Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA KHU VÀ LIÊN KHU BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III
3.1. Nhóm giải pháp chung
3.1.1. Hoàn thiện về cơ sở pháp lý về phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.
Công tác phát huy giá trị tài liệu được các cơ quan lưu trữ tích cực triển khai với nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích là phát huy tối đa giá trị tài liệu lưu trữ đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Những quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về tổ chức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các cơ quan lưu trữ thực hiện nhiệm vụ phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng độc giả được tiếp cận, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ nhu cầu chính đáng. Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện một số vấn đề như sau:
- Thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.
+ Về nội dung: Quy định rõ thẩm quyền trong xác định tài liệu thuộc diện hạn chế sử dụng; cấp bản sao, chứng thực tài liệu; giới thiệu tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng; công bố các ấn phẩm lưu trữ; đưa tài liệu ra trưng bày, triển lãm; khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ do các cá nhân tặng, ký gửi.
+ Về cấp xét duyệt khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ: Phân định rõ trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng; Chánh Văn phòng Bộ; Trưởng phòng Lưu trữ Bộ; Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
Giám đốc các Trung tâm quốc gia; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Giám đốc Sở Nội vụ...
- Văn bản hướng dẫn, xác định, lựa chọn các loại tài liệu lưu trữ cần được đưa ra phát huy giá trị tài liệu và công bố tài liệu.
Đây là một trong những văn bản rất quan trọng nhằm giúp các cơ quan lưu trữ xác định được những loại tài liệu được phép đưa ra khai thác sử dụng một cách rộng rãi đồng thời cũng xác định được đâu là những tài liệu mật, tài liệu hạn chế sử
45
dụng, tài liệu không được phép sử dụng. Trên thực tế thì vấn đề này còn rất nhiều bất cập bởi những quy định chưa rõ ràng và cụ thể do đó các cơ quan lưu trữ rất khó khăn trong việc xác định và lựa chọn tài liệu lưu trữ để đưa ra phát huy giá trị.
- Văn bản ban hành quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để tổ chức công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan lưu trữ.
Việc áp dụng điều kiện, tiêu chuẩn trong công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ là hết sức cần thiết. Bởi trong điều kiện hiện nay, khi ngành công nghiệp 4.0 đang trên đà phát triển vượt bậc, Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh công tác ứng dụng ngành công nghiệp 4.0 trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vì vậy, ngành lưu trữ đã và đang hòa chung với định hướng trên. Xây dựng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nhằm cụ thể hóa lộ trình thực hiện phát huy giá trị tài liệu lưu trữ một cách khoa học và đảm bảo tính thống nhất có hiệu quả. Việc xây dựng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để thực hiện công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nhằm tránh được các yếu tố rủi ro không đáng có như tổ chức công bố, phát huy giá trị tài liệu một cách rộng rãi, tràn lan khi chưa đủ điều kiện cho phép hay lợi dụng hệ thống công nghệ thông tin đường truyền mạng internet để phát huy giá trị tài liệu dẫn đến việc khó kiểm soát thông tin đặc biệt là những thông tin tài liệu bí mật của nhà nước và những tài liệu mật khác.
3.1.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
Trong những năm qua công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nói riêng và tài liệu lưu trữ nói chung luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chú trọng điều này được khẳng định bởi Thông đạt số 1C/VP ngày 03 tháng 01 năm 1946 về công tác công văn, giấy tờ, trong đó đã chỉ rõ “Tài liệu [lưu trữ] có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia” và đánh giá “Tài liệu lưu trữ là tài sản quý báu, có tác dụng rất lớn trong việc nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh nghiệm, định hướng chương trình, kế hoạch, công tác và phương châm chính sách về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như khoa học kỹ thuật” [27]. Nhận thức được tầm quan trọng về tài liệu lưu trữ ngày 02/3/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg Về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị TLLT, điều đó thể hiện Đảng và Nhà nước đặc biết quan tâm đến công tác lưu trữ. Tuy nhiên, việc
46
triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác lưu trữ tại các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực sự có hiệu quả. Vì vậy, để công tác lưu trữ nói chung và công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nói riêng cần phải có sự Lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp cụ thể:
- Bộ Nội vụ: Rà soát lại toàn bộ nội dung của Luật Lưu trữ 2011 để gắn trách nhiệm quản lý về lĩnh vực Văn thư, Lưu trữ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương một cách đầy đủ, tránh chồng chéo và bỏ sót nội dung.
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước: Là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ thường xuyên nâng cao vai trò tham mưu với Bộ Nội vụ các giải pháp tổ chức quản lý, thực hiện công tác lưu trữ ở các Bộ, Ban, Ngành, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp…bằng các văn bản cụ thể, trong đó tập trung nhấn mạnh nội dung nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Lãnh đạo cơ quan đối với hoạt động văn thư và lưu trữ.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia trong cả nước đối với hoạt động lưu trữ.
Trong đó, trọng tâm nội dung là nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan tổ chức.
3.1.3. Nâng cao nhận thức về giá trị TLLT đối với đời sống xã hội.
Tài liệu lưu trữ thực sự có giá trị trong đời sống xã hội hay không, vấn đề trước tiên là cần phải nâng cao nhận thực về giá trị tài liệu lưu trữ đối với đời sống xã hội, tạo sự lan tỏa trong xã hội về giá trị nhiều mặt của tài liệu lưu trữ mang lại.
Để thực hiện được những vấn đề trên, các cơ quan lưu trữ triển khai bằng những hành động cụ thể như sau:
- Đối với hoạt động thực tế: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công bố những tài liệu có giá trị về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội đến với công chúng, để công chúng được tiếp cận với tài liệu dễ dàng, từ đó nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giá trị tài liệu lưu trữ đối với các tầng lớp quần chúng nhân dân trong xã hội.
- Đối với giáo dục truyền thống: Trong thực tiễn đời sống xã hội ngày nay, khi ngành công nghiệp 4.0 đang dần trở nên là phương tiện không thể thiếu trong xã
47
hội, đã tác động trực tiếp đến đời sống xã hội trên nhiều mặt như văn hóa, tư tưởng, đạo đức. Hiện nay, có một bộ phận thế hệ trẻ đang mặc phải căn bệnh thời đại, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc.
Vì vậy, cần phải xác định công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là cuộc cách mạng nhằm khơi dậy truyền thống cách mạng, lòng yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ bằng những việc làm thiết thực như tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm các mốc lịch sử trọng đại của đất nước: Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4; ngày Thương binh, Liệt sĩ 27-7; ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26-3; ngày Quốc khánh 02-9; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12; ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19-5…. Ngoài ra, tổ chức các bài viết tìm hiểu các sự kiện lịch sử của đất nước, triển khai các cuộc vận động, trao đổi tọa đàm, nghe nói chuyện chuyên đề, mít tinh kỷ niệm nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, của đất nước, tổ chức cho thế hệ trẻ gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, tìm hiểu các di tích lịch sử… thông qua các hoạt động thiết thực, giúp cho thế hệ trẻ thấm nhuần giá trị lịch sử của dân tộc, của đất nước.
- Đối với phục vụ nghiên cứu lịch sử: Giá trị cao nhất của tài liệu lưu trữ là giá trị lịch sử và là nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử dân tộc. Nhưng để đạt được giá trị lịch sử thì tài liệu lưu trữ phải tái hiện chính xác, chân thực hoàn cảnh lịch sử dân tộc của một giai đoạn bằng các thông tin, số liệu chân thực, có tính chính xác cao. Từ đó giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử có các thông tin chính xác chân thực để phục vụ quá trình nghiên cứu, hay nói cách khác là giúp cho các nhà sử học có
“nhãn quan” nghiên cứu. Nhất là hiện nay, các thế lực đang có âm mưu diễn biến hòa bình, dùng các luận điệu xảo trá để phản động, chống phá Đảng và Nhà nước, làm cho một bộ phận quần chúng nhân dân xa rời lý tưởng của Đảng và Nhà nước thì tài liệu lưu trữ chính là nguồn thông tin chính xác chân thực để bác bỏ lại những thông tin sai lệch đó. Chính vì vậy, việc cung cấp nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử cần phải được tiến hành một cách nghiêm túc và có khoa học, để giúp cho việc nghiên cứu lịch sử đạt hiệu quả cao.