Nhóm giải pháp về hoạt động marketing của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp gia tăng xuất khẩu surimi tại công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu côn đảo (coimex)​ (Trang 68 - 73)

Chương 3: Một số giải pháp gia tăng xuất khẩu Surimi tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX)

3.2 Một số giải pháp gia tăng xuất khẩu Surimi của Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX)

3.2.5 Nhóm giải pháp về hoạt động marketing của công ty

• Đa dạng hóa sản phẩm surimi mô phỏng phù hợp với điều kiện từng quốc gia.

• Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn HACCP, ISO, ...

• Cải tiến mẫu mã, bao bì nhưng vẫn đảm bảo chức năng thông tin và bảo quản của nó. Nội dung bao bì cần tuân thủ quy định của nước nhập khẩu.

• Đầu tư dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng.

Product

• Thiết lập bảng cơ cấu giá nhằm làm cơ sở báo giá với điều kiện bán hàng cụ thể.

• Ưu đãi về giá cho khách hàng , chiết khấu thương mại , chiết khấu thương mại nếu thanh toán sớm.

• Đối với những thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật, áp dụng chính sách "đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn".

• Có những mức giá khác nhau phù hợp với từng đối tượng khách hàng, thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp.

Price

• Tập trung phát triển thị trường nội địa tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM trước, vì đây là 2 thị trường tập trung nên áp dụng kênh phân phối ngắn, trực tiếp. Đặc trưng của surimi là cần được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp nên COIMEX cần thiết lập kênh phân phối với các siêu thị, cửa hàng chuyên dụng, cửa hàng 24h,... vì những nơi này đã có hệ thống tủ đông sẵn có.

• Liên kết với các nhà phân phối tại nước ngoài.

Place

• Nghiên cứu và xây dựng thương hiệu đặc trưng và đồng bộ thông qua câu slogan, biểu tượng, hình ảnh và tạo sự nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp.

• Lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp như: báo chí, TV, internet, ... Duy trì và xây dựng website bằng tiếng anh và tiếng việt để khách hàng dễ dàng trong tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp.

• Tham gia hội chợ, các chương trình xúc tiến thương mại, tài trợ, hoạt động từ thiện,...

• Tạo các cuốn catalogue, khuyến mãi cho khách hàng,...

• Tạo dấu ấn trong lòng người tiêu dùng nội địa như là một công ty chế biến surimi hàng đầu Việt Nam, đánh vào tâm lý tự hào dân tộc.

Promotion

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nội dung của bài khóa luận trên cho thấy cơ sở lý luận về xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Trên cơ sở lý luận ấy, khóa luận đã mô tả thực trạng xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX) trên các phương diện như: thị trường xuất khẩu, tình hình nguyên liệu sản xuất, trình độ công nghệ của công ty, hoạt động marketing và các thủ tục, quy trình xuất khẩu.

Tóm tắt một số thông tin về công ty như sau: công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX) là một trong những doanh nghiệp thủy sản hàng đầu của nước ta, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu vẫn là chế biến và xuất khẩu chả cá surimi.

Công ty thành lập năm 1992, xuất thân từ doanh nghiệp nhà nước đã trải qua gần 20 năm phấn đấu và vươn lên trở thành công ty cổ phần có tài chính mạnh, đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất chả cá surimi của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Công ty có 02 nhà máy chế biến tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và liên kết góp vốn với 04 nhà máy khác tại các tỉnh Trà Vinh và Kiên Giang. Ngoài ra, công ty còn có 02 chi nhánh tại TP.HCM và Hậu Giang. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty hàng năm trung bình lên tới 25 triệu USD/năm. Với phương châm hoạt động “Khách hàng là ân nhân, chất lượng cao là điều kiện tồn tại”, công ty đã tạo được uy tín trên thị trường bởi chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000, HACCP và EU Code.

Công ty đã xuất khẩu chả cá surimi đi đến hơn 20 quốc gia trên thế giới như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Triều Tiên, Mỹ, Nga,… Công ty có phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (R&D); trong vài năm trở lại đây, công ty đã đa dạng hóa các sản phẩm của mình khi tung ra thị trường các sản phẩm surimi mô phỏng như: tôm hùm surimi, cá surimi lăn bột, càng cua surimi lăn bột, surimi cuốn rau,… Với những thành công đã đạt được, công ty đang có chiến lược mở rộng thị trường và cùng với đó là thâm nhập thị trường nội địa bằng các sản phẩm mô phỏng của mình.

Từ những mô tả đó, khóa luận đã tổng hợp điểm mạnh và cơ hội của công ty cũng như những điểm còn hạn chế. Từ đó, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng sản lượng xuất khẩu thủy sản, mà cụ thể là sản phẩm surimi.

Để thực hiện các giải pháp đó có hiệu quả, khóa luận cũng xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Về phía Nhà nước:

+ Cần thay đổi cách tiếp cận kiểm soát phù hợp với luật an toàn thực phẩm, thông lệ quốc tế và giảm giá thành cho doanh nghiệp theo hướng: kiểm soát điều kiện sản xuất là điều kiện chính để xuất khẩu thủy sản và không áp dụng việc lấy mẫu kiểm nghiệm bắt buộc lô hàng làm điều kiện để cấp chứng thư (Health Certificate) xuất khẩu. Bởi việc cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho lô hàng xuất khẩu không phụ thuộc vào việc lấy mẫu lô hàng kiểm nghiệm, mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu của nước nhập khẩu và điều kiện an toàn vệ sinh của cơ sở chế biến. Mặt khác, theo thông lệ quốc tế và ở nhiều nước khác, họ không đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm của lô hàng chỉ nhờ kiểm nghiệm một vài mẫu, mà phụ thuộc vào hiện trạng an toàn vệ sinh của doanh nghiệp đó có đạt không, có đủ điểu kiện để xuất khẩu hay không. Hơn nữa, việc kiểm nghiệm mẫu lô hàng rồi cấp giấy chứng nhận như tại nước ta có chi phí quá cao, cụ thể phí kiểm nghiệm mà các doanh nghiệp phải trả cho NAFIQAD trung bình 5-15 triệu VND/ lô hàng.

+ Nhà nước không nên bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải có chứng thư khi mà nước nhập khẩu không yêu cầu, cũng như không áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm mang tính trừng phạt. Tại một số nước trên thế giới hiện nay, họ không quá khắt khe đối với điều kiện nhập khẩu thủy sản, hoặc do quan hệ làm ăn lâu năm họ không yêu cầu chứng thư an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Xã hội hóa công tác kiểm nghiệm nhằm kịp thời phục vụ xuất khẩu. Tính tới thời điểm 17/11/2011, NAFIQAD có tổng cộng 15 đơn vị kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản. Số lượng đơn vị này là quá ít ỏi so với quy mô xuất khẩu của nước ta hiện nay, nhiều trường hợp các đơn vị này quá tải và điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về tính chủ động cũng như thời gian giao hàng.

+ Cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản kịp thời về vốn và chính sách trong các thời điểm khó khăn về nguồn nguyên liệu. Vấn đề mang tính mấu chốt nhất của ngành thủy sản hàng năm là thiếu nguồn nguyên liệu trầm trọng, để giải quyết vấn đề này, nhà nước cần đưa ra các gói hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp để thu mua thủy sản tiếp tục sản xuất cũng như hỗ trợ bà con nông dân trong nuôi trồng thủy sản.

+ Xem xét và có những thay đổi phù hợp với ngành thủy sản trong việc xử lý chất thải, nước thải trong một số văn bản luật đã ban hành như: QCVN 11:2008/BTNMT, QCVN40:2011/BTNMT,…

+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại. Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Thương mại, Cục xúc tiến thương mại, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam,…nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu có hiệu quả hơn thông qua các hoạt động như: tổ chức hội chợ thủy sản, các chiến dịch quảng cáo sản phẩm, phổ biến rộng rãi tới doanh nghiệp các văn bản , quy định mới của các nước nhập khẩu,…

- Về phía doanh nghiệp:

+ Cần nghiên cứu, tìm hiểu và nắm vững hệ thống pháp luật cũng như các quy định, điều kiện nhập khẩu thủy sản của các nước nhập khẩu.

+ Ngoài việc tham dự các chiến dịch xúc tiến thương mại do Nhà nước phát động, các doanh nghiệp cũng nên chủ động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, xây dựng các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, quảng bá sản phẩm tại một số thị trường xuất khẩu lớn. Đặt các văn phòng đại diện, đại lý bán hàng tại một số nước đó nhằm thuận tiện trong việc tiếp cận, liên lạc và giới thiệu sản phẩm, cũng như gây dựng lòng tin với khách hàng và các đối tác làm ăn tại các nước này.

+ Đa dạng hóa sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Liên kết chặt chẽ với bà con nông dân trong việc nuôi trồng, thu mua thủy sản nhằm ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất.

+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.

+ Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm điều kiện xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU và Mỹ.

Hi vọng Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX) sẽ khẳng định được thương hiệu và vị thế hàng đầu của mình trong ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung !

Một phần của tài liệu Một số giải pháp gia tăng xuất khẩu surimi tại công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu côn đảo (coimex)​ (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)