CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TÙNG NAM
3.3. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại Tùng Nam
3.3.2. Kiến nghị đối với nhà nước
Ngoài những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài mà Công ty đưa ra như tái cấu trúc Công ty theo hướng hình thành cơ cấu mới, tái cơ cấu nhân viên trong công ty, tăng cường phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, sắp xếp lại nhân lực tại các phòng ban…, em xin đề xuất một số kiến nghị với nhà nước để Công ty có thể phát triển và hoạt động tốt hơn trong nền kinh tế biến động như hiện nay.
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của mọi loại hình doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ổn định, phát triển về cơ cấu tổ chức.
Nhà nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng việc cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ngắn gọn tránh rườm rà giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động vốn.
Chính phủ cần có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ các nhà quản trị cấp cao, trang bị cho họ những kiến thức về hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý, giúp họ lãnh đạo tốt hơn doanh nghiệp của mình.
Chính phủ sớm có quy định cụ thể chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp thực hiện chính sách đào tạo nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động đáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH đất nước.
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại Tùng Nam với mục tiêu hoàn thành nghiên cứu đề tài “hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại Tùng Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
Qua các số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính và tình hình cơ cấu tổ chức của Công ty, các phiếu điều tra phỏng vấn, dựa trên các kiến thức lý thuyết về cơ cấu tổ chức đã được học đã rút ra được những thành công và nguyên nhân thành công cũng như những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cơ cẩu tổ chức của Công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại Tùng Nam. Qua đó có thể thấy được những bất cập trong cơ cấu quản lý của Công ty như vai trò của nhà lãnh đạo, trách nhiệm và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, văn hóa Công ty…Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty như: Tái cấu trúc Công ty theo hướng hình thành cơ cấu tổ chức mới và tái cơ cấu nhân viên trong Công ty, tăng cường phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, sắp xếp lại nhân sự tại các phòng ban. Ngoài ra còn có một số kiến nghị với nhà nước để giúp các doanh nghiệp trong cả nước nói chung cũng như với Công ty nói riêng. Đề tài trình bày một cách khái quát nhất tình hình hoàn thiên cơ cấu tổ chức từ lý thuyết đến thực tế của Công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại Tùng Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại Tùng Nam (2015-2017), báo cáo tài chính
2. Công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại Tùng Nam (2015-2017), tình hình cơ cấu tổ chức của công ty
3. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (2006), Quản trị học, NXB Thống Kê
4. Chủ biên GS.TS Ngô Đình Gia (1997), Quản trị kinh doanh tổng hợp trong doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật
5. Đỗ Thị Thúy Hằng (2011), Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại 6. Jay W.Lorsch, P.R Lawrence (1970), Thiết kế cơ cấu tổ chức
7. GS.TS Phạm Văn Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB thống kê
8. Đào Thị Nhinh (2010), Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại 9. Nguyễn Thị Mai Phương (2012), Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại
10. PGS.TS Lê Văn Tâm, PGS.TS Ngô Kim Thanh (2006), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
11. Bùi Thế Thư (2012), Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại 12. Nguyễn Thị Tĩnh (2011), Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại
13. http://voer.edu.vn/
PHỤ LỤC