Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ
1.2. Cơ sở pháp lý về phát huy giá trị tài liệu lưu trữ
Phát huy giá trị tài liệu là mục tiêu quan trọng của công tác lưu trữ. Để mục tiêu này được thực hiện thành công, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải thiết lập một hành lang pháp lý bằng việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định rõ ràng, cụ thể và hợp lý về tổ chức khai thác sử dụng tài liệu làm căn cứ triển khai thực hiện việc phát huy giá trị tài liệu. Hiện nay pháp luật lưu trữ Việt Nam đã đưa ra những quy định liên quan đến vấn đề bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ như sau:
- Qua nghiên cứu Luật Lưu trữ 2011 chúng tôi nhận thấy, Luật Lưu trữ đã dành 06 Điều từ Điều 29 đến 34 quy định khá chi tiết về sử dụng TLLT: Điều 29 quy định về Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng TLLT; Điều 30 quy định về sử dụng TLLT lịch sử; Điều 31 quy định về sử dụng TLLT tại Lưu trữ cơ quan; Điều 32 quy định về các hình thức sử dụng TLLT; Điều 33 quy định về sao TLLT, chứng thực lưu trữ; Điều 34 quy định về việc mang TLLT ra khỏi Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử. [19, 31-34].
- Điều 8 và điều 9 Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ năm 2011 đã đưa ra quy định về bảo quản và sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử như sau: [26].
- Điều 8. Bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử
1. Tài liệu lưu trữ điện tử phải được bảo quản an toàn và được chuyển đổi theo công nghệ phù hợp.
2. Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử phải thường xuyên kiểm tra, sao lưu để
15
bảo đảm an toàn, tính toàn vẹn, khả năng truy cập của tài liệu lưu trữ điện tử và sử dụng các biện pháp kỹ thuật để việc phân loại, lưu trữ được thuận lợi nhưng phải bảo đảm không thay đổi nội dung tài liệu.
3. Phương tiện lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử phải được bảo quản trong môi trường lưu trữ thích hợp.
4. Bộ Nội vụ quy định chi tiết các yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.
- Điều 9. Sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử
1. Thẩm quyền cho phép đọc, sao, chứng thực lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ điện tử được thực hiện như đối với tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng tải thông tin về quy trình, thủ tục, chi phí thực hiện dịch vụ sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử trên trang tin điện tử của cơ quan, tổ chức.
3. Khuyến khích việc thực hiện dịch vụ sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử trực tuyến.
4. Phương tiện lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng không được kết nối và sử dụng trên mạng diện rộng.
- Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu” đã quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và đặc biệt trách nhiệm của Bộ Nội Vụ - cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ trong công tác phát huy giá trị TLLT. Bộ Nội vụ có trách nhiệm: [3].
a) Tiếp tục nghiên cứu đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về lưu trữ;
trước mắt xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Lưu trữ và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường phổ biến, thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về lưu trữ tại các cơ quan trung ương và địa phương.
b) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trong phạm vi trách nhiệm của mình:
- Thực hiện nghiêm túc việc thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ có ý nghĩa quốc gia, nhất là tài liệu lưu trữ quý, hiếm;
- Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào việc bảo vệ, bảo quản an toàn, bảo hiểm và quản lý, khai thác tài liệu lưu trữ;
16
- Bố trí diện tích thích đáng để thường xuyên tổ chức triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ;
- Tổ chức giải mật theo quy định, chủ động công bố giới thiệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ được nhanh chóng và có hiệu quả.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cấp, các ngành lập dự toán kinh phí hàng năm theo Luật Ngân sách nhà nước bảo đảm điều kiện cho các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt các quy định về công tác lưu trữ.
- Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu.
- Thông tư số 275/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng tài liệu lưu trữ. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III căn cứ nội dung Thông tư lập biểu giá thu phí khai thác sử dụng tài liệu tại Trung tâm.
Nhìn tổng thể về mặt hành lang pháp lý trong lĩnh vực lưu trữ nói chung và hoạt động phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nói riêng tính toàn diện về cơ sở pháp lý đang còn nhiều hạn chế so với những lĩnh vực khác. Hầu hết những văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lưu trữ đều ra đời trong hoàn cảnh thực tiễn có trước rồi mới có văn bản quy định, thực hiện.
17
Tiểu kết chương 1:
Có thể khẳng định rằng tài liệu lưu trữ là ký ức của nhân loại nói chung và của từng quốc gia nói riêng. Nó là kết quả được hình thành ra trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tiêu biểu.
Trong chương 1 chúng tôi đã tập trung nghiên cứu về cơ sở khoa học để làm rõ hơn thuật ngữ tài liệu lưu trữ, các loại hình tài liệu lưu trữ, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và những giá trị của tài liệu lưu trữ, cũng như nêu ra một số khái niệm liên quan đến công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. Đặc biệt trong chương này, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu làm rõ nội hàm của khái niệm “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ” nhằm chỉ các hoạt động nghiên cứu, khai thác các thông tin có giá trị từ tài liệu lưu trữ nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của đời sống xã hội. Đồng thời chúng tôi nghiên cứu và tìm hiểu những quy định của nhà nước đối với hoạt động phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, trên cơ sở đó để chúng tôi có căn cứ pháp lý đi sâu nghiên cứu nội dung trọng tâm của đề tài trong chương 2.
18 Chương 2