Bộ phận TN&TKQ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa trong các cơ quan nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 29)

1.1.6.1. Vị trí của Bộ phận TN&TKQ

Điều 8, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương nêu rõ: “i) bộ phận TN&TKQ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh đặt tại Văn phòng cơ quan và chịu sự quản lý, chỉ đạo của Văn phòng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Bộ phận TN&TKQ tập trung của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được tổ chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trung tâm hành chính tập trung; ii) bộ phận TN&TKQ của UBND cấp huyện đặt tại Văn phòng HĐND và UBND hoặc Văn phòng UBND nơi thí điểm không tổ chức HĐND cấp huyện (gọi chung là Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện); chịu sự quản lý, chỉ đạo của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện; iii) Bộ phận TN&TKQ của UBND cấp xã đặt tại trụ sở UBND cấp xã; iv) bộ phận TN&TKQ của các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc thực hiện theo quy định của cơ quan chủ quản”[19].

1.1.6.2. Diện tích, trang thiết bị của bộ phận TN&TKQ

Điều 9, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương có nêu: “i) Diện tích làm việc tối thiểu của Bộ phận TN&TKQ: của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh là 40m2, của UBND cấp huyện là 80m2, của UBND cấp xã là 40m2. Trong tổng diện tích làm việc của bộ phận TN&TKQ phải dành khoảng 50% diện tích để bố trí nơi ngồi chờ cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch; ii) Trang thiết bị của Bộ phận TN&TKQ: Trang thiết bị chung: căn cứ vào tính chất công việc của mỗi cấp, UBND cấp tỉnh quy định trang thiết bị cho bộ phận TN&TKQ, mức tối thiểu phải có máy vi tính, máy photocopy, máy fax, máy in, điện thoại cố định, ghế ngồi, bàn làm việc, nước uống, quạt mát hoặc máy điều hòa nhiệt độ và các trang thiết bị cần thiết khác để đáp ứng nhu cầu làm việc và yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan HCNN; Trang thiết bị của bộ phận TN&TKQ hiện đại được đặt tại vị trí trang trọng của cơ quan HCNN, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính; được bố trí khoa học theo các khu chức năng, bao gồm: khu vực cung cấp thông tin, TTHC; khu vực đặt các trang thiết bị điện tử, kể cả máy lấy số xếp hàng tự động, tra cứu thông tin, TTHC, tra cứu kết quả giải quyết TTHC; khu vực TN&TKQ được chia thành từng quầy tương ứng với từng lĩnh vực khác nhau; bố trí đủ ghế ngồi chờ, bàn để viết dành cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch; có phần cứng của hạ tầng CNTT và các thiết bị chuyên dụng theo quy định; có đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; áp dụng phần mềm điện tử theo quy định” [19].

1.1.6.3. Công chức làm việc tại bộ phận TN&TKQ

Đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ đảm bảo đủ về số lượng và có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu công việc; có phẩm chất, đạo đức

(LUAN.van.THAC.si).nghien.cuu.giai.phap.danh.gia.can.bo..cong.chuc.bo.phan.mot.cua.trong.cac.co.quan.nha.nuoc.tinh.vinh.phuc(LUAN.van.THAC.si).nghien.cuu.giai.phap.danh.gia.can.bo..cong.chuc.bo.phan.mot.cua.trong.cac.co.quan.nha.nuoc.tinh.vinh.phuc(LUAN.van.THAC.si).nghien.cuu.giai.phap.danh.gia.can.bo..cong.chuc.bo.phan.mot.cua.trong.cac.co.quan.nha.nuoc.tinh.vinh.phuc(LUAN.van.THAC.si).nghien.cuu.giai.phap.danh.gia.can.bo..cong.chuc.bo.phan.mot.cua.trong.cac.co.quan.nha.nuoc.tinh.vinh.phuc

tốt, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao; có tác phong, thái độ chuẩn mực, có khả năng giao tiếp tốt với cá nhân, tổ chức.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy chế hoạt động của bộ phận TN&TKQ; tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch hành chính; hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC đầy đủ, rõ ràng, chính xác đảm bảo cá nhân, tổ chức chỉ phải bổ sung hồ sơ một lần; tiếp nhận hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức theo quy định; chủ động tham mưu, đề xuất sáng kiến cải tiến việc thực hiện TTHC;

kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về TTHC không khả thi hoặc không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; mặc đồng phục trong quá trình thực thi nhiệm vụ; thực hiện các quy định khác của pháp luật.

Được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và văn hóa ứng xử, giao tiếp với cá nhân, tổ chức; được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định.

Công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Chánh Văn phòng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ của UBND cấp huyện thuộc biên chế Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Chánh Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện; công chức làm việc tại bộ phận TN&TKQ của UBND cấp xã là công chức thuộc 7 chức danh công chức cấp xã được quy định tại Luật Cán bộ, công chức do Chủ tịch UBND cấp xã phân công căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương.

Lợi ích của cơ chế một cửa đã rõ ràng. Tuy nhiên, nhân tố quyết định “một cửa”

hay “nhiều cửa”, “liên thông” hay “rời rạc” và mang lại những lợi ích đó không ai khác chính là đội ngũ cán bộ, công chức.

1.2. Bài toán đánh giá cán bộ, công chức

1.2.1. Đánh giá cán bộ, công chức là gì và để làm gì

“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[7], “cán bộ ở cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, bí thư, phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội”[7].

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế và

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

hưởng lương từ ngân sách nhà nước; công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [7], “công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [7]. Việc xác định công chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ[9] và Thông tư số 08/2011/TT-BNV ngày 02/6/2011 của Bộ Nội vụ[23].

“Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do cán bộ, công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước, nhân dân và xã hội”[21].

Đánh giá cán bộ, công chức là đo lường những biểu hiện của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ so với quy định, chuẩn mực… được pháp luật quy định hoặc xã hội thừa nhận; đo lường những kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Về tính pháp lý, đánh giá có thể chia thành 2 loại: i) đánh giá của cấp có thẩm quyền, nội dung đánh giá được ghi thành văn bản, có giá trị pháp lý; ii) đánh giá của nhiều chủ thể khác nhau nhưng không lấy tư cách của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, do đó khi đánh giá không có văn bản mang tính pháp lý.

Về đối tượng đánh giá có thể chia thành 2 loại: i) đánh giá tập thể cán bộ, công chức; ii) đánh giá cá nhân cán bộ, công chức.

Xét về tần suất, có thể chia thành nhiều loại như: đánh giá thường kỳ theo quy định (tháng, quý, năm, giai đoạn); đánh giá bất thường, đột xuất.

Đánh giá cán bộ, công chức cũng có nhiều mục đích khác nhau như: đánh giá để đưa vào quy hoạch, bồi dưỡng; đánh giá để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; đánh giá để xét tăng lương, khen thưởng, trao các danh vị; đánh giá để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; đánh giá để bố trí, sắp xếp cho phù hợp, sử dụng cho hiệu quả, tiết kiệm; đánh giá để giúp đỡ cán bộ, công chức trưởng thành và thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức. Đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là

“công bộc”[4] của dân.

1.2.2. Quan điểm về đánh giá cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức và hoạt động thực thi công vụ của họ là một trong bốn yếu tố cấu thành nền HCNN và là một trong những nội dung của CCHC. Đây là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến diện mạo, chất lượng của nền hành chính công.

(LUAN.van.THAC.si).nghien.cuu.giai.phap.danh.gia.can.bo..cong.chuc.bo.phan.mot.cua.trong.cac.co.quan.nha.nuoc.tinh.vinh.phuc(LUAN.van.THAC.si).nghien.cuu.giai.phap.danh.gia.can.bo..cong.chuc.bo.phan.mot.cua.trong.cac.co.quan.nha.nuoc.tinh.vinh.phuc(LUAN.van.THAC.si).nghien.cuu.giai.phap.danh.gia.can.bo..cong.chuc.bo.phan.mot.cua.trong.cac.co.quan.nha.nuoc.tinh.vinh.phuc(LUAN.van.THAC.si).nghien.cuu.giai.phap.danh.gia.can.bo..cong.chuc.bo.phan.mot.cua.trong.cac.co.quan.nha.nuoc.tinh.vinh.phuc

Hình 1.3. Sơ đồ “Cấu trúc nền HCNN”

Trong bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa ngày 20/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái dây truyền của bộ máy, nếu dây truyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”[27].

Việc đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức là một khoa học và nghệ thuật. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết tháng 10 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”[27], “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [27]. Từ đó có thể thấy, công tác cán bộ là cái gốc, là nhân tố quyết định mọi thành bại.

Đánh giá cán bộ là điểm khởi đầu làm cơ sở cho việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với vị trí việc làm, trình độ chuyên môn được đào tạo và trách nhiệm, tâm huyết với công việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp” [27]. Do đó, muốn dùng cán bộ, trước hết “phải biết rõ cán bộ” [27]. Người cho rằng: “Trong thế giới, cái gì cũng biến hoá. Tư tưởng của người cũng biến hóa” [27]; “không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay” [27]. Vì vậy, đánh giá cán bộ là việc xác định đúng ai tốt, ai xấu, mặt nào mạnh, mặt nào yếu;

khả năng công tác của họ thế nào, để từ đó mà bố trí, sử dụng cho đúng người, đúng việc.

Khi đánh giá cán bộ, công chức phải đặt trong mối quan hệ toàn diện, nhiều chiều, phát triển và không định kiến. Chủ tịch Hồ Chí minh cho rằng: “Thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng không sợ. Nhưng phải luôn luôn tuỳ theo hoàn cảnh mà bày vẽ cho họ về phương hướng công tác, cách thức công tác, để cho họ phát triển năng lực và sáng kiến của họ, đúng với đường lối của Đảng” [27], “Một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau” [27].

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, mỗi lần nhận xét, đánh giá là một lần giúp cán bộ nhìn lại quá trình công tác của mình, thấy rõ ưu điểm để phát huy và kịp thời khắc

Thể chế của nền hành chính nhà nước

Đội ngũ công chức và hoạt động của họ

Hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Nguồn lực công bảo đảm cho nền hành

chính hoạt động

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

phục những thiếu sót, khuyết điểm: “Không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhưng thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm.

Giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ”[27].

Nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ có “nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu”[28] và những chứng bệnh như “i- Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. ii- Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực. iii- Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình. Vì những bệnh đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo hộ, khiến cho chúng càng ngày càng hư hỏng”[27]. Trong kháng chiến thì chiến đấu anh dũng nhưng khi sống trong thời bình, cuộc sống thành thị lại rất dễ mất lập trường và sa vào con đường tội lỗi.

Người cảnh báo cán bộ rằng, “bom đạn của địch không nguy hiểm bằng „đạn bọc đường‟, vì nó làm hại mình mà mình không trông thấy”[28].

Do đó, phải liên tục đánh giá để kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, không chấp hành quy chế văn hóa công sở... góp phần “sửa đổi lối làm việc”[5], tác phong, cách ứng xử của cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là “công bộc”[4] của dân nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, công dân, xây dựng nền hành chính hiện đại, dân chủ, minh bạch.

Đánh giá cán bộ, công chức cần có quan điểm, tiêu chí rõ ràng. Đặc biệt là phải có thời gian, phải xuất phát từ thực tiễn công việc, tránh nóng vội, quy chụp, áp đặt để đảm bảo khách quan và công bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa trong các cơ quan nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)