997), những khoảng xa và phân đoạn nhất. Các pegmatit trong một nhóm thường xuất hiện sự phân đới khoáng vật học và địa hóa học theo kiểu đồng tâm với một granit đã lộ ra hoặc granit ẩn thể hiện cả trên bản đồ và trong mặt cắt ngang. Các pegmatit ở gần nhất chủ yếu chỉ chứa các khoáng vật tạo đá tiêu chuẩn của một loại đá S-granit. Trong pegmatit phân đoạn nhất trong khu vực kế tiếp, berin xuất hiện, sau đó columbit, sau đó tantalit và spodumen, và cuối cùng polucit. Các pegmatit giàu nguyên tốhiếm chỉchiếm 1 hoặc 2 phần trăm số lượng pegmatit trong khu vực (Ginsburg và những người khác, 1979; Stewart, 1978).

Các đới tảng lăn:Các đới tảng lăn chứa liti, thiếc là những dấu hiệu trực tiếp liên quan đến quặng gốc.

Các đới đá biến đổi: Các đá biến đổi albit hoá, microlin hoá chúng thường phân bố ở phần vòm khối xâm nhập granitoit, ở rìa các mạch pegmatit và ở các mạch nhiệt dịch. Turmalin hoá: holmquistit amphibol chứa liti có thể hình thành trong vành phân tán lên đến 20m ngoài pegmatit chính.

Các vành phân tán trọng sa: Tổhợp vành phân tán trọng sa của các khoáng vật casiterit, tantalit, elbait, spesartin, monazit.

Các vành phân tán địa hóa thứ sinh: Tổhợp vành phân tán của các nguyên tố As Be, Sn có thể tạo thành quầng cách xa 10-20km; Nb-Ta 1-5km; trong khi đó Li, Rb, Cs có xu hướng cơ động cao có thểphát hiện trong các trầm tích dòng giàu sét (Li, Rb, Cs được hấp thụ trong đó).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm quặng hoá Li vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)