CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THAM GIA XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Yêu cầu tham gia xóa đói, giảm nghèo của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai
3.2.3. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức trong tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội gắn với xóa đói, giảm nghèo của bộ đội địa phương tỉnh La ̀o Cai
Để tham gia phát triển kinh tế , văn hoá , xã hội gắn với XĐ , GN, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015 – 2020) đã xác định: “Quan tâm làm tốt công tác xoá đói, giảm nghèo. Mục tiêu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người Lào Cai đ ạt 72 triê ̣u đồng (năm 2015 là 39,4 triệu đồng); tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 3 - 4%...” [10, tr. 4]. Các đơn vị
BĐĐP tỉnh Lào Cai cần tiếp tục vận dụng sáng tạo các hình thức đã tiến hành nhƣ : thông qua các hình thức kết nghĩa giữa đơn vị với địa phương; thông qua hành quân dã ngoại kết hợp rèn luyện với làm công tác dân vận, giúp đỡ nhân dân XĐ, GN; thành lập các tổ đội công tác, cử cán bộ về tăng cường cho cơ sở; hình thức quân dân y kêt hợp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; tạo nguồn và đào tạo cán bộ cho các xã nghèo, vùng nghèo. Với các hình thức này cụ thể cần làm tốt các nội dung sau:
Kết nghĩa, là một trong những hình thức có tác dụng tốt đối với việc giúp đỡ các địa phương củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Để hình thức này thiết thực góp phần vào công tác XĐ, GN các đơn vị phải đổi mới đối tƣợng, nội dung, hình thức kết nghĩa sao cho có hiệu quả thiết thực, khắc phục tình trạng phô trương, hình thức. Trước hết, các đơn vị BĐĐP Tỉnh cần mở rộng địa bàn kết nghĩa đến các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Về đối tƣợng kết nghĩa, bên cạnh kết nghĩa với các tổ chức quần chúng phải đặc biệt quan tâm kết nghĩa với cấp uỷ và chính quyền địa phương. Nội dung kết nghĩa không chỉ dừng lại ở vấn đề giao lưu tình cảm mà cần hướng vào củng cố phát triển hệ thống chính trị ở cơ sở và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở địa phương. Nâng cao hiệu quả hình thức kết nghĩa, tránh kết nghĩa theo hình thức, nội dung cần tập trung nhiều hơn nữa vào hoạt động tham gia XĐ, GN, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương. Cần vận dụng linh hoạt các hình thức phối hợp hoạt động giữa đơn vị với địa phương sao cho có hiệu quả, phù hợp với điều kiện hoạt động của đơn vị và tình hình địa phương, coi trọng công tác sơ tổng kết rút kinh nghiệm.
Hành quân dã ngoại, trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ lệnh huấn luyện hành quân dã ngoại kết hợp rèn luyện với tiến hành công tác dân vận, xây dựng cơ sở, giúp đỡ nhân dân địa phương phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh của Bộ Tổng Tham mưu ký năm 1991. Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị phải tổ chức thực hiện chu đáo các khâu, các bước, cả trước, trong và sau khi kết thúc dã ngoại.
Trước khi hành quân dã ngoại phải làm thật tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt:
Cấp uỷ ra nghị quyết lãnh đạo chuyên đề, người chỉ huy xây dựng kế hoạch dã
ngoại cụ thể, tỷ mỷ. Thông qua khảo sát điều tra nắm chắc tình hình, xác định nội dung công việc mà đơn vị phải tham gia giúp đỡ địa phương, từ đó mà bố trí lực lượng phù hợp. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng ý chí quyết tâm, tinh thần khắc phục khó kăn hoàn thành nhiệm vụ cho toàn đơn vị. Đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất hậu cần, kỹ thuật đảm bảo cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian dã ngoại.
Trong thời gian dã ngoại, phải quán triệt quan điểm đơn vị về giúp địa phương chứ không phải là làm thay họ, do đó mọi cán bộ, chiến sĩ phải thực hiện tốt “ba cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và “bốn bám: bám nghị quyết, bám địa bàn, bám dân, bám công việc”. Chủ động phối hợp với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nội dung các công việc đã đƣợc xác định.
Giữ nghiêm kỷ luật trong quan hệ quân dân, tôn trọng ý kiến của nhân dân, phát huy vai trò của trưởng thôn, bản, để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tham gia các công việc của địa phương, nhất là hoạt động XĐ, GN.
Kết thúc mỗi giai đoạn dã ngoại, các đơn vị phải tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, lắng nghe ý kiến đóng góp của các tổ chức đoàn thể, chính quyền, nhân dân địa phương. Có hình thức khen thưởng, biểu dương kịp thời với cán bộ, chiến sĩ, bộ phận làm tốt, có nhiều thánh tích trong quá trình dã ngoại, đồng thời phê bình, nhắc nhở, rút kinh nghiệm kịp thời đối với bộ phận làm chƣa tốt hoạt động dã ngoại.
Tăng cường cán bộ cho cơ sở và thành lập các tổ, đội công tác, là một hình thức mang lại hiệu quả cao trong công tác vận động quần chúng nhân dân nói chung và tham gia XĐ, GN nói riêng. Vì vậy, lựa chọn, bồi dƣỡng nâng cao phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc của tổ , đội đi công tác là một giải pháp cơ bản nâng cao chất lƣợng công tác tham gia XĐ , GN của BĐĐP tỉnh Lào Cai . Trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết 02/BCT khoá VI, Chỉ thị 58/TTg, Chỉ thị 334/BQ của Bộ Quốc phòng, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị phải căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, điều kiện của đơn vị mà cử cán bộ về tăng cường cho cơ sở, thành lập các tổ, đội công tác chuyên ngành, hoặc liên ngành cho phù hợp. Để cán bộ tăng cường cho cơ sở và các tổ, đội công tác hoạt động có hiệu quả, các đơn vị BĐĐP Tỉnh cần
phải khắc phục triệt để trình trạng trong thời gian qua một số cơ quan, đơn vị cử người không đủ tiêu chuẩn tăng cường cho cơ sở, cán bộ, tổ, đội công tác tăng cường cho cơ sở là những người có năng lực yếu, bị vi phạm kỷ luật, thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ. Trong thời gian tới, phải chọn những đồng chí có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, công tâm, nhiệt huyết với công việc, hiểu biết về phong tục tập quán địa phương. Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tiếng dân tộc cho đội ngũ này trước khi đưa về cơ sở, phối hợp chặt chẽ với địa phương để giao việc, quản lý cán bộ. Đồng thời phải giao cho họ những quyền hạn nhất định về pháp lý, về kinh phí cần thiết, đảm bảo cho đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Bên cạnh đó, căn cứ vào địa bàn đƣợc phân công, các đơn vị khi cử các tổ đội công tác về địa bàn, cần chủ động phối hợp với cấp uỷ, chính quyền, cơ quan quân sự địa phương tiến hành khảo sát nắm chắc tình hình của địa phương, từ đó xác định đúng nội dung, hình thức, lựa chọn thời gian thích hợp, tổ chức lực lƣợng hợp lý để thực hiện nhiệm vụ. Trong khảo sát điều tra, yêu cầu đặt ra là phải nắm thật chắc thực trạng đói, nghèo của địa phương; nguyên nhân đói, nghèo ở cấp cộng đồng; số hộ đói, nghèo, nguyên nhân đói, nghèo của từng hộ. Từ đó mà xác định nội dung công việc cần thiết, cấp bách mà đơn vị phải giúp đỡ địa phương trong từng thời điểm cụ thể. Việc làm này sẽ khắc phục đƣợc tình trạng chung chung, hình thức, thiếu thiết thực trong xác định các công việc mà đơn vị giúp đỡ địa phương. Các đơn vị cần tập trung giúp đỡ địa phương những công việc cần thiết, cấp bách có tác dụng tốt đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và phù hợp với khả năng điều kiện của đơn vị. Cần phải xác định rõ, công việc nào đơn vị có khả năng làm và làm tốt mới tiến hành nhận, công việc nào không làm đƣợc do vƣợt quá khả năng của đơn vị thì không nên nhận, điều đó sẽ tránh đƣợc sự lãng phí về tiền bạc của Nhà nước, của Quân đội, cũng như công sức của bộ đội, của địa phương đồng thời mới giữ đƣợc niềm tin của nhân dân đối với Quân đội.
Ngoài các hình thức trên, cần kết hợp nâng cao chất lƣợng các hình thức, biện pháp khác nhƣ:
Kết hợp quân dân y là để làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu , vùng xa, những xã còn thiếu cơ sở và cán bộ , nhân viên y tế , BĐĐP tỉnh Lào Cai cần tiếp tục làm tốt hình thức kết hợp quân dân y.
Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị phải thực sự vào cuộc với công tác kết hợp quân dân y, coi đây là một nhiệm vụ chính trị của đơn vị, có chủ trương và biện pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện phù hợp, có hiệu quả. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với các bộ, chiến sĩ quân y của mình, nhất là cán bộ quân y chủ trì, để họ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của công tác kết hợp quân dân y. Vì vậy, đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Quân đội nói chung, lực lƣợng quân y nói riêng.
Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ quân y, xây dựng ý chí quyết tâm, tinh thần khắc phục khó khăn gian khổ, cử các đội công tác đến với nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; đến những nơi thiên tai để tuyên truyền, vận động nhân dân phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, khám chữa bệnh cho người nghèo, hộ gia đình chính sách, tham gia củng cố y tế cơ sở.
Đào tạo cán bộ cho các xã nghèo, là hình thức mà quá trình các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện cần kết hợp làm tốt công tác tạo nguồn cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn, nhất là các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua công tác tuyển quân hàng năm, lựa chọn một số con em là người dân tộc thiểu số cho nhập ngũ, sau khi hết nghĩa vụ, dành thời gian thích hợp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho số đối tƣợng này để tạo nguồn cán bộ cho cơ sở, là lực lƣợng chủ chốt trong XĐ, GN, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hình thức đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, để tạo điều kiện cho một bộ phận bộ đội xuất ngũ, con em các hộ chính sách, các hộ nghèo tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm, từ đó mà nâng cao chất lƣợng cuộc sống, trực tiếp XĐ, GN cho bản thân và gia đình.
Trên đây là các hình thức cơ bản để các đơn vị BĐĐP tỉnh Lào Cai tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, XĐ, GN trên các địa bàn đứng chân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Mỗi hình thức có một thế mạnh, vai trò, vị trí riêng, phù hợp với từng loại hình đơn vị, nội dung công việc và mang lại hiệu quả khác nhau. Vì vậy, từng đơn vị phải căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, vào
nhiệm vụ chính trị và điều kiện, khả năng mà vận dụng linh hoạt các hình thức.
Đồng thời phát huy vai trò năng động, tích cực của từng đơn vị cơ sở trong tìm tòi, sáng tạo các hình thức mới có hiệu quả, kịp thời tổng kết rút kinh nghiệm, phổ biến để các đơn vị lựa chọn áp dụng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
Bên cạnh việc đổi mới , nội dung, hình thức tham gia XĐ , GN nhƣ trên , các đơn vị BĐĐP tỉnh Lào Cai cần tiếp tục phát huy kết quả đã đ ạt đƣợc trong tham gia
“phong trào đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị phải tiếp tục phát huy kết quả đạt được của đơn vị trong việc thực hiện chính sách hậu phương Quân đội trong những năm qua. Động viên cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong đơn vị tích cực tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tăng năng suất lao động, thực hiện lao động thêm ngày, thêm giờ và tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, quỹ XĐ, GN và các quỹ bảo trợ xã hội khác. Thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực nhƣ tiếp tục nhận phụng dƣỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng; nhận đỡ đầu thương binh, các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng; tặng sổ tiết kiệm, tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương; tặng quà nhân các ngày lễ, ngày Tết; tặng vườn cây, con giống, tặng sách vở, đồ dùng học tập, nhận đỡ đầu và tạo công ăn việc làm cho con em các hộ chính sách, các hộ nghèo… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tƣợng này. Đồng thời cán bộ chiến sĩ BĐĐP tỉnh Lào Cai còn phải là những chiến sĩ đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, buôn lậu hiện nay, vì đây là những tệ nạn làm nghèo đất nước, làm giàu bất chính cho một số cá nhân, góp phần phân hoá sâu sắc giàu, nghèo trong xã hội, gây bất bình trong nhân dân.
Tất cả các hình thức của BĐĐP tỉnh Lào Cai tham gia XĐ , GN đều vì mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn. Do đó cần kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp để tổ chức lao động giúp đỡ đồng bào ổn định và phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở như: làm đường giao thông nông thôn, sửa chữa hệ thống kênh mương, xây dựng trạm y tế, trường học và các công trình phúc lợi xã hội, chợ nông thôn; giúp đỡ đồng bào thu hoạch mùa màng, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, giải quyết việc làm; phát triển mạnh các ngành công
nghiệp chủ lực theo hướng hiện đại, tạo bước phát triển nhanh trong lĩnh vực dịch vụ, chuyển nhanh về chất nền sản xuất nông nghiệp và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn; nhân rộng phong trào hỗ trợ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, nông dân sản xuất giỏi, tích cực tham gia cùng địa phương xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho hộ nghèo, gia đình chính sách... Đồng thời, tích cực tham gia các cuộc vận động XĐ, GN, phòng chống các tệ nạn xã hội, khơi dậy và phát huy tiềm năng sáng tạo, khai thác các giá trị văn hoá, đạo đức và truyền thống tốt đẹp của nhân dân trên từng địa bàn đóng quân.