Đọc kĩ truyện dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.
Thầy Mạnh Tử, thuở nhỏ, nhà ở gần nghĩa địa, thấy người đào, chôn, lăn, khóc, về nhà cũng bắt chước đào, chôn, lăn, khóc. Bà mẹ thấy thế, nói: “Chỗ này không phải là chỗ con ta ở được”. Rồi, dọn nhà ra gần chợ.
Thầy Mạnh Tử ở gần chợ, thấy người buôn bán điên đảo, về nhà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo. Bà mẹ thấy thế, lại nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Bèn dọn nhà đến cạnh trường học.
Thầy Mạnh Tử ở gần trường học, thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở. Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng, nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”.
Một hôm, thầy Mạnh Tử thấy nhà hàng xóm giết lợn, về hỏi mẹ: “Người ta giết lợn làm gì thế?” - Bà mẹ nói đùa: “Để cho con ăn đấy”.
Nói xong, bà nghĩ lại, hối rằng: “Ta nói lỡ mồm rồi! Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối hay sao?” Rồi bà đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật.
Lại một hôm, thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi, trông thấy, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói rằng: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi sau thành một bậc đại hiền. Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao?
1. Truyện Mẹ hiền dạy con có xuất xứ từ nước nào?
A. Trung Quốc.
B. Triều Tiên.
C. Nhật Bản.
D. Mông cổ.
2. Người con trong truyện Mẹ hiền dạy con là ai?
A. Khổng Tử.
B. Mạnh Tử C. Tuân Tử.
D. Lão Tử.
3. Trong truyện Mẹ hiền dạy con, người mẹ vì con đã làm điều A. Mời những người thầy tốt nhất về dạy cho con.
B. Đưa con đến một trường nổi tiếng để học tập.
C. Dời nhà đến nơi có môi trường tốt để con học tập.
D. Lao động cật lực để con có tiền đi học.
4. Trong truyện Mẹ hiền dạy con, nơi nào được bà mẹ xem là tốt nhất để con học hành?
A. Những nơi có nhiều thầy đồ nổi tiếng.
B. Những nơi gần chợ.
C. Những nơi gần nghĩa địa.
D. Những nơi gần trường học.
5. Trong truyện, người mẹ đã dời nhà mấy lần?
A. Một lần.
B. Hai lần.
C. Ba lần.
D. Bốn lần.
6. Truyện Mẹ hiền dạy con để lại bài học gì?
A. Cần tạo cho con trẻ một môi trường học tập tốt.
B. Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.
C. Thương con nhưng không nuông chiều con quá mức, ngược lại cần kiên quyết trong dạy dỗ.
D. Cả ba câu A, B và C.
7. Người mẹ trong truyện đã nêu ra một tấm gương về:
A. Tình thương con và cách dạy con.
B. Tình thương con và nuông chiều con hết mực.
C. Phương pháp giáo dục con cái.
D. Đạo lí làm người.
8. Trong truyện Mẹ hiền dạy con, người mẹ đã không chọn cách nào dưới đây để dạy con?
A. Chọn cho con một môi trường sống tốt.
B. Dạy cho con tính thật thà, không nói dối.
C. Tìm cho con một người thầy giỏi.
D. Dạy cho con tính chuyên cần và ý chí vươn lên trong học tập.
9. Người mẹ đã sử dụng biện pháp gì để dạy cho con tính chuyên cần?
A. Dời nhà đến gần một cái chợ.
B. Dời nhà đến gần một ngôi trường, C. Mua thịt lợn về cho con ăn.
D. Cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung và lấy đó làm lời dạy con.
10. Câu tục ngữ nào dưới đây nói đúng về việc học của Mạnh Tử?
A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
C. Không thầy đố mày làm nên.
D. Học thầy không tày học bạn.
II. TỰ LUẬN
Trong truyện Mẹ hiền dạy con, những hành động của con đều dẫn tới những suy nghĩ và hành động của người mẹ. Hãy thống kê những hành động đó của mẹ và con.
Gợi ý trả lời:
Truyện Mẹ hiền dạy con kể lại năm sự việc chính trong quá trình mẹ dạy con. Năm sự việc đó là:
Hành động của con Suy nghĩ và hành động của mẹ
1
Bắt chước cảnh diễn ra ở nghĩa địa như đào, chôn, lăn, khóc.
“Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”, nên chuyển nhà ra gần chợ.
2 Bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo ở chợ.
“Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”, nên chuyển nhà ra gần trường học.
3 Bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở ở trường học.
Khẳng định đây là chỗ ở thích hợp của con.
4
Hỏi mẹ: “Người ta giết lợn làm gì?”
Nói đùa: “Để cho con ăn”, sau đó hối hận vì đã dối con nên lập tức mua thịt lợn về cho con ăn để giữ lời.
5
Trốn học về nhà chơi Cắt đứt tấm vải đang dệt và bảo: “Con đang học mà bỏ học thì cũng như ta dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.