II- TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG HẢI DƯƠNG
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CỤ THỂ
2.3.6. Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
2.3.6.1. Kế toán thành phẩm, hàng hóa
- Khái niệm thành phẩm: Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp tiến hành hoặc thuê ngoài gia công chế biến và đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và đã nhập kho thành phẩm.
- Đánh giá thành phẩm:
+ Giá gốc thành phẩm nhập kho:
Thành phẩm do DN sản xuất ra = Giá thành sản xuất thực tế + Giá gốc thành phẩm xuất kho:
Giá gốc TP xuất kho = Số lượng TP xuất kho * Đơn giá TP xuất kho
- Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý; Bảng kê mua hàng; Hóa đơn GTGT,….
- Tài khoản sử dụng: TK 155 – “Thành phẩm” dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại thành phẩm của doanh nghiệp.
* Kế toán giá vốn hàng bán:
Tài khoản sử dụng: TK 632 – “Giá vốn hàng bán” dùng để phản ánh trị giá vốn thực tế của hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã cung cấp, đã bán trong kỳ. Ngoài ra, còn phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí xây dựng cơ bản dở dang vượt trên mức bình thường, số trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK.
2.3.6.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng
* Doanh thu bán hàng
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
- Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 05 điều kiện sau:
DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc kiểm soát hàng hoá.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, các chứng từ thanh toán (phiếu thu, ủy nhiệm thu, Giấy báo Có, séc thanh toán….)
- Tài khoản sử dụng: TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
Và các tài khoản liên quan khác (TK 111,112, 131,….)
* Các khoản giảm trừ doanh thu
- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán và Hàng bán bị trả lại. Trong đó:
+ Chiết khấu thương mại là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
+ Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho khách hàng do hàng kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
+ Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là bán hoàn thành bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
- Tài khoản sử dụng: TK 521- “Các khoản giảm trừ doanh thu” có 03 tài khoản cấp 2 là:
+ TK 5211: Chiết khấu thương mại
+ TK 5212: Hàng bán bị trả lại + TK 5213: Giảm giá hàng bán
- Chứng từ sử dụng: Hóa đơn hàng bán bị trả lại, Hóa đơn giảm giá hàng bán, chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại....
2.3.6.3. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng phân loại theo nội dung chi phí bao gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản sử dụng: TK 641- “Chi phí bán hàng” phản ánh các chi phí liên quan và phục vụ cho quá trình tiêu thụ theo nội dung gắn liền với đặc điểm tiêu thụ các loại hình sản phẩm. TK 641 có 7 tài khoản cấp 2 theo nội dung chi phí.
2.3.6.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân loại theo nội dung chi phí bao gồm:
chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật liệu quản lý; chi phí đồ dùng văn phòng;
chi phí khấu hao TSCĐ; Thuế, phí và lệ phí; chi phí dự phòng và chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản sử dụng: TK 642- “Chi phí quản lý doanh nghiệp” dùng để phản ánh những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động chung của toàn doanh nghiệp trong kỳ hoạch toán.
2.3.6.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản sử dụng: TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh” dùng để xác định và phản ánh kết quả các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm.
2.3.7. Kế toán lập và phân tích Báo cáo Tài chính
Báo cáo Tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả SXKD, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn….của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất.
Báo cáo Tài chính bao gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính được tổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết và những thuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó. Báo cáo Tài chính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến người ra quyết định. Đó là những thông tin công khai về tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…. phục vụ các đối tượng bên trong và ngoài doanh nghiệp.
- Việc lập và trình bày Báo cáo Tài chính doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu được quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày Báo cáo Tài chính” gồm:
+ Trung thực và hợp lý.
+ Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:
• Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
• Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
• Trình bày khách quan, không thiên vị;
• Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
• Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
- Những nguyên tắc cơ bản lập Báo cáo Tài chính:
+ Kinh doanh liên tục
+ Nguyên tắc cơ sở dồn tích + Nguyên tắc nhất quán + Tính trọng yếu và tập hợp + Nguyên tắc bù trừ
+ Nguyên tắc có thể so sánh
- Trách nhiệm lập và trình bày Báo cáo Tài chính
(1) Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày Báo cáo Tài chính năm.
(2) Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập Báo cáo Tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.
(3) Công ty mẹ và Tập đoàn phải lập Báo cáo Tài chính hợp nhất giữa niên độ và Báo cáo Tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm. Ngoài ra còn phải lập Báo cáo Tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh.
(4) Ngoài ra, tất cả các doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi công khai và doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán như các công ty niêm yết, các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp tự nguyện phải lập Báo cáo Tài chính bộ phận khi thỏa mãn các điều kiện quy định trong chuẩn mực 28 “ Báo cao bộ phận”.