CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC LÃNG PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT BÚN TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ BÚN
3.3 Đánh giá thực trạng thông qua điều tra nghiên cứu tại làng nghề, kết hợp
3.3.2 Thực trạng sản xuất của làng nghề - phân tích dựa trên các thành tố của phương pháp 5S
3.3.2.1 Thực trạng sản xuất của làng nghề qua đặc tính của “ Sàng lọc”
“Sàng lọc” là hoạt động đầu tiên đƣợc chú ý trong quá trình sản xuất. Đặc tính
“sàng lọc” được thể hiện thông qua việc có quy trình, có sự hướng dẫn, phân loại vật dụng, công cụ, dụng cụ, phân loại đối tƣợng, phân loại công việc. Mà cụ thể sản phẩm cần phân loại ở khâu đầu tiên là gạo. Gạo cần đƣợc kiểm tra kỹ xem có đạt chất lƣợng hay không nhƣ hạt gạo phải trắng dài và đều hạt coi
69
như đạt yêu cầu. Tuy nhiên với các hộ sản xuất tại đây, gạo thường được nhập tại các đại lý lớn, mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, gần như khâu này không đƣợc kiểm tra và bị bỏ qua. Vật dụng, dụng cụ để sản xuất không đảm bảo yêu cầu cần đƣợc thay thế nhƣng đến lúc không còn dùng đƣợc nữa, không có đồ dùng mới đƣợc mua mới và không có đồ thay thế sẵn nhƣ rổ, rá hay dây curoa.... Sự cố hỏng đồ thường xảy ra bất ngờ, không có đồ thay thế luôn phải dừng việc để mua đồ mới về dùng.
Qua câu hỏi khảo sát cho toàn bộ các hộ sản xuất về nhận thức hoạt động
“sàng lọc” thu về kết quả sau: Hầu hết đều đồng ý cần phải chuẩn bị kế hoạch
“sàng lọc” nhƣng chƣa thực hiện đƣợc. Số còn lại cảm thấy không cần thiết để chuẩn bị kế hoạch. Điều này cho thấy toàn bộ các hộ sản xuất tại làng nghề đã nhận thức cần phải sàng lọc những nguyên liệu đầu vào, dụng cụ, vật dụng cần thiết hay không cần thiết tại xưởng. Tuy nhiên, do chưa có phương hướng cụ thể, lúng túng trong việc thực hiện và tâm thế chƣa tốt nên chƣa thể thực hiện đƣợc.
Cùng với nguyên nhân trên, hơn 90% người đồng ý cảm thấy cần phải xây dựng tiêu chuẩn sàng lọc rõ ràng nhƣng chƣa thực hiện đƣợc. Chỉ có rất ít người cảm thấy không cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn sàng lọc. Vì quan niệm cứ làm nhiều rồi rút kinh nghiệm dần, sai lại sửa lại. Từ việc khảo sát trên, đã nêu rõ đòi hỏi phải có một yêu cầu về việc xây dựng tiêu chuẩn sàng lọc trong hoạt động sản xuất tại làng nghề.
Một số người thấy rằng khi nào cần thiết mới sàng lọc. Một số khác cho rằng cần thực hiện sàng lọc hai tháng một lần nhƣng không quy định ngày cụ thể. Số người này lại tập trung ở những hộ sản xuất lớn trên 1 tấn/ngày. Có thể thấy những hộ sản xuất lớn thấy đƣợc đòi hỏi cần phải tạo thói quen sàng lọc nhưng các hộ sản xuất nhỏ vẫn còn tư tưởng khi nào cần thiết mới sàng
70
lọc đối với chính bản thân họ. Cũng theo tư tưởng đó hơn 90% người cảm thấy bộ phận nào cần thiết mới sàng lọc.
Qua khảo sát thực tiễn về lãng phí ở các khâu của quy trình sản xuất cho thấy các hộ sản xuất không thực hiện việc sàng lọc một cách thường xuyên.
Còn nhiều dụng cụ không phục vụ cho quá trình sản xuất vẫn xuất hiện trong khu vực xưởng sản xuất bún, ngược lại dụng cụ cần cho quá trình sản xuất lại không có khi cần dùng phải di chuyển để tìm dụng cụ. Chỉ khi xảy ra nhiều lãng phí được chủ yêu cầu sàng lọc trong xưởng và trực tiếp theo dõi thì người làm mới chịu làm. Chính điều này đã xảy ra một số lãng phí sau:
Di chuyển: Đồ dùng xong không để lại vị trí cũ, khi dùng đến phải đi tìm, nước gạo chắt ra chưa mang ra khỏi khu vực xưởng đến khi cần lại phải di chuyển ra ngoài gây ảnh hưởng trong quá trình di chuyển, tiêu tốn thời gian và sức lực cũng như mất an toàn lao động. Nước gạo trơn dễ gây ra tình trạng trơn trượt trong xưởng.
Thao tác: Các vật dụng cần thiết thì không có trong khi những vật dụng không cần thiết lại có trong xưởng, không những chiếm không gian sản xuất lại mất thời gian thu dọn, lấn chiếm không gian, người lao động không thoải mái trong quá trình làm việc.
3.3.2.2 Thực trạng sản xuất tại làng nghề bún Thanh Lương qua đặc tính
“Sắp xếp”
Việc “sắp xếp” là một tiêu chí quan trọng trong hoạt động 5S, nó dựa trên nguyên tắc mỗi đồ vật đƣợc bố trí chỗ riêng. Các vật dụng và vị trí để các vật dụng cần đƣợc thực hiện bằng cách ghi nhãn có hệ thống đã đƣợc thống nhất.
Thông qua các câu hỏi về nhận thức của các hộ sản xuất bún tại làng nghề về
“sắp xếp” và nhận đƣợc kết quả sau:
Hơn 80% số người được hỏi nhận thức được rằng cần phải xây dựng tiêu chuẩn sắp xếp nhƣng chƣa thực hiện đƣợc.
71
90% người trả lời hầu như không có máy móc hay tài liệu nào được dán nhãn tên.
Hơn 90% người được hỏi thấy rằng khi nào cần thiết mới sắp xếp.
Từ số liệu thống kê ở trên cho thấy các hộ sản xuất tại làng nghề vẫn chƣa thực hành việc sắp xếp trong sản xuất bún. Hầu nhƣ không có máy móc hay tài liệu nào được dán nhãn. Mọi người chưa nhận thức được việc sắp xếp có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất bún của gia đình. Qua quan sát thực tế tại làng nghề, ngoài việc chƣa dán nhãn trên máy móc và tài liệu, các dụng cụ cũng không đƣợc sắp xếp đúng vị trí. Các dụng cụ không đƣợc đặt ở vị trí dễ dàng nhìn thấy, tiết kiệm thời gian tìm kiếm mà để lẫn hay để mỗi nơi một dụng cụ hay để ngay tại chỗ vừa sửa chữa sau khi sử dụng đồ vật đó. Vì vậy có trường hợp người sửa máy làm bún lấy dụng cụ điều chỉnh dây chuyền đẩy bún ra ngoài và để luôn dụng cụ trong máy. Sau đó không lâu, máy có vấn đề và tìm mãi không thấy dụng cụ đâu, nhƣng lại không thể dừng máy vì đang trong quá trình làm bún, phải đi mƣợn đồ về để sửa.
Chờ đợi: Do không có các quy định về sắp xếp trong toàn xưởng cũng như ý thức của người lao động tại các hộ, vị trí các máy để xa nhau, mất thời gian di chuyển, trong thời gian người lao động đi tìm dụng cụ thì máy móc và người còn lại phải chờ đợi. Điều này khiến cho quá trình sản xuất bị tắc nghẽn và đình trệ. Do thời gian phải trì hoãn, chờ đợi mỗi khi tắt máy lại khởi động lại tốn kém nguồn điện hơn và cũng đƣợc tính vào trong sản phẩm, ngoài việc trả lương cho người lao động, chi phí điện, chi phí thuê cửa hàng, hao phí máy đƣợc tính vào làm tăng chi phí sản xuất của sản phẩm. Thêm vào đó việc không thực hiện sắp xếp khiến cho thời gian sản xuất tăng lên. Qua thực tế, tại các xưởng sản xuất bún ở các hộ có thời điểm khách hàng chờ đợi rất lâu mới có hàng, do quá trình làm bị lỗi, bún hỏng phải sửa lại nhiều lần, không
72
có đủ bún cung cấp cho khách hàng. Việc chờ đợi này làm cho đánh giá của khách hàng về sự phục vụ của các hộ giảm xuống.
3.3.2.3 Thực trạng sản xuất các cơ sở sản xuất bún qua đặc tính của “ sạch sẽ”
Việc tạo thói quen sạch sẽ, vệ sinh hàng ngày trong sản xuất làm cho môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng, tạo sự thoải mái cho mọi người khi sản xuất bún, khuyến khích sáng tạo. Thông qua các câu hỏi về nhận thức của tất cả các hộ sản xuất bún tại làng nghề về “sạch sẽ” trong hoạt động sản xuất đã thu đƣợc kết quả đó là hơn 98% thấy rằng cần phải xây dựng tiêu chuẩn
“sạch sẽ” trong hoạt động sản xuất bún, đã thực hiện nhƣng chƣa thực hiện hết 100%. Số rất nhỏ cho rằng không cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra hoạt động vệ sinh, số này là những người làm công thuê cho các hộ sản xuất bún. 100% người là chủ hộ sản xuất thấy cần phải xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra hoạt động vệ sinh và thực hiện đƣợc 90%.
Sau khi nghiên cứu kỹ về nguyên nhân mà người lao động thấy rằng cũng muốn tham gia vào việc vệ sinh sạch sẽ trong xưởng nhưng đôi khi việc nặng nhọc quá nhiều và chiếm hết thời gian họ nghỉ ngơi. Công việc khi sản xuất lại càng nhiều đặc biệt là những ngày nắng nóng, nhu cầu của khách hàng càng nhiều hơn. Do đặc thù công việc là làm đêm dẫn đến tình trạng mệt mỏi ở người lao động nên đến khi vệ sinh họ cố gắng làm những nơi cần thiết, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chứ chƣa thực sự làm hết 100% năng lƣợng, họ có lý do mệt mỏi do việc nặng, mệt mỏi do thiếu ngủ trầm trọng, làm việc xong họ lại phải đi đưa hàng tới các cửa hàng đặt hàng trước.
Trong quá trình sản xuất tại các hộ sản xuất tại làng nghề Thanh Lương do không thực hiện nghiêm túc việc sạch sẽ bao gồm vệ sinh nơi làm việc, lau chùi vệ sinh máy móc, từ đó gây ra việc máy móc thường bị hỏng đột xuất đang trong quá trình làm, do không phát hiện lỗi từ trước. Hay máy hoạt động
73
bất thường khiến cho bún làm ra không đều, chỗ ngon nhưng chỗ lại không ngon gây ra một số lãng phí sau:
Khuyết tật: Máy móc không được bảo dưỡng thường xuyên, người lao động không thực hiện “sạch sẽ” nên không phát hiện được những bất thường trong máy, nhƣ việc máy quấy bột bị khô dầu, kích ép bột bị rỉ dầu…do vậy trong quá trình sản xuất có nhiều sản phẩm lỗi, bún hỏng, nát.
Tồn hàng: Những sản phẩm lỗi, kém chất lƣợng bị khách hàng phản hồi và mang về, những sản phầm này không những chiếm không gian của xưởng mà còn mất thêm chi phí bảo quản để trong tủ cấp đông làm mồi bún hoặc bỏ đi. Lãng phí rất lớn, chi phí đầu vào mất nhƣng lại không đƣợc trả tiền lại mất khoản chi phí cho việc bảo quản.
Di chuyển: Ở một số công đoạn vận chuyển gạo hay lúc sản xuất bún, người làm có xu hướng tránh những chỗ ướt có khả năng gây trơn trượt gây lãng phí trong di chuyển mất thời gian nhiều hơn.
Chờ đợi: Việc mang bún ra bàn để bún chưa được vệ sinh, người lao động quay ra vệ sinh bàn thì bún ở trong dây chuyền đãi bún để ngâm nước lâu, mất độ giòn của bún, thậm chí làm bún nhanh hỏng hơn.
Thao tác: Mỗi khi cần sử dụng đến đồ dùng, dụng cụ lại phải rửa, có khi tay dính cả bột làm bún vào làm mất thời gian hơn hoặc phải dừng máy để rửa đồ hoặc để máy chạy mà phải rửa đồ, vội vàng hấp tấp có thể mất an toàn lao động.
3.3.2.4 Thực trạng sản xuất tại các hộ ở làng nghề bún qua đặc tính của “săn sóc”
Thực hiện “săn sóc” tức là duy trì hoạt động 3S. Do các hộ thực hiện 3S trên vẫn chƣa nghiêm ngặt. Khi khảo sát các hộ sản xuất về nhận thức của mọi người lao động về thực hiện “săn sóc” thu được kết quả: Hơn 50% cảm thấy không cần thiết phải xây dựng tiêu chí kiểm tra 3S, số khác cho rằng
74
không cần thực hiện kiểm tra hoặc khi nào cần thiết mới kiểm tra. Thấy rằng các hộ tại đây chƣa thấy lợi ích của 3S, họ làm việc dựa trên kinh nghiệm, nghĩa là vẫn thực hiện 3S nhƣng không cần phải thực hiện 100% vì cho nó thừa và không cần thiết.
3.3.2.5 Thực trạng sản xuất của các hộ tại làng nghề bún qua đặc tính của
“sẵn sàng- tâm thế”
Thực hiện “sẵn sàng” nhằm tạo thói quen, nâng cao ý thức tự giác của mọi người tại các hộ sản xuất trong việc thực hiện 3S. Nếu được thực hiện thường xuyên, 3S dần trở thành một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày của các hộ sản xuất. Thông qua câu hỏi cho các chủ hộ sản xuất về việc thực hiện “sẵn sàng” thì chủ hộ cũng mong muốn đào tạo 5S thường xuyên, nhƣng điều này chƣa thực hiện đƣợc trọn vẹn. Ngoài ra chƣa thực hành 5S tại làng nghề nên chƣa có đánh giá thực hiện định kỳ 5S tại các hộ sản xuất ở làng nghề. Mục tiêu sẵn sàng chính là đƣa triết lý 5S vào trong văn hóa tại các hộ sản xuất ở làng nghề, từng người từ người làm công cho đến các thành viên trong hộ sản xuất phải thấu hiểu đƣợc giá trị của quản trị tinh gọn mang lại và mang một “tâm thế” tốt. “Tâm thế” đó đƣợc thể hiện qua công thức “ hai thấu - một ý”. Người làm, người sản xuất phải thấu hiểu được công việc họ đang thực hiện hay 5S trước tiên là có ích cho chính bản thân mình, tiếp theo đó là nâng cao năng lực làm việc của chính bản thân họ. Từ sự thấu hiểu đó họ mới có ý thức làm việc chủ động trong quá trình áp dụng 5S trong sản xuất. Sau khi nghiên cứu kỹ về nguyên nhân mà người làm thấy rằng không muốn tham gia việc vệ sinh sạch sẽ trong xưởng vì họ cho rằng công việc của mình đã quá mệt mỏi, đã thức đêm dậy sớm lại làm việc nặng giờ lại phải làm công việc vệ sinh. Nguyên nhân là về “tâm thế” của người làm công. Do chưa được đào tạo về tâm thế nên người làm không hiểu hết đƣợc lợi ích của việc làm đó với chính bản thân mình. Nếu không thực hiện