Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp lần 1 tại công ty cổ phần giống cây trồng hải dương (Trang 47 - 51)

II- TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG HẢI DƯƠNG

2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CỤ THỂ

2.3.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.3.5.1. Nội dung và yêu cầu phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

* Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất(CPSX) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định.

Tùy theo việc xem xét chi phí ở góc độ khác nhau, mục đích quản lý chi phí khác nhau mà chúng ta lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp.

Trong doanh nghiệp sản xuất người ta thường phân loại chi phí sản xuất theo các cách sau:

- Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng của chi phí:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT).

 Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT).

 Chi phí sản xuất chung bao gồm 6 yếu tố: chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu; chi phí dụng cụ sản xuất; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bằng tiền khác.

Cách phân loại này có tác dụng quản lý CPSX theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, là cơ sở để lập định mức CPSX và kế hoạch giá thành cho kỳ sau.

* Giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ hoàn thành.

Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí sản xuất và kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

- Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

+ Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.

+ Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và bằng phương pháp thích hợp. Cung cấp kịp thời những số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí, yếu tố chi phí đã quy định, xác định đúng trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

+ Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định.

+ Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện các hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các liệu pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

2.3.5.2. Chứng từ sử dụng và tài khoản sử dụng

- Chứng từ sử dụng: Các phiếu yêu cầu vật tư, bảng tính phân bổ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ chi phí trả trước, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…

- Tài khoản sử dụng:

+ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp + TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

+ TK 627 – Chi phí sản xuất chung, trong đó có các TK chi tiết cấp 2 sau:

• TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng

• TK 6272 – Chi phí vật liệu phụ

• TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ

• TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ

• TK 6277 – Chi phí mua ngoài + TK 154 và các tài khoản liên quan.

2.3.5.3. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

* Quy trình tập hợp chi phí sản xuất:

- Chi phí NVL trực tiếp: Kế toán vật tư tại công ty đồng thời là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.

+ Khi vật tư được xuất dùng, căn cứ vào phiếu đề nghị lĩnh vật tư, kế toán cập nhật vào phần mềm kế toán nhưng chỉ có số lượng.

+ Cuối kỳ, kế toán mới tính đơn giá và trị giá vốn thực tế NVL xuất kho.

+ Khi kế toán nhập số liệu lên phần mềm kế toán, máy sẽ tự động cập nhật vào sổ cái TK 621 và sổ cái các tài khoản liên quan.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Kế toán dựa trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội để xác định chi phí nhân công trực tiếp. Khi kế toán nhập số liệu vào phần mềm, máy sẽ tự động nhập số liệu vào sổ quỹ, sổ cái TK 622 và sổ cái các tài khoản liên quan.

- Chi phí sản xuất chung:

+ Kế toán xác định chi phí nhân viên phân xưởng dựa trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, phềm mềm tự động cập nhật lên TK 6271.

+ Chi phí vật liệu phụ và chi phí công cụ dụng cụ: Kế toán dựa vào phiếu đề nghị lĩnh vật tư của xí nghiệp để ghi phiếu xuất kho và nhập thông tin lên phần mềm, máy sẽ tự động cập nhật vào tài khoản 6272, 6273.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán cập nhật lên phần mềm kế toán, tự động hạch toán vào TK 6274.

+ Chi phí mua ngoài của công ty: kế toán căn cứ vào hóa đơn để xác định khoản mục này, khi kế toán nhập số liệu vào phần mềm, phần mềm tự động cập nhật lên TK 6277.

* Khái quát quy trình tính giá thành thành phẩm:

- Kế toán thực hiện kết chuyển từ các TK 621, 622 và 627 sang TK 154.

- Thực hiện đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ, sản phẩm dở sẽ được đưa về sản phẩm quy đổi theo mức độ hoàn thành tương đương và phải chịu chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương.

- Kế toán lập bảng tính tổng giá thành trên excel, sau đó tính giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm:

Tổng giá

thành = Chi phí sx dở dang

đầu kỳ + Chi phí sx phát

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp lần 1 tại công ty cổ phần giống cây trồng hải dương (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w