CÂY TRE VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 500 CÂU HỎI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 (Trang 158 - 163)

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

[...] Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. Các em bé còn có đồ chơi gì nữa ngoài mấy que chuyền đánh chắt bằng tre.

Tuổi già hút thuốc làm vui. Với chiếc điếu cày tre là khoan khoái. Nhớ lại vụ mùa trước, nghĩ đến những mùa sau, hay nghĩ đến một ngày mai sẽ khác.

Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! [...]

1. Đoạn trích Cây tre Việt Nam là của tác giả nào?

A. Thép Mới.

B. Ngô Tất Tố.

C. Nguyễn Công Hoan.

D. Vũ Trọng Phụng.

2. Câu nào dưới đây nói về văn bản Cây tre Việt Nam?

A. Là truyện ngắn đạt giải nhất trong cuộc thi viết về làng quê và con người Việt Nam.

B. Là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.

C. Là kí sự của tác giả viết về cây tre Việt Nam.

D. Là tác phẩm đạt giải nhì trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi.

3. Trong đoạn trích, nguồn vui mà tre mang lại cho trẻ thơ là từ đâu?

A. Tre hát ru em bé trong giấc ngủ êm nồng.

B. Tạo tỏa bóng mát cho trẻ em nô đùa.

C. Nguyên liệu từ tre tạo ra que đánh chuyền.

D. Tre làm nên chiếc nôi đưa trẻ.

4. Người già dùng tre làm gì để tạo ra sự khoan khoái?

A. Chiếc cày để cày ruộng.

B. Chiếc võng để đung đưa trong những trưa hè oi bức.

C. Chiếc cần câu để câu cá thư giãn.

D. Chiếc điếu cày để hút thuốc.

5. Đoạn văn: “Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy” nói lên điều gì?

A. Sự gắn bó thủy chung của tre với con người trong suốt cả cuộc đời.

B. Sự tận tình của tre trong việc phục vụ con người.

C. Những phẩm chất cao quý của tre đối với con người.

D. Những đóng góp của tre cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

6. Tác giả đã gọi tre là gì của con người trong kháng chiến?

A. Tre là bạn thân của con người.

B. Tre là đồng chí chiến đấu của con người, C. Tre là đồng đội của con người.

D. Tre là cấp dưới của con người.

7. Trong chiến đấu, tre được sử dụng làm vũ khí gì?

A. Làm súng và làm chông.

B. Làm gậy tầm vông và làm súng, C. Làm gậy tầm vông và làm chông.

D. Làm giáo mác và làm gậy tầm vông.

8. Trong bài viết, tác giả đã sử dụng rộng rãi biện pháp tu từ nào?

A. So sánh.

B. Ẩn dụ.

C. Hoán dụ.

D. Nhân hóa.

9. Câu nào dưới đây nói về lời văn trong đoạn trích trên?

A. Lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh và gợi cảm.

B. Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.

C. Lời văn gấp khúc, mạnh mẽ và lôi cuốn.

D. Lời văn sinh động, hấp dẫn.

10. Trong chiến đấu, tre đã tham gia vào những công việc gì?

A. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

B. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, C. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

D. Cả ba câu A, B và C.

II. TỰ LUẬN

Về tác phẩm Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới.

BÀI THAM KHẢO

Đi hết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Thép Mới còn ở độ sung sức và tươi trẻ của tuổi thanh niên. Lúc này ngòi bút của Thép Mới đã thuần thục và chín sức sáng tạo. Các bài viết Cây tre Việt Nam, Hiên ngang Cu Ba, Điện Biên Phủ một danh từ Việt Nam là những bài viết tiêu biểu và có giá trị bền vững.

Người thanh niên trí thức Hà Nội sau những năm đi vào cuộc kháng chiến gần gũi với làng quê đã có thể viết nên những trang đẹp về cây tre Việt Nam. Tác giả nhận xét chung về cây tre trong cuộc đời cũ: “Một thế kỉ văn minh, khai hóa của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn còn phải vất vả mãi với người.

Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”. Và sau cách mạng đi vào cuộc kháng chiến “tre phá đồn giặc, tre xung kích. Đã trông thấy chưa, cây tre du kích? Những liếp nứa, đã bắc qua cầu mở đường cho bộ đội tiến lên... Nước Việt Nam tiến lên”. Và tre hòa vào niềm vui với người, “tre vui với anh bộ đội, tre hòa tiếng hát khải hoàn... Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê. Nhớ buổi nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. Diều bay, diều lá bay lưng trời... Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời... Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều”.

Cảm hứng của Thép Mới với cây tre Việt Nam chứa chan thi vị. Thấu hiểu cuộc sống của làng quê và tầm quan trọng của cây tre trong sinh họat của người

dân quê, trong vui chơi giải trí, Thép Mới đã cảm nghĩ theo nguồn mạch dân tộc với tinh thần trân trọng yêu quý.

... Thép Mới là nhà báo giàu cảm hứng văn chương. Văn chương đã có tác dụng tích cực trong hoạt động báo chí của Thép Mới. Một số nhà nghiên cứu như Hoàng Tùng, Hà Xuân Trường đều xem văn chương là một bộ phận hợp thành rất có ý nghĩa trong phong cách báo chí của Thép Mới. Chất văn học trong báo chí của Thép Mới bộc lộ nhiều hơn ở khu vực tùy bút chính luận. Nó góp phần tạo nên chất tươi tắn, gợi cảm qua những trang viết.

Một phần của tài liệu 500 CÂU HỎI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 (Trang 158 - 163)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(210 trang)
w