1.1. Xác định các chức năng
1.2.1. Xem bài giảng
Cho phép người dùng xem nội dung các bài giảng đã được soạn sẵn theo từng bài trong SGK Tin học 11. Chức năng này chủ yếu là dành cho GV sử dụng để giảng dạy.
Sự kiện kích hoạt: khi chọn vào phần Bài giảng trong menu của phần mềm
Quy trình thực hiện: chọn Bài giảng → Chương→ Bài học
Dữ liệu ra: nội dung bài giảng
1.2.2. Ôn tập
Chức năng này chủ yếu là dành cho HS để ôn tập các kiến thức theo từng chương.
Sự kiện kích hoạt: khi chọn vào phần Ôn tập trong menu của phần mềm
Quy trình thực hiện: chọn Ôn tập → Chương
Dữ liệu ra: nội dung phần ôn tập
1.2.3. Xem bài đọc thêm
GV có thể dùng để mở rộng kiến thức cho HS ở trên lớp hoặc HS có thể dùng để mở rộng một số kiến thức.
Sự kiện kích hoạt: khi chọn vào phần Đọc thêm trong menu của phần mềm
Quy trình thực hiện: chọn Đọc thêm → Bài đọc thêm
GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 44 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
1.2.4. Xem tra cứu
Chức năng này cho biết các lỗi gặp phải khi lập trình và khi chạy chương trình đồng thời cũng giới thiệu một số câu lệnh và ý nghĩa của nó trong một số thư viện của Turbo Pascal.
Sự kiện kích hoạt: khi chọn vào phần Tra cứu trong menu của phần mềm
Quy trình thực hiện: chọn Tra cứu
Dữ liệu ra: nội dung tra cứu
1.2.5. Xem giáo án
Chức năng này chủ yếu là dùng cho GV, gồm những bài giảng được soạn sao cho khớp với nội dung được trình bày trong PMDH Tin học 11. GV tham khảo tiến trình lên lớp, cách tổ chức các hoạt động,…
Sự kiện kích hoạt: khi chọn vào biểu tượng ở mỗi trang ghi đầu bài
của tiết học.
Quy trình thực hiện: chọn → Giáo án tương ứng của bài đó
Dữ liệu ra: nội dung giáo án của bài đó
1.2. Thiết kế
1.3.1. Một số thiết kế thường dùng
a. Tạo thùng chứa
Sử dụng cho các bài tập như kéo thả đáp án vào chỗ trống hay kéo thả một đối tượng nào đó vào vị trí đúng. Thùng chứa chứa các đối tượng thảo mãn điều kiện nào đó. Khi kéo thả đối tượng chứa vào thùng chứa nếu đối tượng đó không thuộc thùng chứa thì sẽ quay lại vị trí trước khi kéo, ngược lại thì đối tượng đó nằm trong thùng chứa và có hoặc không âm thanh thông báo tùy người dùng chọn.
Có thể sử dụng cho các dạng bài phân biệt khái niệm như: phân biệt giữa ngôn ngữ máy và ngôn ngữ bậc cao, phân biệt tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình đặt. Hoặc các dạng bài tập kéo thả đáp án vào chỗ trống…
Bước 1: tạo một đối tượng hình khối để làm thùng chứa
Bước 2: chuột phải lên đối tượng đã tạo chọn Trình duyệt thuộc tính (F10)
GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 45 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
Hình 3.1: Lựa chọn thuộc tính thùng chứa để tạo thùng chứa
Bước 4: chọn Từ khóa trong ô Có thể chứa
Bước 5: chọn để thêm từ khóa. Sau khi chọn thêm từ khóa, một cửa sổ Bộ hiệu chỉnh từ khóa xuất hiện cho phép thêm từ khóa. Từ cửa sổ Bộ hiệu chỉnh từ khóa chọn Bổ sung sau đó gõ từ khóa vào. Ghi nhớ từ khóa, giả sử từ khóa hiện tại là ngôn ngữ máy.
Hình 3.2: Bộ hiệu chỉnh từ khóa
Bước 6: chọn Quy tắc chứa: chứa hoàn toàn
Hình 3.3: Quy tắc chứa
Bước 7: chọn Âm thưởng là đúng và Địa điểm âm thưởng. Khi chọn địa điểm âm hưởng, cửa sổ liên kết cho phép lựa chọn tệp âm thanh.
GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 46 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
Bước 8: chọn đối tượng được chứa và chọn Trình duyệt thuộc tính cho đối tượng đó.
Bước 9: chọn thuộc tính Nhận dạng trong cửa sổ làm việc của Trình duyệt thuộc tính.
Hình 3.5: Thuộc tính nhận dạng
Bước 10: bổ sung Từ khóa là ngôn ngữ máy giống như bổ sung từ khóa trong Thùng chứa.
Bước 11: chọn thuộc tính Thùng chứa vào chọn Trở về lại nếu không chứa là Đúng. Thực hiện bước này thì khi đối tượng không có từ khóa giống từ khóa của thùng chứa thì khi kéo đối tượng này vào thùng chứa nó sẽ tự động quay lại vị trí ban đầu.
Hình 3.6: Thuộc tính Trở lại nếu Không chứa
b. Tạo kính lúp
Rất thích hợp để làm công cụ khám phá như chỉ qua màn hình soạn thảo Turbo Pascal sẽ thấy kết quả của chương trình…
Bước 1: chọn đối tượng che và đối tượng bị che.
Bước 2: kiểm tra trong Trình duyệt đối tượng xem đối tượng che đã ở tầng trên cùng chưa. Nếu chưa thì đưa lên tầng trên cùng.
GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 47 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
Hình 3.7: Các bƣớc để đƣa đối tƣợng lên tầng trên cùng
Bước 3: Kiểm tra xem đối tượng bị che đã ở tầng thấp hơn tầng trên cùng chưa, nếu chưa thì làm tương tự như đối với đối tượng che. Tầng thấp hơn có thể là tầng giữa, hoặc tầng dưới cùng.
Bước 4: Tạo kính lúp có thể chọn kính lúp trong tài nguyên chung: Tài nguyên dùng chung – Các thiết bị xây dựng bài học – Thiết bị nhỏ - Phóng
to.as2. Hoặc tạo một đối tượng hình khối bất kỳ. Lưu ý: các đối tượng này phải
được đưa lên tầng trên cùng và xếp trước Đối tượng che.
Bước 5: chọn Mực thần kỳ (Crtl+Shift+M) và vẽ một vòng tròn đặc trong
kính lúp hoặc một hình khối đặc tùy theo đối tượng hình khối được thêm. Lưu
GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 48 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
Hình 3.8: Tạo kính lúp bằng công cụ Mực thần kỳ
Bước 6: nhóm hình vừa được tạo ra bởi Mực thần kỳ với kính lúp hoặc đối tượng hình khối thành một nhóm.
c. Chèn liên kết
Sử dụng để chèn các liên kết đến một tập tin/chương trình nào đó mà ta tạm thời muốn giấu đi.
Bước 1: chọn đối tượng chèn liên kết
Bước 2: chuột phải vào đối tượng chọn Chèn liên kết đến tệp tin.
Bước 3: chọn đối tượng cần chèn có thể là ảnh/ video/văn bản/một chương trình khác…
Bước 4: sau khi chọn đối tượng cần chèn một cửa sổ Chèn tập tin xuất hiện
Bước 5: chọn nơi lưu liên kết tại Lưu dưới dạng.
Lưu tệp tin ra ngoài: lưu trong thư mục của máy. Đây là cách lưu
theo đường link tuyệt đối nên khi chuyển sang máy khác nêu tệp tin này không có trong máy thì sẽ không mở được.
Lưu tệp tin vào bảng lật: lưu trong bảng lật. Đây là cách lưu theo
đường link tương đối, nếu chuyển sang máy khác thì vẫn mở được. Khi mở liên kết này, tệp tin bị đổi tên thành số.
Lưu tệp tin +danh mục vào bảng lật: lưu tệp tin và tên tệp tin vào
bảng lật. Đây là cách lưu theo đường link tương đối, khi mở tệp tin thì tên của tệp tin không bị thay đổi.
Bước 6: đối với tệp tin là đa phương tiện có thể chọn cách điều khiển tệp tin bằng cách chọn tại Đa phương tiện:
GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 49 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
Phát tự động: khi ấn vào link thì tệp tin đa phương tiện sẽ tự động
chạy mà không chờ bất kỳ tác động nào.
Vòng lặp: tệp tin đa phương tiện tự động quay lại khi đã chạy hết
Bộ điều khiển: hiển thị các nút điều khiển đa phương tiện như tạm
ngừng, dừng, âm lượng,…
d. Tạo chú giải
Có thể sử dụng để giải thích về một đối tượng nào đó.
Bước 1: chọn đối tượng cần chú giải
Bước 2: chọn Trình duyệt thuộc tính (F9)
Bước 3: chọn thuộc tính Nhãn trong Trình duyệt thuộc tính
Hình 3.9: Thuộc tính nhãn
Bước 4: gõ chú giải vào Tiêu đề
Bước 5: định dạng văn bản chú giải: tên font chữ, kích thước font chữ, màu font chữ,…
Bước 6: Chọn hành vi là chú giải công cụ để khi chỉ vào đối tượng thì hiện ra hoặc chọn luôn bật.
e. Sử dụng thao tác ẩn đối tượng
Dùng để ẩn hoặc hiện một đối tượng nào đó. Cần 2 đối tượng: 1 đối tượng cần ẩn/hiện và 1 đối tượng khi chọn sẽ ẩn/hiện đối tượng cần ẩn/hiện. Hai đối tượng này có thể là một.
Bước 1: chọn đối tượng khi chọn sẽ ẩn/hiện đối tượng cần ẩn/hiện.
Bước 2: chọn Trình duyệt thao tác (F10)
Bước 3: chọn Ẩn
GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 50 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
Hình 3.10: Thao tác chọn đối tƣợng cần ấn/hiện
Bước 5: khi chọn Đích, cửa sổ Chọn đối tượng xuất hiện cho phép chọn đối tượng cần ẩn/hiện.
Hình 3.11: Cửa sổ chọn đối tƣợng
1.3.2. Thiết kế giao diện
Giao diện màn hình chính: đây là màn hình đầu tiên ta sẽ thấy khi mở phần mềm, ấn vào màn hình chính để chuyển sang giao diện menu.
GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 51 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
Hình 3.12: Giao diện màn hình chính
Giao diện menu: tại đây ta sẽ lựa chọn một trong các nôi dung là xem bài
giảng/ôn tập/xem đọc thêm/xem nội dung tra cứu
Hình 3.13: Giao diện menu
Giao diện xem bài giảng: tất cả các trang chứa nội dung bài giảng sẽ có
giao diện này. Người sử dụng có thể xem nội dung của bài giảng thông qua giao diện này.
GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 52 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
Hình 3.14: Giao diện Xem bài giảng
Giao diện ôn tập: tất cả các trang chứa nội dung phần ôn tập sẽ có giao
diện này.
Hình 3.15: Giao diện Ôn tập
Giao diện xem bài đọc thêm: tất cả các trang chứa nội dung phần đọc
thêm sẽ có giao diện này.
GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 53 SVTH: Trần Thị Kim Oanh