CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG

Một phần của tài liệu 500 CÂU HỎI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 (Trang 73 - 77)

Đọc kĩ truyện dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:

- Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

Cậu Chân, cậu Tay cũng nói: 

- Phải đấy! Chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi, nay đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.

[...] Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.

[...] Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Con cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như

trước. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

1. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngụ ngôn.

B. Truyện cổ tích.

C. Truyện ngắn.

D. Thần thoại.

2. Trong truyện, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trước đây sống với nhau như thế nào?

A. Không có liên hệ gì với nhau, mạnh ai nấy sống.

B. Rất hòa thuận, thân thiết và quan tâm lẫn nhau, C. Là bạn thân của nhau.

D. Tuy sống chung trên một cơ thể nhưng không có liên hệ gì với nhau.

3. Theo quan niệm của các bộ phận trên cơ thể thì bộ phận nào là sướng nhất?

A. Chân.

B. Mắt.

C. Tay.

D. Miệng.

4. Theo em, quan niệm của các bộ phận trên cơ thể về lão Miệng như vậy là đúng hay sai?

A. Đúng.

B. Sai.

5. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng lấy chuyện các bộ phận trên cơ thể để nói đến chuyện của:

A. Con người.

B. Chân, Tay, Tai, Mắt.

C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

D. Miệng.

6. Tại sao các bộ phận khác cho rằng lão Miệng là người sướng nhất?

A. Vì lão Miệng nhai thức ăn suốt ngày.

B. Vì lão Miệng không phải làm gì cả.

C. Vì lão Miệng không phải làm gì cả, chỉ ngồi ăn không.

D. Vì lão Miệng làm ít mà vẫn có ăn.

7. Việc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng không làm việc nữa đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Lão Miệng chết đói vì không có thức ăn.

B. Chân, Tay, Tai, Mắt đều mệt mỏi, bơ phờ, thiếu sức lực.

C. Chân, Tay, Tai, Mắt đều được nghỉ ngơi.

D. Lão Miệng phải làm việc để nuôi sống mình.

8. Khi lão Miệng có thức ăn trở lại thì điều gì đã diễn ra?

A. Các bộ phận khác như Chân, Tay, Tai, Mắt đều cảm thấy khỏe mạnh, tươi tỉnh ra.

B. Lão Miệng được hồi sinh và tiếp tục làm nhiệm vụ của mình.

C. Lão Miệng cảm thấy được ăn ngon hơn trước.

D. Các bộ phận khác như Chân, Tay, Tai, Mắt không dám phân bì với lão Miệng nữa.

9. Bài học rút ra từ truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là gì?

A. Mỗi người cần phải sống tự lập, không nên dựa dẫm vào người khác.

B. Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó, hợp tác với nhau để cùng tồn tại.

C. Không nên có thái độ phân biệt về quyền lợi với người khác.

D. Cần tôn trọng tập thể, lấy tập thể làm trung tâm cho sự tồn tại của mỗi bản thân.

10. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng phê phán điều gì?

A. Phê phán thói quen sống dựa dẫm vào người khác.

B. Phê phán thói quen sống bất chấp quyền lợi của người khác.

C. Phê phán lối sống lãng phí, không biết tiết kiệm cho bản thân.

D. Phê phán thái độ ích kỉ, sống cho bản thân, không coi trọng quyền lợi chung của tập thể.

II. TỰ LUẬN

Nội dung truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và ý nghĩa giáo dục của truyện.

Gợi ý trả lời:

Truyện kể về thái độ của các bộ phận trên cơ thể người với nhau. Chân, Tay, Tai, Mắt xuất phát từ những biểu hiện bên ngoài như Chân phải đi, Mắt phải nhìn,

Tay phải làm, Tai phải nghe để phân bì với lão Miệng suốt ngày chỉ biết ăn. Họ nhìn thấy những việc làm của họ chỉ để phục vụ cho lão Miệng ăn không ngồi rồi kia. Vậy là họ đi kiện với chính lão Miệng. Kết cục của câu chuyện không nằm ngoài những quy luật của tự nhiên: cái bộ phận phải phục tùng cái toàn thể, quyền lợi của cá nhân gắn liền với quyền lợi tập thể.

Truyện mượn chuyện các bộ phận trên cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tập thể hay một tổ chức, các bộ phận như Chân, Tay, Mắt, Miệng là một cá nhân của tập thể, tổ chức đó. Qua đó truyện nhắn nhủ con người nhiều điều.

Thứ nhất là mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách ra khỏi mối quan hệ với tập thể, với cộng đồng, cần phải lấy tập thể làm nơi cống hiến và phát triển. Quyền lợi của cá nhân gắn liền với quyền lợi của tập thể.

Thứ hai, mỗi người cần sống vì mọi người và mọi người vì mỗi người, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi. Nếu đang tâm làm hại người khác trong tập thể, trong cộng đồng cũng chính là làm hại chính bản thân.

Một phần của tài liệu 500 CÂU HỎI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(210 trang)
w