Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh Giá Công Tác Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Xã Phủ Lý, Huyện Phú Lương (Trang 36 - 39)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí xã cách trung tâm huyện khoảng 9 km về phía tây Tây, với tuyến đường huyện lộ đi qua địa bàn xã dài 4,5 km và hai tuến liên xã Phủ Lý – Hợp Thành , Phủ Lý – Yên Đổ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Giới hạn tiếp giáp xã Phủ Lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Yên Đổ, huyện Phú Lương . - Phía Nam giáp với Động Đạt, huyện Phú Lương.

- Phía Đông giáp xã Yên Đổ, Động Đạt, huyện Phú Lương . - Phía Tây giáp Ôn Lương, Hợp Thành, huyện Phú Lương.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Phủ Lý là một xã miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa hình xã, tạo nên một hình không bằng phẳng tương đối phức tạp với những đồi núi cao bao bọc xen kẽ là những chỗ trũng và tập trung chủ yếu ở trung tâm xã, nhũng chỗ trũng này có độ dộc là 0 - 8 độ. Địa hình nói chung là cao về phía Bắc thấp dần về phía Nam Đông Nam. Độ cao trung bình từ 49,8 -236,8m so với mặt nước biển.

4.1.1.3. Khí hậu

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Phủ Lý nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.

- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C.

- Độ ẩm không khí: 82%.

- Lượng mưa trung bình là 2.097 mm/ năm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8 nhiều khi sảy ra lũ.

- Hướng gió thịnh hành chủ yếu là vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.

- Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4 ÷ 5 ngày.

4.1.1.4. Thủy văn

Với địa hình đồi núi và độ cao trung bình 49,8m -236,8m so với mặt nước biển, mạng lưới thủy văn xã gồm 2 sông chính: Sông Đu chảy từ phía tây Nam xuống Đông Nam là địa giới hành chính của xã Hợp Thành, huyện Phú Lương. Sông thác dài chảy từ phía Đông xuống Đông Nam là địa giới hành chính của xã Phủ Lý, huyện Phú Lương.

Ngoài ra còn có những con suối nằm rải rác trên đại bàn xã hợp thành một dòng chảy ra sông Đu.

4.1.1.5. Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1:

25.000 của huyện Phú Lương, trên địa bàn xã có những loại đất sau:

Đất đỏ trên đá Mắcma bazơ và trung tính: phân bố chủ yếu ở phía Nam của xã với độ dốc chủ yếu là > 250 thuận lợi cho việc chăn nuôi hoặc trồng rừng.

Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất: phân bố chủ yếu ở phía Đông và Bắc của xã với độ dốc chủ yếu từ 150 -250 chiếm khoảng 40% diện tích của xã, thuận lợi cho phương thức sản xuất nông – lâm kết hợp.

Đất phù sa không được bồi: chiếm diện tích không đáng kể phân bố chủ yếu chạy dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Những diện tích vàn, chủ động nước nên áp dụng phương thức luân canh giữa cây trồng cạn và cây trồng nước (chuyên trồng lúa nước – cây hàng năm còn lại). Những diện tích cao

hoặc vàn cao có thể trồng 3 - 4 vụ cây hàng năm còn lại hoặc trồng lúa nước còn lại và hai vụ cây hàng năm.

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: phân bố thành hai vùng nằm ở phía Bắc và phía Nam của xã. Với loại đất này người dân thường trồng cây hàng năm như: đỗ đậu, lạc hoặc ngô…

Đất vàng nhạt trên đá cát: phân bổ chủ yếu ở phía Tây của xã, thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp.

4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên khác

- Tài nguyên nước: Trên địa bàn xã có hai nguồn nước chủ yếu là phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

Nguồn nước mặt: ngoài nguồn nước mưa của các hồ chứa đã phần nào đáp ứng đủ nước cho hai vụ lúa còn vụ ngô thì thiếu. Vào khoảng tháng 10 thì nguồn nước mặt của xã không đáp ứng đủ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Nguồn nước ngầm: có ở độ sâu từ 5m ÷ 15m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh đã đáp ứng đủ nước cho sinh hoạt của người dân với khoảng 90% số hộ. Về trữ lượng nước tuy chưa xác định chính xác nhưng về mùa khô trữ lượng nước ít, mực nước rút xuống chỉ còn 1m nước. Nguồn nước này được dân khai thác chủ yếu với hình thức giếng đào, giếng khoan.

- Tài nguyên rừng: Phủ Lý là xã miền núi nên diện tích đất nông nghiệp khá lớn, Trong đó chủ yếu là rừng sản xuất gồm các cây thân gỗ như:

Dung, Dẻ, Bồ đề, Trám, Chẹo, Mỡ, Keo, Bạch đàn…, các cây khác và lùm bụi như: Sim, mua, lau lách, cỏ dại…Rừng nguyên sinh của xã không còn..

- Tài nguyên khoáng sản: Theo khảo sát bước đầu của Liên Đoàn Địa Chất Trên địa bàn xã có một số nguồn khoáng sản như: quặng, titan, sắt.

- Tài nguyên nhân văn: Trong những năm kháng Nhật, xã là điểm lớp học Quân chính kháng Nhật ( xóm Bản Eng ). Trong nhưng nhưng năm kháng

chiến chông Pháp xã là an toàn khu. Xã có 7 dân tộc anh em chung sống chủ yếu là dân tộc Tày (78%), Kinh (18%), còn lại là dân tộc Sán chí, Nùng, Mường, Sán dìu, Dao.

4.1.1.7. Thực trạng môi trường

Phủ Lý là xã miền núi , với cơ cấu chủ yếu là nông – lâm nghiệp. Môi trường của xã là tốt tuy nhiên một số năm ngần đây do hoạt động khai thác khoáng sản, việc sử dụng càng nhiều chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu cùng chất thải chăn nuôi, sinh hoạt của người dân phần nào đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đây là một vấn đề cần quan tâm hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4.1.1.8. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

Xã Phủ Lý nằm ở phía Tây của huyện Phú Lương và cách trung tâm huyện khoảng 4,5 km ( đã nhựa hóa ). Hai tuyến đường liên xã Phủ Lý - Hợp Thành và Phủ Lý –Yên Đổ đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của xã với những mũi nhọn đặc thù đồng thời là cơ sở để xã tiếp cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ.

Tuy địa hình đồi núi phức tạp nhưng đã tạo ra những thung lũng lớn tương đối bằng phẳng, cùng với những vùng đất chuyên canh để sản xuất nông nghiệplâm ngư nghiệp với những sản phẩm hàng hóa đặc thù có khả năng cho sản lượng lớn. Khí hậu xã Phủ Lý nói chung là thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi phát triển quanh năm có khả năng cho năng suất và sản lượng cao. Song cần phải bố trí cây trồng cho thích hợp để nâng cao năng suất và sản lượng hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Công Tác Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Xã Phủ Lý, Huyện Phú Lương (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)