Giới thiệu PMDH Tin học 11

Một phần của tài liệu xây dựng phần mềm dạy học tin học 11 với activinspire (Trang 64 - 69)

2. Hƣớng dẫn sử dụng PMDH Tin học 11

2.1.Giới thiệu PMDH Tin học 11

2.1.1. Các chức năng chính

PMDH Tin học 11 bao gồm các chức năng sau:

Xem bài giảng: bao gồm các bài học theo nội dung chương trình SGK

Tin học 11. Ở đầu mỗi chương hoặc bài học, HS được làm quen với bài toán, vấn đề thực tế gần gũi với HS để họ thấy được tính ứng dụng thực tiễn của Pascal vào đời sống và thấy hứng thú với kiến thức mới từ đó chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức. Bên cạnh đó, ở mỗi bài học HS còn được chơi các trò chơi và nó sẽ thực sự mang lại không khí thoải mái, sôi động cho giờ học. Để có thể xem nội dung của một bài giảng nào đó có thể dùng trình duyệt trang và chọn trang cần xem hoặc chọn Bài giảng/Chương/Bài.

Xem giáo án: bao gồm các giáo án đã được chúng tôi biên soạn dựa theo

chuẩn kiến thức kỹ năng mà môn Tin học 11 yêu cầu. GV có thể tham khảo tiến trình lên lớp, cách tổ chức hoạt động cho HS… để tổ chức một giờ học sao cho khớp với nội dung trình bày trong PMDH Tin học 11 để giờ học đạt hiệu quả cao. Để có thể xem nội dung giáo án của bài nào đó chọn Bài giảng/Chương/Bài

sau đó chọn biểu tượng ở mỗi trang tên bài.

Xem bài đọc thêm: Gồm một số kiến thức mở rộng như mảng 2 chiều,

tệp tuần tự,… HS được làm quen với một số kiến thức mở rộng thông qua việc giải quyết các bài toán, vấn đề thực tế, bên cạnh đó còn có các chương trình ví dụ vừa có tác dụng minh họa vừa dùng để làm đáp án cho HS tham khảo hướng giải quyết các bài toán. Để có thể xem nội dung bài đọc thêm của bài nào đó chọn Đọc thêm/Tên bài.

Ôn tập: là những câu hỏi bám sát nội dung đã học, phần lý thuyết được

trình bày dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm hoặc bằng một số hình thức khác như: kéo thả, nối… và đặc biệt ở phần bài tập, HS được tiếp cận với các chương trình, bài toán thực tế. Để có thể ôn tập chọn Ôn tập/Chương sau đó trả lời các câu hỏi. Đối với câu hỏi trắc nghiệm, chọn đáp án đúng thì mặt cười sẽ xuất hiện nếu không thì mặt buồn sẽ xuất hiện. Đối với một số dạng bài khác như kéo thả, nối… thì làm theo yêu cầu bài toán.

Tra cứu: tài liệu này cho phép HS có thể biết các lỗi khi lập trình và khi

chạy chương trình, các câu lệnh và ý nghĩa câu lệnh trong một số thư viện. Để xem tra cứu chọn Tra cứu.

GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 54 SVTH: Trần Thị Kim Oanh

2.1.2. Áp dụng các bài toán thực tế và quan điểm dạy học theo mô hình định hướng năng lực lập trình thiết kế nội dung của PMDH Tin học 11

Các nội dung trình bày trong PMDH Tin học 11 đều được thiết kế dựa trên quan điểm định hướng năng lực lập trình cho HS ở phổ thông. Bên cạnh đó thay bằng cách phát biểu bài toán trong toán, tin như SGK, PMDH Tin học 11 chú trọng phát biểu các bài toán xuất phát từ thực tế cuộc sống, từ các môn học khác như hóa học, vật lý hoặc phát biểu bài toán thông qua các trò chơi, từ đó HS thấy được tính ứng dụng thực tế của kiến thức mà tự giác, tích cực chiếm lĩnh kiến thức mới. Dưới đây là một số ví dụ:

a. Trò chơi: đi tìm kho báu trong bài “Kiểu dữ liệu tệp”

Nội dung trò chơi: Để mở được kho báu, HS phải giải được câu đố được gọi là thần chú đóng có dạng: gán (tep,thux); mở ghi(tep,'...');trong dấu '...' là các từ hoặc cụm từ được hiển thị theo thứ tự và nhiệm vụ của các em là phải nhớ thứ tự hiển thị của các từ hoặc cụm từ đó và đọc lại với dạng: gán (tep,thux); mở đọc(tep,'...');(thần chú mở) trong đó thux trong thần chú mở phải giống với thux trong thần chú đóng. Bạn nào trả lời đúng sẽ được nhận thưởng

Hình 3.16: Màn hình trò chơi Đi tìm kho báu

Trò chơi trình bày các câu nói về an toàn giao thông, giúp HS nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Bên cạnh đó còn giúp HS đạt được năng lực lập trình gồm:

- Khả năng hiểu và vận dụng các bài toán cơ bản để giải quyết các bài toán liên quan đến tính thực tiễn: bài toán thực tế ở đây là ghi các slogan về an toàn giao thông mà em thích hoặc nhớ vào tệp và hiển thị ra màn hình từng

GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 55 SVTH: Trần Thị Kim Oanh

slogan. Để giải quyết bài toán này đòi hỏi HS phải vận dụng được thuật toán hiển thị một slogan về an toàn giao thông đã được học trong bài kiểu xâu.

- Khả năng hiểu những vấn đề cơ bản của lập trình và ngôn ngữ lập trình:qua trò chơi, HS dễ dàng tiếp nhận các kiến thức về cú pháp và ý nghĩa các thao tác với tệp:

 Từ yêu cầu HS phải nhớ dạng của câu thần chú, HS nhớ được dạng

của câu lệnh mở, đóng tệp và nhớ được rằng đã gắn tên tệp vào biến tệp nào để ghi thì phải gắn biến tệp với tên tệp đó để đọc.

 Yêu cầu HS nhớ thứ tự hiển thị của từ, cụm từ nhắc HS nhớ được việc đọc tệp phải theo thứ tự.

- Khả năng sử dụng công cụ lập trình để lập trình giải quyết một số bài toán có ý nghĩa khoa học và thực tiễn: từ việc hiểu cú pháp và ý nghĩa các câu lệnh thao tác với tệp, yêu cầu HS sử dụng Turbo Pascal để giải bài toán thực tế.

- Khả năng tư duy: từ trò chơi HS phân tích và suy luận về cách đọc/ghi tệp dữ liệu.

b. Nội dung gợi động cơ bài đọc thêm “Mảng hai chiều”

Nội dung bài đọc thêm: Hưởng ứng tiết kiệm điện, giả sử gia đình bạn đã giảm 2 tiếng thời gian sử dụng của một số thiết bị trong 1 ngày: 1 điều hòa, 2 quạt điện, 5 bóng điện, 1 tivi và 1 máy tính bàn. Các thiết bị có công suất tiêu thụ điện trong 1 giờ lần lượt là: 1000w, 54w, 70w, 65w, 200w. Hãy đưa ra màn

hình lượng điện năng tiết kiệm của từng thiết bị trên trong 1 ngày và 1 tháng.

Cho biết số w tiết kiệm lớn nhất trong 1 tháng là bao nhiêu. Công thức tính:

công suất tiêu thụ trong 1 giờ x thời gian.

Hình 3.17: Bài toán gợi động cơ bài đọc thêm “Mảng hai chiều”

Nội dung bài toán, đề cập đến vấn đề tiết kiệm điện trong gia đình. Bằng cách cung cấp công thức tính điện năng tiêu thụ điện trong 1 giờ, HS sẽ tính được điện năng tiêu thụ trong 1 ngày, 1 tháng và thiết bị tiết kiệm điện lớn nhất

GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 56 SVTH: Trần Thị Kim Oanh

trong 2 tiếng không sử dụng từ đó ý thức được việc phải tiết kiệm điện và phải hạn chế sử dụng thiết bị điện nào. Năng lực lập trình mà HS cần đạt:

- Khả năng hiểu và vận dụng các bài toán cơ bản để giải quyết các bài toán liên quan đến tính thực tiễn:bài toán thực tế là đưa ra được thiết bị tiết kiệm điện năng lớn nhất trong 2 tiếng không sử dụng trong gia đình. Để giải quyết bài toán, yêu cầu HS phải vận dụng thuật toán tìm phần tử lớn nhất trong mảng đã được học trong bài mảng 1 chiều.

- Khả năng hiểu những vấn đề cơ bản của lập trình và ngôn ngữ lập trình:

 Từ công thức tính công suất tiêu thụ điện trong 1 giờ, 1 ngày, 1 tháng

yêu cầu HS phải nhớ được cách viết biểu thức trong Pascal

 Từ yêu cầu đưa ra màn hình lượng điện năng tiết kiệm của từng thiết

bị trên trong 1 ngày và 1 tháng, để dễ nhìn cần phải chia làm 2 cột là 1 ngày và 1 tháng và 5 dòng tương ứng với từng thiết bị. Như vậy HS cần hiểu cú pháp và ý nghĩa các câu lệnh liên quan đến mảng 2 chiều.

 Ở mức độ phức tạp hơn, có thể yêu cầu HS hiển thị ra tên thiết bị có

số w tiết kiệm lớn nhất. Từ yêu cầu này, HS cần phải nhớ câu lệnh rẽ nhánh.

- Khả năng sử dụng công cụ lập trình để lập trình giải quyết một số bài toán có ý nghĩa khoa học và thực tiễn:từ việc nắm được câu lệnh liên quan đến mảng 2 chiều được viết trong Pascal như thế nào, sử dụng Turbo Pascal để giải quyết bài toán thực tế.

- Khả năng tư duy: từ thuật toán tìm phần tử lớn nhất trong mảng 1 chiều phân tích, so sánh, tương tự hóa đối với mảng 2 chiều.

c. Trò chơi: Ai giỏi lãnh đạo trong bài “Chương trình con và lập trình có

cấu trúc

Nội dung trò chơi: Hưởng ứng tháng tiết kiệm điện, xã A tổ chức khen thưởng cho những hộ dân thực hiện tiết kiệm điện trên 50 số điện. Để có thể khen thưởng được thì ban tổ chức chương trình xã cần phải làm các công việc sau:

 Lấy số điện cũ của từng nhà.

 Tuyên truyền.

 Lấy số điện mới của từng nhà

GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 57 SVTH: Trần Thị Kim Oanh

 Thông báo khen thưởng

Một nhóm A gồm 10 bạn đoàn viên ưu tú và năng động đã xung phong thực hiện các công việc trên. Giả sử em là nhóm trưởng, hãy sắp xếp thứ tự công việc và phân chia công việc cho hợp lý? Giả sử việc lấy số điện cần phải đến từng nhà và có sự hợp tác của công nhân điện.

Hình 3.18: Trò chơi Ai giỏi lãnh đạo

Trò chơi Ai giỏi lãnh đạo giúp HS rèn luyện cách tổ chức nhóm, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm sao cho hoạt động hiệu quả rất hữu ích cho việc rèn luyện năng lực hoạt động xã hội. HS còn rèn luyện được năng lực giao tiếp thông qua việc vận động, tuyên truyền về tiết kiệm điện ở các hộ dân, học hỏi cách tính tiền điện từ các công nhân điện. Từ nội dung trò chơi, HS còn ý thức được việc là một đoàn viên ưu tú cần phải tham gia vào các hoạt động của đoàn, xã, tích cực vận động, tuyên truyền các hoạt động mà cụ thể ở đây là tiết kiệm điện tới mọi người trong làng, xã của mình.

Năng lực lập trình mà HS cần đạt được:

- Khả năng hiểu và vận dụng các bài toán cơ bản để giải quyết các bài toán liên quan đến tính thực tiễn: từ bài toán thực tế trên HS có thể vận dụng bài toán ghi/ đọc các slogan vào tệp từ bài Kiểu dữ liệu tệp để ghi và đọc thông tin hộ gia đình, số điện cũ, mới của hộ gia đình có số điện tiết kiệm được trên 50 số.

- Khả năng hiểu những vấn đề cơ bản của lập trình và ngôn ngữ lập trình:

 Từ yêu cầu để làm lãnh đạo tốt và hoạt động nhóm hiệu quả HS nên

GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 58 SVTH: Trần Thị Kim Oanh

trong nhóm cùng làm, giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng chương trình con. Từ đó có ý thức mong muốn tiếp thu kiến thức về cấu trúc chương trình con.

 Quyết định khen thưởng của xã cần phải được lưu lại, thông tin của

một xã rất nhiều nên cần phải sử dụng kiểu dữ tệp. Từ đó giúp HS nhớ được lợi ích của kiểu dữ liệu tệp và cách sử dụng kiểu dữ liệu tệp.

 Đối với mỗi hộ dân cần lưu tên, số điện cũ, số điện mới, số điện đã

tiết kiệm nên có thể yêu cầu HS sử dụng cấu trúc lặp.

 Với mỗi hộ dân cần thực hiện so sánh số điện tiết kiệm có lớn hơn 50

hay không từ đó yêu cầy HS sử dụng cấu trúc rẽ nhánh.

- Khả năng sử dụng công cụ lập trình để lập trình giải quyết một số bài toán có ý nghĩa khoa học và thực tiễn: HS tiếp tục được rèn luyện sử dụng Turbo Pascal để lập trình giải bài toán thực tế này.

- Khả năng tư duy: HS được rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp số liệu, sáng tạo trong hoạt động phân chia công việc.

Một phần của tài liệu xây dựng phần mềm dạy học tin học 11 với activinspire (Trang 64 - 69)