CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến hoạt động sản xuất làng nghề nói chung và hoạt động sản xuất bún nói riêng nhƣ các công trình nghiên cứu, các báo cáo thống kê, công bố hội thảo…. số liệu làng nghề Thanh Lương trong cơ sở lưu trữ của UBND Xã Bích Hòa từ 1991 trở lại đây.
Nhằm mục đích có thêm cơ sở thực tiễn, tính khả thi trong việc ứng dụng QTTG vào làng nghề sản xuất bún Thanh Lương, tác giả bước đầu nghiên cứu bằng phiếu khảo sát để tìm hiểu việc áp dụng QTTG vào hoạt động sản xuất của làng nghề tại thời điểm nghiên cứu.
- Mục tiêu của điều tra khảo sát:
Tìm hiểu nhận thức của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, cá nhân… về QTTG.
29
Dựa trên lý thuyết về QTTG và thực tiễn tại làng nghề, tác giả đã tập trung tìm hiểu các công cụ cơ bản của QTTG nhƣ 5S, Kaizen, quản lý trực quan đang đƣợc thực hiện tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất tại làng nghề.
- Đối tƣợng khảo sát: Do số lƣợng khá lớn các hộ gia đình, cơ sở sản xuất tại làng nghề tham gia vào hoạt động sản xuất bún nên tác giả khảo sát tại 55 hộ gia đình, cơ sở sản xuất. Chiếm 60% các cơ sở sản xuất trong làng, tuy nhiên các hộ này đều là các hộ đã đầy đủ đầy đủ móc hoạt động theo dây chuyền sản xuất.
- Xây dựng bảng hỏi (phiếu điều tra): Bảng các câu hỏi dựa trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi có 17 câu hỏi về kiến thức QTTG, tìm hiểu mong muốn, nhu cầu của các hộ kinh doanh nhằm phát triển làng nghề nhằm tăng năng suất lao động.
Bảng hỏi bao gồm các câu hỏi đóng. Trong đó có cả câu hỏi đóng dạng
“có - không”, các câu hỏi đóng dạng lựa chọn (chỉ chọn 1 giá trị) và dạng tùy chọn (có thể lựa chọn nhiều hơn 1 giá trị).
2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 2.2.2.1 Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp
Trong phương pháp này tác giả đã phỏng vấn các thành viên trong các hộ gia đình, cơ sở sản xuất tham gia vào tất cả các công đoạn trong sản xuất bún nhƣ tìm nguyên liệu, làm sản phẩm, bán hàng…. Tác giả đã đến gặp trực tiếp đối tƣợng đƣợc điều tra để phỏng vấn về thực trạng sản xuất tại cơ sở. Áp dụng những kiến thức về QTTG để phân tích, lấy số liệu là cơ sở để xây dựng mô hình chuỗi giá trị hiện tại (luồng sản xuất) của cơ sở sản xuất. Với mỗi cơ sở học viên phỏng vấn 2 - 3 người, là những người phụ trách trực tiếp các công đoạn sản xuất bún.
30
2.2.2.2 Phương pháp điều tra nhóm chuyên đề
Tác giả đã lựa chọn những người có am hiểu và có kinh nghiệm chuyên môn trong nghiệp vụ công việc của họ để đặt câu hỏi phỏng vấn theo bảng phiếu điều tra thứ cấp, mỗi nhóm khoảng 3-4 người theo thực tế phân công công việc tại mỗi cơ sở. Bằng việc thảo luận tự do trong mỗi nhóm nhằm mục đích nêu bật lên vấn đề trong sản xuất ở nhiều khía cạnh hoạt động sản xuất để từ đó có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và thấu đáo hơn. Trong quá trình hỏi phương pháp đặt câu hỏi 5 TẠI SAO (5 Whys) trong phương pháp quản trị tinh gọn đƣợc dùng để tìm ra nguyên nhân của các vấn đề mà các nhóm bàn luận chuyên sâu.
2.2.2.3. Phương áp quan sát được áp dụng trong thực tế doanh nghiệp - Hiện địa hiện vật (Genchi – Genbutsu)
Theo cuốn Phương thức Toyota (The Toyota way, Liker, 2004) dịch theo nghĩa đen thì Genchi có nghĩa là hiện trường và Genbutsu có nghĩa là hiện vật hay sản phẩm thực. Nhƣng hiện địa hiện vật (genchi genbutsu) đƣợc diễn giải trong cơ sở sản xuất là việc đi đến khảo sát hiện trạng để hiểu rõ. Bước đầu tiên trong bất kỳ quy trình giải quyết vấn đề, phát triển sản phẩm hay đánh giá hiệu quả của một đối tác là việc nắm vững tình huống thực sự, điều này đòi hỏi phải có hiện địa hiện vật. Các việc khuyến khích và kỳ vọng tƣ duy sáng tạo, sự đổi mới là một điều bắt buộc nhƣng phải xuất phát từ việc hiểu cặn kẽ tất cả các khía cạnh của tình trạng thực. Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng trong việc nghiên cứu và thực hành quản trị tinh gọn tại các cơ sở sản xuất bởi vì tất cả đều phải xuất phát từ sự am hiểu đến nơi đến chốn tình trạng các cơ sở sản xuất của mọi thành viên trong hoạt động sản xuất bún.
Trong quá trình nghiên cứu này, tác giả đã tham gia trực tiếp quan sát hoạt động của cơ sở sản xuất bún bằng cách đứng ở vị trí dễ quan sát. Sau đó trong những khoảng thời gian khác nhau, tác giả cũng tham gia trực tiếp vào từng
31
công đoạn, trao đổi trực tiếp với người sản xuất, tìm ra những vấn đề thông qua thực tiễn dựa trên tƣ duy QTTG cũng nhƣ những hoạt động làm nền móng cho thực hiện QTTG tại làng nghề.