Một số kết quả tính toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu đối với sử dụng đất nông nghiệp tại nam định luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 75 - 86)

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ ỨNG PHÓ VỚI NGUY CƠ NGẬP DO NƯỚC BIỂN DÂNG CHO HUYỆN GIAO THỦY – NAM ĐỊNH

3.4. Xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định cho huyện Giao Thủy

3.3.3. Một số kết quả tính toán

A- Kết quả dự tính dựa theo hiện trạng sử dụng đất 2010

Thiệt hại kinh tế do nguy cơ ngập năm 2020 so với 2010 (dựa trên hiện trạng sử dụng đất 2010)

Ảnh bản đồ được thu từ tỷ lệ 1:10.000

Hinh 3.5. Kết quả dự tính năm 2020 dựa trên hiện trạng sử dụng đất 2010 Theo kết quả dự tính thì vào năm 2020, diện tích đất trồng lúa chịu ảnh hưởng bởi ngập là 71,4 ha và giá trị thiệt hại ước tính vào khoảng 7955,85 triệu đồng, diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 43,6 ha và ước tính con số về kinh tế là 8208,06 triệu đồng, diện tích đất làm muối chịu ảnh hưởng là 18,2 ha và gây thiệt hại 1532,4 triệu đồng với giá muối ở năm 2010 là 600 đồng/kg, diện tích chịu thiệt hại ít nhất là diện tích rừng 13,4 ha, tuy nhiên con số thiệt hại lại là lớn nhất 81573,93 triệu đồng.

Thiệt hại kinh tế do nguy cơ ngập năm 2030 so với 2010 (dựa trên hiện trạng sử dụng đất 2010)

Ảnh bản đồ được thu từ tỷ lệ 1:10.000

Hinh 3.6. Kết quả dự tính năm 2030 dựa trên hiện trạng sử dụng đất 2010 Vào năm 2030, theo kịch bản cao nhất thì mực nước biển có khả năng dâng cao 13 cm, chính vì vậy diện tích có nguy cơ ngập của các loại đất nông nghiệp tại huyện Giao Thủy cũng tăng cao, đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất rừng lần lượt là: 611,7 ha, 55,8 ha, 27,5 ha, 26,9 ha.

Ngoài diện tích có nguy cơ ngập tăng, thì giá trị trung bình năm 2030 so với năm 2010 (triệu đồng) cũng tăng lên (theo phương pháp phân tích chi phí – lợi ích ở mục 2.3.4), điều đó đồng nghĩa với giá trị thiệt hại do nước biển dâng vào năm 2030 tại huyện Giao Thủy cũng tăng, và con số thiệt hại tương ứng là: đất trồng lúa 147151,36 triệu đồng, đất nuôi trồng thủy sản 22679,1 triệu đồng, đất làm muối 4998,9 triệu đồng, đất rừng 353538,29 triệu đồng.

Thiệt hại kinh tế do nguy cơ ngập năm 2040 so với 2010 (dựa trên hiện trạng sử dụng đất 2010)

Ảnh bản đồ được thu từ tỷ lệ 1:10.000

Hinh 3.7. Kết quả dự tính năm 2040 dựa trên hiện trạng sử dụng đất 2010 Năm 2040, con số thiệt hại đã lên tới hàng ngàn tỷ đồng, đặc biệt là đất rừng với diện tích chịu thiệt hại là 58,3 ha và giá trị thiệt hại là 1654 tỷ đồng, tiếp theo đó là đất trồng lúa thiệt hại gần 565 tỷ đồng với diện tích chịu thiệt hại là 1087,8 ha. Sau đó là đất làm muối và đất nuôi trồng thủy sản thiệt hại xấp xỉ 24 tỷ đồng và 64 tỷ đồng.

Thiệt hại kinh tế do nguy cơ ngập năm 2050 so với 2010 (dựa trên hiện trạng sử dụng đất 2010)

Ảnh bản đồ được thu từ tỷ lệ 1:10.000

Hinh 3.8. Kết quả dự tính năm 2050 dựa trên hiện trạng sử dụng đất 2010 Năm 2050 là năm có thiệt hại được dự tính là lớn nhất cả về diện tích lẫn giá trị thiệt hại. Với mức ngập 25 cm, diện tích đất trồng lúa thiệt hại là 1802,7 ha và giá trị thiệt hại vào khoảng 2021 tỷ đồng. Đất nuôi trồng thủy sản có thiệt hại là 206 tỷ đồng với 108,8 ha diện tích đất bị mất. Đất làm muối thiệt hại 111,41 tỷ đồng với 131,5 ha diện tích đất chịu ảnh hưởng. Chịu thiệt hại nặng nhất vẫn là đất rừng với 8845,58 tỷ đồng.

B- Kết quả dự tính dựa theo quy hoạch sử dụng đất 2020

Các kết quả dự tính dựa theo quy hoạch sử dụng đất 2020 về diện tích đất chịu ảnh hưởng bởi nước biển dâng thì đất rừng và đất làm muối đều giảm đi vào giai đoạn 2020 – 2030 và tăng lên vào giai đoạn 2040 - 2050 so với dự tính theo hiện trạng sử dụng đất 2010. Còn diện tích đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản bị ngập thì lại giảm tương đối lớn trong cả giai đoạn 2020 - 2050. Điều này kéo theo các giá trị thiệt hại cũng thay đổi theo hướng giảm vào giai đoạn 2020 – 2030 và tăng vào giai đoạn 2040 – 2050 đối với đất làm muối và đất rừng, giá trị thiệt hại của đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản thì giá trị thiệt

hại giảm nhiều trong cả giai đoạn 2020 – 2050. Việc này có thể giải thích được phần nào là do diện tích đất quy hoạch cho các loại đất này đều giảm vào năm 2020, duy chỉ có diện tích đất rừng là được quy hoạch tăng.

Thiệt hại kinh tế do nguy cơ ngập năm 2020 so với 2010 (dựa trên quy hoạch sử dụng đất 2020)

Ảnh bản đồ được thu từ tỷ lệ 1:10.000

Hinh 3.9. Kết quả dự tính năm 2020 dựa trên quy hoạch sử dụng đất 2020 Dự tính vào năm 2020, dựa vào quy hoạch sử dụng đất 2020 và với mức ngập 9 cm, diện tích đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất rừng chịu ảnh hưởng lần lượt là: 19 ha, 2,7 ha, 13,1 ha, và 12,3 ha. Diện tích đất thiệt hại đều giảm so với dựa vào hiện trạng sử dụng đất 2010. Vì vậy, giá trị thiệt hại cũng giảm xuống còn lần lượt là: 2117 triệu đồng, 508,3 triệu đồng, 1103 triệu đồng, và 74877,57 triệu đồng.

Thiệt hại kinh tế do nguy cơ ngập năm 2030 so với 2010 (dựa trên quy hoạch sử dụng đất 2020)

Ảnh bản đồ được thu từ tỷ lệ 1:10.000

Hinh 3.10. Kết quả dự tính năm 2030 dựa trên quy hoạch sử dụng đất 2020 Năm 2030, diện tích đất chịu thiệt hại tiếp tục giảm so với dựa vào hiện trạng sử dụng đất 2010. Diện tích đất trồng lúa chịu ảnh hưởng của nước biển dâng là 373,6 ha, gây thiệt hại 89873,7 triệu đồng. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản thiệt hại là 8,4 ha, giá trị thiệt hại 3414 triệu đồng. Diện tích đất làm muối thiệt hại cũng giảm còn 24,4 ha và giá trị thiệt hại là 4435,37 triệu đồng. Diện tích đất rừng chịu thiệt hại ít thay đổi so với diện tích thiệt hại dựa vào hiện trạng sử dụng đất 2010 là 26,7 ha, do đó giá trị thiệt hại cũng xấp xỉ 350 tỷ đồng.

Thiệt hại kinh tế do nguy cơ ngập năm 2040 so với 2010 (dựa trên quy hoạch sử dụng đất 2020)

Ảnh bản đồ được thu từ tỷ lệ 1:10.000

Hinh 3.11. Kết quả dự tính năm 2040 dựa trên quy hoạch sử dụng đất 2020 Năm 2040, diện tích đất trồng lúa và nuôi trồng thủy sản chịu tác động bởi nước biển dâng vẫn giảm so với dựa vào hiện trạng sử dụng đất 2010, nhưng diện tích đất làm muối và đất rừng chịu ảnh hưởng dựa vào quy hoạch sử dụng đất 2020 đã bắt đầu tăng lên. Theo đó, giá trị thiệt hại cũng có cùng xu hướng với diện tích đất chịu thiệt hại: đất trồng lúa thiệt hại 655,3 ha, 340 tỷ đồng; đất nuôi trồng thủy sản thiệt hại 15,3 ha, 13,4 tỷ đồng; đất làm muối thiệt hại 74 ha, 29 tỷ đồng; đất rừng thiệt hại 61,1 ha, 1733,6 tỷ đồng.

Thiệt hại kinh tế do nguy cơ ngập năm 2050 so với 2010 (dựa trên quy hoạch sử dụng đất 2020)

Ảnh bản đồ được thu từ tỷ lệ 1:10.000

Hinh 3.12. Kết quả dự tính năm 2050 dựa trên quy hoạch sử dụng đất 2020 Năm 2050, đây là năm diện tích đất trồng lúa và diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng giảm nhiều nhất, 1044,4 ha đất trồng lúa chịu thiệt hại và 35,7 ha đất nuôi trồng thủy sản chịu thiệt hại, tương đương 1171 tỷ đồng thiệt hại về lúa và 67,6 tỷ đồng thiệt hại về nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất làm muối chịu thiệt hại là 172,8 ha và giá trị thiệt hại là 146,4 tỷ đồng. Diện tích đất rừng chịu thiệt hại là 154,4 ha và giá trị thiệt hại là 9458 tỷ đồng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Luận văn đã đáp ứng được mục tiêu là xây dựng được một công cụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó với biến đổi khí hậu, nguy cơ ngập do nước biển dâng cho đối tượng đất Nông nghiệp huyện Giao Thủy của tỉnh Nam Định với các năm dự tính là 2020, 2030, 2040 và 2050.

1. Công cụ được xây dựng bằng ngôn ngữ Visual Basic for Application VBA trong môi trường Excel của Microsoft. Đây là một ngôn ngữ rất mạnh trong tính toán, giúp tiết kiệm một phần lớn các tài nguyên để xây dựng công cụ kể cả tài nguyên máy tính, con người. Điều này hiệu quả ở tốc độ xử lý, hiệu năng sử dụng của người dùng và với chi phí tối thiểu.

2. Phần mềm đã kết hợp các thông tin bản đồ, các tính toán thống kê, bảng biểu để đưa ra các kịch bản nguy cơ thiệt hại và con số lượng hóa cụ thể của 4 loại đất nông nghiệp chính: trồng lúa, làm muối, rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản. Luận văn đã tổng hợp các dữ liệu từ nhiều đề tài, nhiều nguồn có tính chính thống (Kịch bản Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng 2016- Bộ TNMT, Niên giám thống kê, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010, Quy hoạch sử dụng đất 2020 - TTg) và thực hiện việc tính toán dựa trên chi phí – lợi ích. Từ đó đưa ra được con số thiệt hại và hình ảnh trực quan khu vực ngập. Tính chính thống của các nguồn dữ liệu đầu vào đã phần nào giúp hạn chế được các sai số có thể xảy ra trong tính toán, đặc biệt là các tính toán cho một tương lai không chắc chắn.

3. Luận văn cũng đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp gồm các giá trị định lượng và các hình ảnh bản đồ. Thông thường, để hoàn thành được bộ cơ sở dữ liệu gồm nhiều loại cấu trúc: không gian và phi không gian như vậy thì cần phải có một hệ thống cơ sở dữ liệu phức tạp và đồ sộ như:

PostGIS, ArcGIS Server,… Tuy nhiên, luận văn đưa ra một hướng tiếp cận khác trong việc tích hợp các dữ liệu loại này nhằm tối giản hóa yêu cầu mà vẫn đáp ứng được mục tiêu đề ra.

4. Công cụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó với nước biển dâng đưa ra cảnh báo nguy cơ ở mức rủi ro cao nhất có thể xảy ra đối với các loại đất nông nghiệp, nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, chính quyền tỉnh Nam Định

nói chung và huyện Giao Thủy nói riêng trong việc ra các quyết định thích ứng với biến đổi khí hậu cho sản xuất Nông nghiệp của địa phương.

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nâng cao khả năng nhận biết trực quan, hỗ trợ bước đầu vào định hướng quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cho các năm tiếp theo nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Kiến nghị

Để nâng cao độ chính xác của các kết quả và để công cụ thực sự có thể đi vào thực tế phục vụ các ban ngành quản lý, công cụ cần được tiếp tục nghiên cứu về các mặt:

1. Trên cơ sở cách tiếp cận với yếu tố nguy cơ ngập do nước biển dâng, công cụ cần xem xét tới tác động của các yếu tố biến đổi khí hậu khác ngoài nước biển dâng, ví dụ: nhiệt độ, lượng mưa, các cực trị,…

2. Nâng cao mức độ chi tiết của các tham số đầu vào, cụ thể cho từng đối tượng ví dụ: mức độ chống chịu của cây lúa, khả năng thích nghi của các loại thủy sản,… nhằm hỗ trợ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong bối cảnh biến đổi khí hậu

3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán giá trị thiệt hại kinh tế cho đất nông nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng cho các lĩnh vực khác như giao thông, thủy lợi… nhằm hỗ trợ các ban ngành trong việc lồng ghép các kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu.

4. Tiếp tục cập nhập, bổ sung các khuyến nghị chi tiết, cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu đối với sử dụng đất nông nghiệp tại nam định luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)