Quốc hội của nước CHDCND L à o

Một phần của tài liệu Bộ máy nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào theo hiến pháp 1991 (Trang 42 - 58)

Chương 2: Các yếu tố cơ bản của Bộ máy Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân L à o

2.1. Quốc hội của nước CHDCND L à o

2.1.1 Khái quát vê lịch sử sự hỉnh thành và phát triển của Quốc hội nước CHDCND Lào.

Ngày 2 tháng 12 năm 1975 đất nước Lào đã tuyên bố xoá bỏ chế độ quân chủ và cải cách toàn diện đất nước Lản xạng thành đất nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Nhân dân Lào lần đầu tiên trong lịch sử của mình đã thành lập nên một cơ quan đại diện tối cao của nhân dân, do nhân dân bầu ra và quyết định các công việc quan trọng nhất của đất nước. Đó chính là Quốc hội nhân dân tối cao.

Kể từ khi thành lập cho đến nay Quốc hội nhân dân tối cao Lào đã trải qua 4 nhiệm kỳ hoạt động. Sau đây là vài nét khái quát về các khoá tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

2.1.1.1. Quốc hội nhân dân tối cao khoá I .

Quốc hội nhân dân tối cao khoá I đã thành lập do đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra ngày 2 tháng 12 năm 1975 Quốc hội khoá này bao gồm 45 đại biểu, trong đó có 4 đại biểu nữ do Ông Su-Pha-Nụ-Vông làm chủ tịch. Quốc hội khoá này đã thành lập ra để thực hiện vai trò và nhiệm vụ chủ yếu trong việc tập hợp sự đoàn kết giữa các tầng lớp và nhân dân toàn quốc.

2.1.1.2. Quốc hội nhân dần tối cao khoá II.

Quốc hội nhân dân tối cao khoá II đã được thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 1989 bao gồm 79 đại biểu và có 5 đại biểu nữ , do ô n g Nu- Hắc -Phủm-Sạ-Vẳn làm chủ tịch.

Quốc hội nhân dân tối cao khoá II bao gồm cả ủ y Ban thường vụ Quốc hội và một số ủ y ban như: ủ y ban pháp luật, ủ y ban kinh tế- kế

hoạch và tài chính, ủ y ban văn hoá xã hội, ủy ban đối ngoại và văn phòng Quốc hội nhân tối cao để làm bộ máy giúp việc cho Quốc hội nhân dân tối cao và ủ y ban thường vụ Quốc hội nhân dân tối cao. Còn đối với cơ quan đại biệu của nhân dân ở địa phương bao gồm: Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, Hội đồng nhân dân huyện.

Quốc hội nhân dân tối cao khoá II có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng Hiến pháp đầu tiên của nước CHDCND Lào và thực hiện nhiệm vụ khác với tư cách là cơ quan duy nhất lập hiến, lập pháp cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước, cơ quan quyết định các công việc quan trọng nhất của đất nước. Quốc hội nhân dân tối cao khoá II đã tiến hành mỗi năm 2 kỳ họp để xem xét và thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước hàng năm, xem xét thông qua một số luật mới song song với việc xây dựng và ban hành Hiến pháp.

2.1.1.3. Quốc hội nhân dân tối cao khoá III.

Quốc hội nhân dân tối cao khoá 3 đã được thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1992 và đã đổi tên Quốc hội nhân dân tối cao thành Quốc hội. Quốc hội khoá 3 bao gồm tất cả là 85 đại biểu và có 8 đại biểu nữ do Ông Sạ-Mạn-Vi-Nhạ kệt làm chủ tịch. Quốc hội khoá III ngoài chủ tịch Quốc hội còn có hai phó chủ tịch Quốc hội, có ủ y ban trung ương Quốc hội là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội và 6 ủ y ban thư ký, ủ y ban pháp luật, ủ y ban kinh tế - kế hoạch và tài chính, ủ y ban dân tộc, ủ y ban đối ngoại và Văn phòng Quốc hội.

Với tư cách là cơ quan lập hiến, lập pháp đồng thời là cơ quan đại diện cao nhất quyền lực của nhân dân có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia; đồng thời là cơ quan kiểm tra, giám sát sự hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp theo quy định của Hiến pháp. Quốc hội khoá này đã quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước:

- Thành lập bộ máy của Quốc hội, bầu cử Chủ tịch và phó chủ tịch nước, bầu Chánh án toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cải cách bộ máy của Chính phủ, các bộ.

- Quyết định, thông qua kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước hàng năm, kiểm tra sự hoạt động thực hiện hiến pháp và pháp luật của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

- Xem xét và quyết định việc thông qua một số luật mới đồng thời bổ sung, sửa đổi một số văn bản pháp luật hiện hành vào thời điểm đó.

- Quan tâm việc tuyên truyền, tuyên huấn và triển khai song song với việc kiểm tra giám sát; việc thực hiện nhiệm vụ của toà án nhân dân và cơ quan viện kiểm sát nhân dàn các cấp trong giải quyết các tranh chấp và khiếu nại của nhân dân .

- Tổ chức các đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng đại biểu Quốc hội đề đảm bảo cho sự phát huy chức năng của các đại biểu Quốc hội tại địa phương.

- Tiếp tục thực hiện công việc đối ngoại theo chủ trương chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với Nghị viện các nước trong khu vực và các nước trên thế g iớ i.

Nói chung Quốc hội khoá III này là Quốc hội đã hoạt động và thực hiện đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ với tư cách là cơ quan lập hiến, lập pháp và đồng thời là cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân.

2.1.1.4. Quốc hội khoá N

Quốc hội khoá IV được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 1997 bao gồm 99 đại biểu, 21 đại biểu nữ, ông Sạ Man Vị Nha Kệt được tái cử làm chủ tịch thêm một nhiệm kỳ nữa. Quốc hội nhiệm kỳ này có 3 phó chủ tịch, (1 nữ ) có Uỷ ban thường vụ Quốc hội và 6 uỷ ban: u ỷ ban luật, u ỷ ban kinh tế; Uỷ ban tài chính, Uỷ ban văn hoá - xã hội, Uỷ ban dân tộc, Ưỷ ban đối ngoại và Uỷ ban an ninh - quốc phòng (được thành lập lại thay thế cho ủy ban thư ký), và Văn phòng Quốc h ộ i .

/ \ ) ỡ l ầ n T k ê V a 38

Quốc hội khoá IV này là Quốc hội đã kế thừa để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội (nhân dân tối cao) khoá trước. Quốc hội khoá 4 ngoài những công việc của khoá trước còn có nhiệm vụ quan trọng là sửa đổi bản Hiến pháp 1991. Ngoài ra, Quốc hội khoá IV này còn sửa đổi được một số luật đã có hiệu lực thi hành và xem xét thông qua một số luật mới. Như vậy ngoài việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình theo quy định tại Điều 2 luật về Quốc hội. Quốc hội khoá này đặc biệt quan tâm đến một số công việc rất quan trong sau đây:

- Việc giáo dục tư tưởng chính trị và ý thức pháp luật cho công dân nhằm làm cho mọi người tôn trọng, thực hiện Hiến pháp và pháp luật bởi vì Quốc hội khoá này là Quốc hội của giai đoạn quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước Lào có nhiệm vụ thực hiện sự nghiệp đổi mới một cách toàn diện đây là Quốc hội với nhiệm kỳ nằm trong giai đoạn đầu của mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2020 theo những quy định tại Đại hội lần thứ 6 của Đảng đề ra:

- Xây dựng quy trình kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật.

- Cải tiến việc tổ chức thực hiện những kỳ họp của quốc hội.

- Đổi mới việc hoạt động của các thành viên Quốc hội trong lĩnh vực bầu cử.

- Xây dựng quy trình đào tạo các cơ sở - vật chất để nhằm đảm bảo cho các hoạt động của quốc hội khoá này, trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Quốc hội và các thành viên của Quốc hội, ngoài ra còn phải chú ý đến việc quản lý sử dụng có hiệu quả cao và tiết kiệm

- Tiến hành cải cách tổ chức các ủ y ban của Quốc hội.

2.1.2. Vị trí, chức năng của Quốc h ộ i .

Với vị trí là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Quốc hội thực hiện 3 chức năng quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước, đồng thời là cơ quan lập hiến, lập pháp và là cơ quan kiểm tra giám sát sự hoạt động của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

/\]cilaK\ ~uh<5m T k ể V a 39

]_MỘm vcm tk ọ c s ĩ l_uạ+ kọc

Vị trí và chức năng của Quốc hội được thể hiện trên các mặt sau đây.

- Tính chất là cơ quan đại diện của nhân dân đựơc thể hiện ra ở chỗ:

Các thành viên của Quốc hội là do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân. Nhân dân có quyền đề nghị bãi nhiệm các thành viên của Quốc hội nếu thấy rằng không xứng đáng với tư cách đại biểu của nhân dân. Mọi sự hoạt động của Quốc hội và các thành viên của Quốc hội đều phải tôn trọng ý kiến của nhân dân, xuất phát từ nhân dân để phục vụ lợi ích cho nhân dân.

Sau khi kết thúc mỗi kỳ họp, Quốc hội cũng như các thành viên Quốc hội phải tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của các kỳ họp tại địa phương một cách thống nhất, và gắn liên với quy trình xây dựng các cơ sở chính trị, quy trình xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng gia đình gương mẫu có cuộc sống ấm no hạnh phúc, cùng nhau lao động sản xuất, duy trì an ninh và trật tự tại địa phương, tổ chức các cuộc họp để thoả thuận với nhân dân về các vấn đề quan trọng chủ yếu của nhân dân đó là công ăn việc làm của nhân dân và việc phát triển địa phương, đồng thời đưa ý kiến nguyện vọng của nhân dân lên phản ánh Đảng uỷ, uỷ ban hành chính địa phương và trong các cuộc họp của Quốc hội để Quốc hội đề ra những biện pháp xử lý, giải quyết một cách kịp thời.

- Các đại biểu Quốc hội nghiên cứu và xem xét xử lý lời kiến nghị, của nhân dân, đồng thời hướng dẫn tuyên tuyền, giáo dục nhân dân tôn trọng thực hiện pháp luật.

- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của Quốc hội.

Nhân danh là cơ quan quyền lực Nhà nước có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (Điều 40 Hiến pháp của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào) Bắt nguốn từ quyền lực của nhân dân, vì lợi ích của các bộ tộc Lào, Quốc hội có quyền quyết định các vấn đề cốt lõi của đất nước như xem xét và quyết định thông qua dự án phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách hàng năm hoặc kế hoạch dài hạn, xem xét và quyết đinh về vấn

l_uận vcm t k ạ c s ĩ L u ậ t Kọc

đề cải cách hoàn thiện bộ máy tổ chức của Nhà nước và bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức vụ cao nhất của nhà nước như : Chủ tịch nước, Chánh án toà án nhân dân tối cao,Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, xem xét và quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của quốc gia chẳng hạn như: quyết định việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ hiệp ước, hiệp định mà chính phủ đã ký kết với nước ngoài, quyết định về vấn đề chiến tranh hoặc hoà bình và những vấn đề khác đã được quy định trong Hiến pháp và luật tổ chức Quốc hội.

- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp.

Chỉ có Quốc hội mới có quyền và nhiệm vụ xem xét việc sửa đổi, thông qua Hiến pháp cũng như việc xem xét thông qua và huỷ bỏ luật.

Đến nay Quốc hội đã xem xét và thông qua 46 văn bản luật trong đó gồm có luật về các lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, lĩnh vực hành chính, tư pháp, kinh tế và văn hoá - xã h ộ i .

- Quốc hội là cơ quan theo dõi kiểm tra tổ chức bộ máy nhà nước, lĩnh vực hoạt động của các cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp.

Với tư cách là cơ quan theo dõi kiểm tra việc hoạt động của các cơ quan hành chính, các cơ quan tư pháp, hoạt động của Quốc hội được thể hiện như sau:

- Kiểm tra việc hoạt động của các cơ quan hành chính trong việc tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách hàng năm đã được thông qua để phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân. Ngoài những công việc trên ủy ban của Quốc hội tổ chức họp để nghe báo cáo của các bộ, các ngành về việc tổ chức thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Quốc hội cho ý kiến chấn chỉnh các mặt hoạt động của các bộ các nghành các cấp.

- Nghe báo cáo đinh kỳ của chính phủ trong các kỳ họp Quốc hội và trong thời gian không họp thì chính phủ báo cáo cho Uỷ ban thường vụ.

- Bên cạnh việc kiểm tra giam sát các cơ quan hành chính Nhà nước, Quốc hội còn theo dõi kiểm tra giám sát sự hoạt động của các cơ quan tư

7 \)a lă n ]v\ọ. X k ể V a 41

pháp. Các cơ quan tư pháp phải thường xuyên báo cáo phản ánh cho UBTVQH sau đó báo cáo trong các cuộc họp của Quốc hội về việc thực hiện hiến pháp và pháp luật trong việc điểu tra truy tố xét xử và thi hành án.

- Các hoạt động đối ngoại của Quốc hội:

- Trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội Lào thực hiện theo đường lối chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào để tăng cường quan hệ hợp tác với cộng đồng Quốc tế, các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước láng giềng ngày càng mở rộng.

Quốc hội đã tăng cường quan hệ hợp tác đặc biệt với Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam với sự thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác trao đổi rút kinh nghiệm về nhiều mặt trong lĩnh vực Quốc hội.

Ngoài ra Quốc hội còn quan hệ hợp tác đặc biệt với Quốc hội nước cộng hoà Trung Quốc, CHDC Triều Tiên, Cu Ba, tăng cường mối quan hệ hữu nghị về sự hợp tác với Nghị viện của các nước Châu Âu. Trong những quan hệ đó Quốc hội Lào được nhận danh dự làm nước chủ nhà tổ chức cuộc họp quốc tế của Nghị viện các nước sử dụng tiếng Pháp. Ngoài ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội còn được lựa chọn đại biểu đến dự các cuộc họp quốc tế theo khả năng thực tế về ngân sách để thực hiện nghĩa vụ và nhiệm vụ của mình với các cơ quan Nghị viện quốc tế và khu vực. Các hoạt động tham dự hội nghị Nghị viên quốc tế, các thăm viếng hữu nghị, đi du học trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn và tiếng nước ngoài cho thành viên Quốc hội và cán bộ chuyên môn của Quốc hội càng ngày càng phát triển trong thời gian qua. Nhờ đó Quốc hội đã nhận được sự ủng hộ về mặt ngân sách từ các dự án hỗ trợ của nước ngoài và Nghị viện Quốc tế để củng cố và tăng cường năng lực của Quốc hội

Song song với các hoạt động nêu trên, Quốc hội còn hết sức quan tâm đến việc đón tiếp các đoàn đại biểu Quốc hội từ những các nước bạn bè đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với Quốc hội Lào, nhằm không ngừng phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế của Quốc hội.

~Cl\ề V q 42

- ư ỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét phê chuẩn, các hiệp định và hiệp ước mà Chính phủ nước CHDCND Lào đã ký kết với các nước ngoài. Ngoài ra còn quan tâm đến việc hướng dẫn thực hiện các dự án UNDP/NORAD để tăng cường khả năng Quốc hội, chủ yếu về mặt nâng cao trình độ khả năng kiến thức của Văn phòng Quốc hội, huấn luyện đào tạo tiếng nước ngoài, báo chí và thư viện cũng như sự đóng góp về mặt vật chất và tinh thần để phục vụ cho văn phòng của các thành viên Quốc hội tại địa phương; đến nay đã chuyển giao máy vi tính phục vụ đầy đủ cho văn phòng đại biểu Quốc hội ở 6 tỉnh. Đã hoàn thành, củng cố, sửa chữa các thiết bị trong hội trường lớn Quốc hội bằng việc lắp đặt các hệ thống âm thanh, hệ thống bỏ phiếu biểu quyết hiện đại. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong thời gian qua đã làm cho mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa Quốc hội Lào với Nghị viện quốc tế và các khu vực cũng như các nước láng giềng đã có bước phát triển mới tạo cơ hội cho Quốc hội Lào có thể hội nhập và học hỏi kinh nghiệm của Quốc hội (nghị viện) các nước trên thế giới và nhận được sự giúp đỡ từ nước ngoài nhiều hơn, góp phần nâng cao vai trò đất nước Lào trên trường quốc tế. Bên cạnh ưu điểm nêu trên hoạt động ngoại giao của Quốc hội còn có một số khiểm khuyết nhất định. Việc tham dự hội nghị quốc tế là rất quan trọng vì Quốc hội Lào có nghĩa vụ là thành viên của tổ chức nghị viên quốc tế (IPO) nhưng vì vấn đề ngân sách hạn chế nên Quốc hội Lào không thể thực hiện được nghĩa vụ để trở thành thành viên đẩy đủ .

Trong việc thực hiện chức năng của Quốc hội thực chất là sự thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật như :

- Xây dựng, hoặc sửa đổi Hiến pháp.

- Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ thuế và phí; lệ p h í .

- Xem xét, thông qua kế koạch phát triển kinh tế -xã hội và ngân sách Nhà nước. Bầu hoặc bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước theo sự đề nghị của u ỷ ban Thừơng vụ Quốc h ộ i .

43

Một phần của tài liệu Bộ máy nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào theo hiến pháp 1991 (Trang 42 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)