CHƯƠNG 2 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3. Quy hoạch sử dụng đất 2020 huyện Giao Thủy - Nam Định
Trong khoảng 10 năm tới, do sự bồi đắp phù sa của sông Hồng tại cửa Ba Lạt và cửa Lạch Giang, diện tích tự nhiên toàn tỉnh Nam Định ước tăng khoảng 3.000 ha, đưa tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh từ 165.142,36 ha lên 168.142,36 ha.( Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định)
Căn cứ vào hiện trạng quỹ đất đai, tiềm năng đất đai và phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng sử dụng các loại đất đai của tỉnh như sau:
1. Đất nông nghiệp
Trên cơ sở định hướng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh trong tương lai, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 khoảng 109.000 ha; đến năm 2030 diện tích đất nông nghiệp còn khoảng 102.000 ha. Căn cứ vào điều kiện đất đai, kinh nghiệm sản xuất, nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực phẩm, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Cơ cấu sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 được bố trí như sau:
a) Đất trồng cây hàng năm
Khả năng mở rộng diện tích đất trồng cây hàng năm của tỉnh rất hạn chế, trong những năm tới tỉnh tập trung khai thác triệt để tiềm năng đất đai và bố trí sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao. Tăng hệ số sử dụng đất từ 2,2 lần năm 2000 lên 2,5 – 2,7 lần vào năm 2020, bằng cách mở rộng diện tích vụ đông, tận
dụng đất chuyên gieo mạ để trồng lúa, màu, tăng cường công tác thủy nông, san lấp, cải tạo đồng ruộng có thể đưa chân ruộng 1 vụ lúa, lên ruộng 2 vụ lúa;
Định hướng đến năm 2020, diện tích đất trồng cây hàng năm khoảng 85.000 – 90.000 ha, diện tích gieo trồng khoảng 210.000 – 230.000 ha. Dự kiến bố trí các loại cây trồng chính như sau:
- Diện tích trồng lúa khoảng 150.000 – 160.000 ha, trong đó:
+ Vùng lúa đặc sản (tám, nếp) khoảng 16.000 – 17.000 ha, trong đó các huyện phía Bắc tỉnh 2.500 – 3.00 ha, các huyện phía Nam tỉnh 12.000 – 14.000 ha;
+ Vùng lúa chất lượng cao, bố trí vào vụ mùa ở các huyện phía Nam tỉnh khoảng 20.000 ha;
- Diện tích trồng màu lương thực 16.000 – 30.000 ha;
- Diện tích trồng rau đậu 14.000 – 28.000 ha;
+ Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, dâu, đay, cói…) 7.000 – 14.000 ha;
+ Vùng rau, hoa giá trị cao khoảng 3.000 ha phát triển ở các huyện Nam Trực 500 ha, Trực Ninh 300 ha, Hải Hậu 500 ha, Xuân Trường 320 ha, Giao Thủy 350 ha, Ý Yên 350 ha, Vụ Bản 360 ha, Mỹ Lộc 300 ha;
Căn cứ vào quỹ đất canh tác còn lại sau khi chuyển đổi mục đích, diện tích đất lúa đến năm 2020 khoảng 75.200 ha; định hướng đến năm 2030 diện tích đất lúa của tỉnh là 72.000 ha. (Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định)
b) Đất trồng cây lâu năm
Bên cạnh việc đầu tư chăm sóc diện tích vườn cây ăn quả hiện có, trong những năm tới tập trung cải tạo đất vườn tạp và một phần diện tích đất trồng cây hàng năm nằm ven các khu dân cư thành vườn cây ăn quả. Định hướng đến năm 2020, diện tích đất trồng cây lâu năm khoảng 7.000 – 8.000 ha. Định hướng đến năm 2030 diện tích đất này được sử dụng khoảng 7.300 ha. (Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định)
c) Đất làm muối:
Thời gian tới đến năm 2020 giữ ổn định khoảng 800 – 900 ha đảm bảo ổn định sản lượng muối sản xuất hàng năm khoảng 90.000 tấn; Định hướng đến năm 2030 diện tích đất này được sử dụng khoảng 800 ha. (Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định)
d) Đất nuôi trồng thủy sản:
Mục tiêu mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất là thủy sản nước lợ và nước mặn theo hướng thâm canh và bán thâm canh. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng thủy sản nuôi trồng khoảng 150.000 tấn;
Khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 6.000 – 7.000 ha, trong đó:
Từ đất bằng chưa sử dụng khoảng 1.000 – 1.500 ha;
Từ đất có mặt nước chưa sử dụng khoảng 3.500 – 4.000 ha;
Từ đất chưa sử dụng khác 350 – 450 ha;
Từ đất ruộng 1 vụ khoảng 700 – 1.000 ha;
Từ đất làm muối khoảng 200 ha;
Từ đất sản xuất vật liệu xây dựng sau khi đã khai thác xong khoảng 30 ha;
Định hướng đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 của tỉnh Nam Định khoảng từ 14.000 – 15.000 ha, trong đó:
- Đất chuyên nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ 6.000 – 6.500 ha;
- Đất chuyên nuôi thủy sản nước ngọt 7.500 – 8.000 ha;
Trên cơ sở mục tiêu phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 15.500 ha, định hướng đến năm 2030 diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 18.000 ha. (Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định)
e) Đất rừng phòng hộ
Hiện tại, rừng phòng hộ chiếm 1,14% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong giai đoạn đến năm 2020, cần bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ của tỉnh, bố trí diện tích rừng phòng hộ đến năm 2020 khoảng 2.600 ha và định hướng đến năm 2030 diện tích đất này khoảng 3.100 ha. (Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định)
f) Đất rừng đặc dụng
Trong giai đoạn quy hoạch cần chăm sóc và bảo vệ hệ thống rừng đặc dụng hiện có theo hướng nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo đạt các tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông. Tăng cường khả năng bảo tồn các loại động thực vật đặc hữu và khai thác các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy.