thông
4.1. Khái niệm về năng lực lập trình
Theo tác giả Nguyễn Chí Trung [10], năng lực lập trình là năng lực giải
quyết vấn đề dựa trên máy tính bằng hoạt động lập trình; Nó thể hiện sự kết hợp năng lực thuật toán với năng lực mã hóa (khả năng hiểu và vận dụng
ngôn ngữ lập trình, công cụ lập trình) để thể hiện thuật toán trên máy tính giải quyết những bài toán trong khoa học và trong thực tiễn. Trong đó:
Năng lực thuật toán có thể chia thành các cấp độ như sau:
- Thứ nhất, khả năng hiểu một thuật toán cho trước: người lập trình tiếp nhận một thuật toán và phải hiểu được thuật toán đó làm gì và làm như thế nào.
- Thứ hai, khả năng vận dụng thuật toán cho trước: đòi hỏi người lập trình phải hiểu một thuật toán cho trước, biểu diễn cho máy tính hiểu, vận dụng vào giải quyết các bài toán tương tự. Ví dụ, có thể vận dụng thuật toán tìm số nhỏ nhất trong 3 số vào để giải quyết bài toán tìm số lớn nhất trong 3 số.
- Thứ ba, khả năng chuyển giao một thuật toán cho trước: đòi hỏi phải vận dụng thuật toán cho trước, giải thích lại thuật toán một cách rõ ràng, đưa ra các ví dụ minh họa. Ví dụ, với bài toán tìm số nhỏ nhất trong 4 số, người lập trình cần vận dụng được thuật toán tìm số nhỏ nhất trong 3 số, sau đó phát biểu bằng lời, liệt kê các bước hoặc sơ đồ khối và đưa ra ví dụ minh họa so sánh 4 số cụ thể.
- Thứ tư, khả năng sáng tạo thuật toán: đòi hỏi phải khắc phục và cải tiến được thuật toán đã có. Mức cao nhất của khả năng này là tự xây dựng một thuật toán mới trên máy tính.
Năng lực mã hóa thể hiện qua các khả năng sau:
- Thứ nhất, khả năng hiểu được các vấn đề cơ bản của lập trình - Thứ hai, khả năng hiểu ngôn ngữ lập trình
- Thứ ba, khả năng sử dụng công cụ lập trình
- Thứ tư, khả năng chuyển đổi được một thuật toán phi ngôn ngữ sang thuật toán dưới hình thức của một ngôn ngữ lập trình
4.2. Quan điểm về năng lực lập trình ở học sinh phổ thông
Theo tác giả Nguyễn Chí Trung [10], năng lực lập trình của HS phổ thông
gồm:
- Khả năng hiểu những vấn đề cơ bản của lập trình và ngôn ngữ lập trình.
GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 16 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
- Khả năng hiểu và vận dụng các thuật toán cơ bản để giải quyết các bài toán liên quan đến tính thực tiễn.
- Khả năng sử dụng công cụ lập trình để lập trình giải quyết một số bài toán có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
- Khả năng tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh, suy diễn, lập luận và sáng tạo.
Kết chƣơng I
Cùng với sự phát triển của CNTT, kết hợp đổi mới PPDH với việc sử dụng PMDH trong dạy học là vấn đề cấp thiết. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc kết hợp đổi mới PPDH với việc sử dụng PMDH trong dạy học nhưng không thể phủ nhận vai trò của PMDH mang lại cũng như hiệu quả của việc kết hợp này. Có nhiều quan điểm khi sử dụng phần mềm trong dạy học, tùy vào hoàn cảnh cũng như khả năng của người sử dụng mà mỗi GV nên lựa chọn cho mình một cách sử dụng phần mềm trong dạy học sao cho giờ học đạt hiệu quả cao nhất. Tin học 11 chủ yếu dạy HS về lập trình vì vậy việc định hướng năng lực lập trình ở HS là điều cần thiết phải thực hiện.
GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 17 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
Chƣơng II: Tìm hiểu phần mềm ActivInspire
Ở chương I, tác giả đã trình bày về cơ sở lý luận về PMDH và thực tiễn sử dụng PMDH. Chương II, tác giả sẽ giới thiệu một phần mềm đang được sử dụng trong dạy học ở một số trường học, đó là phần mềm ActivInspire. Để hiểu rõ về phần mềm ActivInspire, tác giả sẽ trình bày các nội dung sau:
Khái quát chung về ActivInspire: một cái nhìn tổng quát về phần mềm ActivInspire.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm ActivInspire: trình bày một cách chi tiết một số thao tác trên phần mềm ActivInspire như tạo một bảng lật mới, tạo một trang bảng lật mới…; các công cụ thường xuyên được sử dụng nhiều nhất; một số công cụ hay…
Hạn chế của phần mềm ActivInspire: một số hạn chế khi sử dụng phần mềm ActivInspire