ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

Một phần của tài liệu 500 CÂU HỎI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 (Trang 55 - 60)

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiền của mỗi câu trả lời đúng.

[...] Được ít tuần, mụ vợ lại nổi cơn thịnh nộ. Mụ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ bảo:

- Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.

Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?

Ông lão chào con cá và nói:

- Cá ơi, cứu tôi với! Thương tôi với! Tôi làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ ấy không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý muốn của mụ.

Con cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu dưới đáy biển. Ông lão đứng trên bờ đợi mãi không thấy nó lên trả lời, mới trở về. Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất; trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

1. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn.

B. Truyện cổ tích dân gian.

C. Truyền thuyết.

D. Thần thoại.

2. Tác giả A. Pu-skin là người nước nào?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Ba Lan.

D. Nga.

3. Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có những nhân vật nào?

A. Ông lão đánh cá và con cá vàng.

B. Ông lão đánh cá và vợ ông.

C. Ông lão đánh cá, vợ ông lão và con cá vàng.

D. Vợ ông lão và con cá vàng.

4. Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, ông lão đã ra biển để gọi cá mấy lần?

A. 2 lần.

B. 4 lần.

C. 3 lần.

D. 5 lần.

5. Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, bà vợ ông lão là người như thế nào?

A. Người phụ nữ nghèo khó, rất tham lam, độc ác và bội bạc.

B. Người phụ nữ nghèo khó nhưng rất tốt bụng, C. Là người gian xảo, chuyên lừa đảo người khác.

D. Là người giàu có nhưng rất tham lam.

6. Trong truyện, việc bà lão yêu cầu con cá vàng thực hiện nhiều yêu cầu quá đáng của mình đã chứng tỏ điều gì?

A. Bà lão là người có tính kiên trì, nhẫn nại.

B. Bà lão rất tham lam và ham muốn quyền lực.

C. Cá vàng là con vật rất tốt bụng.

D. Ông lão là người rất thương vợ.

7. Câu nào dưới đây thể hiện đúng bản chất của bà lão?

A. Ếch ngồi đáy giếng.

B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn, C. Được voi đòi tiên.

D. Có mới nới cũ.

8. Trong truyện, bà lão không yêu cầu cá vàng thực hiện yêu cầu nào sau đây?

A. Biến chiếc máng lợn cũ thành chiếc máng lợn mới.

B. Biến bà lão thành cô gái đẹp tuyệt trần.

C. Biến căn chòi rách nát thành một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy.

D. Biến mụ ta thành một nữ hoàng.

9. Thành ngữ nào sau đây nói đúng hoàn cảnh của bà lão khi cá vàng biến mọi thứ trở lại như cũ?

A. Tham thì thâm.

B. Ăn cây nào rào cây ấy.

C. Ăn cháo đá bát.

D. Nhất vợ nhì trời.

10. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng nhắc nhở chúng ta điều gì?

A. Sống phải nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình đồng thời không nên có tính tham lam, bội bạc.

B. Phải biết thương yêu và quý trọng người thân trong gia đình, C.

Không nên đòi hỏi những gì vượt quá khả năng đáp ứng của thực tế.

D. Phải biết quý trọng những giá trị của cuộc sống.

II. TỰ LUẬN

Tính tham lam và sự bội bạc của người vợ được thể hiện như thế nào qua truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Gợi ý trả lời:

Lòng tham của mụ vợ được thể hiện rõ qua những đòi hỏi đối với cá vàng.

Mặc dù mụ vợ không có công lao gì đối với cá vàng nhưng mụ đã liên tục đưa ra những đòi hỏi rất khó chấp nhận. Đầu tiên là những đòi hỏi về vật chất (cái máng lợn, cái nhà), sau đó là yêu cầu về danh vọng (nhất phẩm phu nhân). Không bằng lòng với của cải và danh vọng đã có, mụ muốn có quyền lực tối cao hơn: nữ hoàng.

Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi làm Long Vương, bắt con cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi không thể chấp nhận và vượt khỏi giới hạn trong đạo lí làm người.

Cùng với lòng tham là sự bội bạc. Nếu như lòng tham của mụ vợ thể hiện qua đòi hỏi đối với cá vàng, thì sự bội bạc thể hiện qua cách đối xử của mụ đối với ông lão tội nghiệp. Ông lão trong truyện vừa là chồng, vừa là ân nhân của mụ nhưng mụ đối xử hết sức tệ bạc. Cùng với lòng tham thì sự bội bạc của mụ ngày càng gia tăng. Lần thứ nhất mụ mắng ông lão là đồ ngốc, lần thứ hai mụ quát to và chửi chồng là đồ ngu, lần thứ ba mụ mắng như tát nước vào mặt chồng, lần thứ tư mụ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão, sau khi được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài, lần cuối cùng mụ nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải phục tùng mệnh lệnh của mụ.

Như vậy, lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ càng gia tăng theo quyền lực và danh vọng của mụ. Cùng với nó là sự mất dần tình nghĩa vợ chồng, tình người trong suy nghĩ của mụ. Hậu quả của thái độ này là mụ trở về với căn chòi xưa và ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Một phần của tài liệu 500 CÂU HỎI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(210 trang)
w