Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hiện trạng phát triển sản xuất nông nghiệp
Ngành nông nghiệp: Xã Phủ Lý hiện nay cây lúa vẫn là cây trồng chính tập trung ở hai vụ: vụ xuân và vụ mùa. Ngoài ra còn trồng một số loại hoa mầu khác
như: Ngô, đỗ tương, lạc… Trong nhưng năm gần đây, xã đã chú trọng tới phát triển cây chè do đó diện tích cũng như năng suất cây chè hàng năm được tăng lên.
Tình hình sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính qua các năm
Cây trồng chính Đơn vị tính
Các năm
2015 2016 2017
Cây lương
thực
1. Cây lúa
- Diện tích Ha 258 258 257.4
- Năng suất Tạ/ha 52,6 52,9 46,43
-Sản lượng Tấn 1.357 1365 1232,4
2.Cây ngô
- Diện tích Ha 35 50 50
- Năng suất Tạ/ha 44 41,3 43,2
-Sản lượng Tấn 154,5 213,05 216
Cây màu
3. Cây lạc
- Diện tích Ha 22 22 22
- Năng suất Tạ/ha 15 15,09 16
-Sản lượng Tấn 33 33,2 35.2
4. Khoai lang
- Diện tích Ha 30 30 20
- Năng suất Tạ/ha 60 66 60
-Sản lượng Tấn 180 197,6 120
5. Sắn
- Diện tích Ha 12 13 13
- Năng suất Tạ/ha 148 149 145
-Sản lượng Tấn 177.6 194 188,5
6. Rau các loại
- Diện tích Ha 34 37 34
- Năng suất Tạ/ha 167.3 165 160
-Sản lượng Tấn 569 611 544
Cây công nghiêp lâu năm
7. Cây chè
- Diện tích Ha 123,5 125 153
- Năng suất Tạ/ha 93,64 88 65,36
-Sản lượng Tấn 1.156,4 1100 1000
(Nguồn: UBND xã Phủ Lý )[14][15][16]
Bảng 4.1 cho thấy dưới sự lãnh đạo, quan tâm chỉ đạo của chính quyền và sự cố gắng của nhân dân các dân tộc trong xã, đặc biệt là ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất, tích cực đầu tư thâm canh, đưa các giống có năng suất cao vào trong sản xuất. Bên cạnh đó có một số cây trồng khác như ngô, lạc, đậu tương cũng được người dân chú trọng phát triển góp phần tăng thêm thu nhập.
Đảng ủy, hội đồng nhân dân, UBND xã đã xác định cây chè là cây xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập cho người dân. Diện tích và sản lượng chè luôn tăng lên qua các năm đồng thời xã cũng chú trọng tập huấn cho người dân kĩ thuật chăm sóc cũng như chế biến chè.
Ngành chăn nuôi: ở xã ngành chăn nuôi phát triển song song ngành trồng trọt. Điều đấy cho phép sử dụng tối đa các các sản phẩm phụ của ngành trồng trọt, tạo công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nhân dân.
Kết quả phản ánh trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tình hình phát triển chăn nuôi qua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017
Tổng số đàn trâu Con 350 335 320
Tổng số đàn bò Con 39 41 50
Tổng số đàn lợn Con 2.500 3.000 3.700
Tổng số đàn gia cầm Con 15.000 16.000 20.000
Tổng số đàn dê Con 500 500 500
Tổng sản lượng thủy sản Tấn 70 75 60
(Nguồn: UBND xã Phủ Lý)[14][15][16]
Từ bảng 4.2 cho thấy trong 4 năm tình hình chăn nuôi của xã có nhiều hướng phát triển. Đàn lợn năm 2015 là 2.500 con đến năm 2017 tăng lên 3.000 con. Bên cạnh đó đàn gia cầm cũng phát triển mạnh năm 2015 là 15.000 con đến năm 2016 là 16.000 con và đến năm 2017 tăng lên 20.000
con. Đàn trâu có chiều hướng giảm từ 2015 đến 2017 giảm 30 con do nhiu cầu sức kéo giảm (phần lớn các hộ đã sử dụng máy cày, máy kéo loại nhỏ), điều kiện chăn thả khó khăn ( vì không có đồng cỏ ). Đàn bò và đàn dê bắt đầu được chú trọng phát triển do đầu ra ổn định. Tuy nhiên quy mô chăn nuôi chủ yếu tại các hộ gia đình chưa có các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Ngoài ra ngành chăn nuôi thủy sản những năm gần đây khá phát triển sản lượng liên tục tăng qua các năm nhưng vẫn chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ.
Bệnh dịch trong những năm qua xuất hiện ở trâu, bò, lợn, gà đặc biệt Là: LMLM gia súc, bệnh tai xanh, tụ dấu lợn. Nhưng xã đã triển khai phòng chống nguy cơ phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên không sảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.
Về giao thông, thủy lợi, xậy dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Thường xuyên chỉ đạo dọn, đôn đốc các xóm quản lý và tu sửa, phát dọn vệ sinh nạo vét mương đường các tuyến đường giao thông, tiếp nhận dự án làm cầu cứng Đồng Cháy, đổ bê tông 2 tuyến đường tại xóm Khe Ván và xóm Bản Eng với tổng chiều dài là 835m. Tiếp thu dự án kênh mương của Phòng Nông Nghiệp. Xây dựng nhà văn hóa xóm xuối đạo. Xây dựng phai Hin, lắp và tiếp thu 2 dự án kênh mương tại xóm Na Biểu, xóm Tân Chính với tổng chiều dài là 600m. Xây dựng nhà 2 tầng và phòng học, sân, tường rào, cổng đã hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng .
4.1.2.2. Điều kiện xã hội
Dân số, lao động và việc làm
Dân số: Theo số liệu thống kê đầu năm 2017 tổng nhân khẩu của toàn xã 3.479 nhân khẩu với 877 hộ, bình quân khẩu/ hộ là 3,97.
Lao động và việc làm: Lực lượng lao động trên địa bàn xã tương đối lớn hoạt
động trong nhiều lĩnh vực song chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Trong nhưng năm qua xã đã mở lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật với đông đảo nhân dân tham gia như kỹ thuật trồng chè cành, kỹ thuật thâm canh lúa, trồng ngô và các lớp mây tre đan. Những hoạt động này đã tạo công ăn việc làm cho một số lao động và mở rộng ngành nghề theo hướng sản xuất hàng hóa giải quyết việc làm trong những ngày nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho nông dân. Tổng số lao đông được đào tạo nghề và có việc làm mới ngày càng tăng qua các năm.
Hộ nghèo giảm nhiều qua các năm tuy nhiên tỷ lệ phát sinh thêm vẫn còn rất nhiều chính vì vậy cần có sự quan tâm đặc biệt của của các ban ngành đoàn thể trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo.
* Giáo dục, y tế, thể dục - thể thao, năng lượng, quốc phòng - an ninh,văn hóa xã hội.
- Về giáo dục: sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được quan tâm và phát triển không ngừng, xã đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Hệ thống giáo dục của xã gồm có: 1 trường mầm non với 6 lớp học đạt tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn I và 1 trường tiểu học Phủ Lý với 10 lớp học Trong đó có 8 lớp học đạt tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn I.
- Về y tế: Hiện xã có 1 trạm y tế với tổng diện tích là 500m2 đã xây dựng kên cố gồm 8 phòng làm việc, khám và điều trị bệnh. Đội ngũ y tế gồm: 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 2 y tá và 12 y tế thôn bản phần nào đã đáp ứng được việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đâu cho nhân nhân.
- Thể dục – Thể thao: Hoạt động thể dục – thể thao trong các trường học và trong cộng đồng nhân dân được duy trì và phát triển.
- Năng lượng: Mạng lưới điên quốc gia đã đến xã với 100% số hộ được dùng điện và đáp ứng được nhưu cầu sử dụng điện của nhân dân.
- Quốc phòng – An ninh: Tình hình an ninh chính trị trên đia bàn tiếp tục được dữ vững và ổn định, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được củng cố và phát huy trong việc dữ gìn an ninh chính trị và trật tư an toàn xã hội. Thường xuyên duy trì tinh thần sẵn sàng chiến đấu phát hiện và ngăn ngừa mọi thủ đoạn âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Công tác tuyển quân, huấn luyện dân quân và quản lý lực lượng dự bị động viên theo pháp luật luôn được đảm bảo, tình hình an ninh được duy trì ổn định, lực lượng công an được tập huấn chuyên môn và tham mưu cho chính quyền, thường xuyên nắm bắt tình hình an ninh ở các xóm bản, an ninh nội bộ và kiểm tra truy quét tội phạm - tệ nạn xã hội.
- Văn hóa xã hội: Các hoạt động văn hóa thông tin được duy trì thường xuyên.
Hệ thống nghe nhìn được phát triển mạnh mạnh mẽ trên đia bàn xã , tất cả các hộ trong xã đều có tivi, đài và hệ thống này ngày càng được nâng cao về mặt số lương và chất lương.
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
4.1.3.1. Thuận lợi
- Xã Phủ Lý có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có đường tỉnh lộ 263 chạy qua. Có hệ thống đường liên xã đã được đầu tư rải nhựa sang các xã lân cận, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch kinh tế.
- Xã có điều kiện phù hợp cho phát triển trồng cây chè thành hàng hóa thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, xã Phủ Lý có điều kiện phù hợp về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển chăn nuôi gia súc là trâu, bò ,lợn và dê đây là một thế mạnh tiềm năng của xã để phát triển kinh tế của người dân.
- Hiện nay, trên địa bàn xã có hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia đáp ứng nhưu cầu học tập của con em trong địa phương.
4.1.3.2. Khó khăn
- Là một xã miền núi địa hình dốc, thung lũng nhỏ lẻ, đất đai dễ bị xói mòn rửa trôi, gặp khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt, sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Do địa hình đồi núi và vị trí tiếp giáp với các suối lớn nên thường xuyên xảy ra lũ lụt sạt lở gây thiệt hại về người và của.
- Mức độ thâm canh thấp, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi.