Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Công nghệ Mới Nhật Hải (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG DOANH NGHIỆP

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng

1.3.1. Nhân tố chủ quan (môi trường bên trong) - Mục tiêu và chiến lược của tổ chức:

CHỦ TỊCH HÃNG CHỦ TỊCH HÃNG

PCT sản xuất PCT sản

xuất PCT kỹ

thuật PCT kỹ

thuật

PCT marketing

PCT marketing

PCT tài chính PCT tài

chính

PCT nhân sự

PCT nhân sự

Tổng giám đốc sản phẩm công nghiệp

Tổng giám đốc sản phẩm công nghiệp

Tổng giám đốc sản phẩm công nghiệp

Tổng giám đốc sản phẩm công nghiệp

Giám đốc khu vực I Giám đốc khu vực I

Giám đốc khu vực I Giám đốc khu vực I

Giám đốc khu vực II Giám đốc khu vực II Giám đốc

khu vực II Giám đốc khu vực II

Cấu trúc tổ chức được xây dựng nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức. Vì vậy, khi mục tiêu và chiến lược của tổ chức thay đổi, thì cấu trúc tổ chức phải có sự thay đổi, điều chỉnh và hoàn thiện sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và chiến lược.

- Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức:

Đây là cơ sở pháp lý, là căn cứ quan trọng để từng tổ chức thiết kế cấu trúc tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Quy mô của tổ chức:

Quy mô của tổ chức càng lớn, cấu trúc tổ chức càng phức tạp, bởi vì quy mô lớn đòi hỏi tổ chức phải có nhiều cấp, nhiều bộ phận, đơn vị nên tạo ra nhiều mối quan hệ phức tạp trong tổ chức.

- Đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ của tổ chức:

Trong tổ chức, kỹ thuật, công nghệ được sử dụng càng hiện đại bao nhiêu, thiết bị càng có xu hướng tự động hóa cao sẽ dẫn đến cấu trúc tổ chức càng đơn giản hơn.

- Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị:

Với đội ngũ quản trị viên có trình độ, kinh nghiệm và kiến thức, thì trong cấu trúc tổ chức có thể giảm bớt đầu mối, giảm bớt các mối liên hệ, các bộ phận quản trị với nhau.

Với trang thiết bị quản lý hiện đại, đầy đủ sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu công việc, vì thế mà cấu trúc tổ chức quản lý sẽ đơn giản hơn.

1.3.2. Nhân tố khách quan (môi trường bên ngoài)

Trong điều kiện môi trường bên ngoài ổn định, các yếu tố của môi trường có thể dự đoán và dễ kiểm soát thì cấu trúc tổ chức có tính ổn định, ít phức tạp. Ngược lại, khi môi trường có nhiều biến động, có nhiều yếu tố khó dự báo, thì cấu trúc tổ chức sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi sự linh hoạt là cao hơn.

Môi trường tổ chức bao gồm các yếu tố con người, những tổ chức khác, và các yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới các hoạt động của tổ chức. Môi trường của tổ chức có thể được chia thành hai cấp độ: môi trường chung và môi trường nhiệm vụ. Môi trường chung bao gồm các yếu tố về văn hóa, chính trị, kinh tế, luật pháp. Môi trường nhiệm vụ bao gồm những cá nhân, nhóm tổ chức ảnh hưởng tới tổ chức. Chẳng hạn như các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà phân phối, hay các cơ quan luật

pháp... Những yếu tố kinh tế trong môi trường nhiệm vụ bao gồm tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, và các yếu tố thuộc về thương mại quốc tế.

a) Môi trường chung - Kinh tế

Tài chính luôn là vấn đề với mọi công ty. Vì vậy, một nền kinh tế ổn định sẽ giúp công ty giảm bớt các rủi ro về tài chính. Sức mạnh tài chính càng lớn thì công ty càng có thể mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm. Do đó, cơ cấu tổ chức càng phức tạp để đáp ứng như cầu đó.

- Chính trị - pháp luật

Quốc gia có chính trị, luật pháp ổn định thì cơ cấu tổ chức có tính ổn định, ít phức tạp. Khi chính trị có nhiều biến động, luật pháp thay đổi thì đòi hỏi cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phải có sự linh hoạt.

- Văn hóa - xã hội

Ảnh hưởng cảu văn hóa là tác động lên hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các nhà quản trị. Yếu tố văn hóa luôn có ảnh hưởng rộng lớn tới toàn xã hội và tạo nên những đặc tính chung trong nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Và những nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng sẽ làm ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức của công ty sao cho đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

b) Môi trường đặc thù - Khách hàng

Khách hàng sẽ quyết định cơ cấu tổ chức phù hợp với doanh nghiệp. Thông thường, khách hàng tập trung cho phép lựa chọn cơ cấu tổ chức theo khách hàng được tốt hơn. Nhưng nếu khách hàng phân tán thì doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý sẽ hiệu quả hơn.

- Nhà cung ứng

Là nhân tố quan trọng trong việc quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có liên tục và hiệu quả hay không. Nếu như nhà cung ứng của doanh nghiệp mà thực hiện đúng như chính sách mà công ty đưa ra thì điều đó sẽ tạo mối quan hệ lâu dài giữa hai bên, tạo sự ổn định trong tổ chức của doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh

Mô hình cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong ngành thường có cơ cấu tổ chức giống nhau. Doanh nghiệp cần

phân tích ưu điểm và hạn chế của mô hình cơ cấu tổ chức của đối thủ cạnh tranh nhằm lựa chọn mô hình phù hợp đảm bảo năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp mình.

- Chính sách quản lý của Nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Các quy định, luật pháp do chính phủ đưa ra thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Với môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay, tổ chức cần phải phản ứng và thích nghi nhanh với sự thay đổi đó, một trong những yếu tố mà tổ chức cần phải thay đổi là thay đổi cơ cấu tổ chức. Với cơ cấu tổ chức quan liêu, những người quản lý trong doanh nghiệp khó có thể nắm bắt và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của thị trường và khách hàng bởi lẽ với cơ cấu tổ chức như vậy thì tốc độ xử lý thông tin rất chậm chạp, nhân viên bị gò bó trong khuôn khổ các quy định và luật lệ của công ty nên họ khó có thể phát huy tính sáng tạo trong công việc. Chính vì vậy mà mức độ linh hoạt của những công ty có loại cơ cấu này là kém. Xu hướng hiện nay của các công ty là chuyển tử cơ cấu tổ chức quan liêu có nhiều cấp quản lý sang cơ cấu có ít cấp quản lý, nhưng một người quản lý có thể quản lý một số lượng nhân viên lớn hơn nhiều, những người quản lý trung gian và nhân viên được trao quyền, được tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến công việc của họ và các vấn đề của tổ chức khi cần thiết. Cơ cấu tổ chức theo đội, nhóm, cơ cấu mạng lưới là những cơ cấu mới sẽ được nhiều công ty lựa chọn để thiết kế tổ chức của mình trong tương lai.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Công nghệ Mới Nhật Hải (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w