Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Bộ máy nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào theo hiến pháp 1991 (Trang 67 - 74)

Chương 2: Các yếu tố cơ bản của Bộ máy Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân L à o

2.4. Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương CHDCND Lào là cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương, có chức năng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; để phát triển nền kinh tế - xã hội tại địa phương.

Chính quyền tại địa phương nước CHDCND Lào gồm có 3 cấp:

- Cấp tỉnh, thành phố và khu vực đặc biệt - Cấp huyện

- Cấp bản ( làng, xóm )

2.4.1. Cấp tỉnh, thành p h ố và khu vực đặc biệt

a. Cơ cấu tổ chức chính quyền tỉnh, thành p h ố và khu vực đặc biệt gồm cố:

- Tỉnh trưởng, Phó tỉnh trưởng (Thị trưởng, Phó Thị trưởng) khu trưởng, Phó khu trưởng.

- Các Sở trực thuộc tỉnh, thành phố, khu vực đặc biệt trực thuộc.

- Văn phòng tỉnh trưởng, thành phố, khu vực đặc biệt.

b. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tỉnh trưởng, Thị trưởng và Khu trưởng:

* Chức năng

- Tỉnh trưởng (thị trưởng, khu trưởng) là người có quyển cao nhất của chính quyền địa phương, là đại diện của Chính phủ. Ở địa phương, có chức năng tổ chức, quản lý, triển khai các hoạt động thực hiện các đường lối chính sách của chính phủ đề ra tại địa phương. Tỉnh trưởng, thị trưởng, khu trưởng (khu vực đặc biệt) còn có các phó tỉnh trưởng, thị trưởng, khu trưởng để giúp việc. Phó tỉnh trưởng, Phó khu trưởng, là người giúp việc của Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Khu trưởng và phụ trách một số công việc theo sự uỷ nhiệm của Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Khu trưởng. Trong trường hợp Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Khu trưởng đi vắng, bận rộn hoặc vì nguyên nhân khác một Phó Tỉnh trưởng (Thị trưởng, Khu trưởng) được uỷ quyền cho thực hiện nhiệm vụ thay.

* Quyền và nhiệm vụ của Tỉnh trưởng, Thị trưởng và Khu trưởng khu vực đặc biệt n h ư :

- Thực hiện nhiệm vụ theo Điều 63 của Hiến pháp Nhà nước CHDCND Lào như: Đảm bảo thực hiện Hiến pháp, pháp luật, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các chị thị, nghị quyết do cấp trên đề ra. Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của tất cả các cấp, các ngành thuộc phạm vi phụ trách của mình. Đình chỉ thi hành hoặc xoá bỏ quyết định của các cơ quan Nhà nước cấp dưới trái với pháp luật. Xem xét, giải quyết các khiếu tố, kiến nghị của nhân dân trong phạm vi quyền hạn của mình theo l u ậ t .

Tỉnh trưởng, Thị trưởng và Khu trưởng là người quyết định việc chi tiêu theo sự phê chuẩn của Chính phủ và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan tương đương Bộ. Trong trường hợp cần thiết tỉnh trưởng, thị trưởng có thể uỷ quyền chỉ định chỉ tiêu đó cho người đại diện nhưng phải ghi chép thành văn bản.

- Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra hoạt động của các sở và các cơ quan trực thuộc chính quyền tỉnh, thành phố, khu vực đặc biệt.

- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc khu.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định trong quy luật pháp luật.

c. Vị trí, chức nấng của Văn phòng chính quyền tỉnh, thành phố, khư vực đặc biệt:

Là cơ quan, giúp việc Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Thủ trưởng khu vực đặc biệt trong việc tổ chức thực hiện các công việc, đồng thời là cơ quan phối phợp công tác với các cơ quan tổ chức khác tại địa phương.

* Cơ cấu của Văn phòng tỉnh chính quyền, thành phố, khu vực đặc biệt:

Có Chánh văn phòng và một số Phó Chánh văn phòng, các tổ chuyên môn và các cán bộ công chức trực thuộc tại Văn phòng tỉnh, thành phố, khu vực đặc biệt.

* Quyền và nhiệm vụ của Văn phòng chính quyền tỉnh, thành p h ố và khu vực đặc b i ệ t :

- Tập hợp các số liệu, thông tin cần thiết, tham mưu cho Tỉnh trưởng (Thị trưởng, Khu trưởng) Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của tỉnh, thành phố, khu vực tổng hợp kế hoạch phát triển các ngành nghề báo cáo để xin ý kiến của Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Khu trưởng khu vực đặc biệt trước khi gửi lên cho các Bộ, cơ quan tương đương Bộ có liên quan .Theo dõi giám sát thúc đẩy thực hiện các kế hoạch đã được Chính phủ phê chuẩn.

- Lập k ế hoạch, công việc trong từng giai đoạn, theo dõi việc tổ chức thực hiện dự án công tác đã đề ra. Giúp Tỉnh trưởng, (Thị trưởng, Khu trưởng) tổ chức thực hiện pháp luật và nghị quyết của cấp trên.

- Soạn thảo chương trình Hội nghị tỉnh, thành phố, khu vực đặc biệt và giúp Tỉnh trưởng (Thị trưởng, Khu trưởng) triển khai thực hiện nội dung của hội nghị đó .

- Phối hợp với Sở, Ban, ngành trong việc quản lý hành chính Nhà nước tại địa phương.

- Soạn thảo các báo cáo cho Tỉnh trưởng (Thị trưởng, Khu trưởng) để trình lên Chính phủ.

- Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy, khuyên khích, theo dõi mọi sự hoạt động của các Sở, Ban, Ngành tại địa phương.

- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ hành chính, cho các Uỷ viên thư ký bản soạn thảo các báo cáo cho Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Khu trưởng khu vực đặc biệt để trình lên Chính phủ.

- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Khu trưởng khu vực đặc b iệ t.

- Phục vụ các công việc bầu cử như chuẩn bị xe cộ, phòng họp, khách sạn, ăn uống, nghỉ ngơi tiếp khách.

2.4.2. Cấp h u yện .

a. C ơ cấu tổ chức chính quyền cấp huyện gồm có:

- Huyộn trưởng, các Phó huyện trưởng.

- Văn phòng huyện Trưởng và các tổ chuyên môn.

* Chức năng, quyền, nhiệm vụ quyền hạn của Huyện trưởng - Chức năng của Huyện trưởng :

Huyện trưởng là thủ trưởng điều hành cao nhất của cơ quan chính quyền tại cấp huyện, có chức năng nắm vững đường lối chính sách của Đảng và chính phủ để triển khai thành kế hoạch, dự án phối hợp với các ban, ngành trong huyện để tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển xã hội tại huyện càng ngày giàu mạnh hơn. Còn Phó huyện trưởng là người giúp việc cho Huyện trưởng và phụ trách một số công việc nào đó theo sự phân công của huyện trưởng. Trong trường hợp Huyện trưởng đi vắng, bận rộn hoặc do

nguyên nhân khác mà không thực hiện được chức năng của minh thì Phó huyện trưởng thay thế cho đến khi bổ nhiệm huyện trưởng mới.

+ Quyền và nhiệm vụ của Huyện trưởng như sau:

- Tổ chức các biện pháp đảm bảo thực hiện Hiến pháp, luật, pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết và các văn bản pháp luật khác của cấp trên ban hành. Bảo vệ giữ gìn trật tự an toàn của xã hội, sự yên bình của nhân dân .

- Phụ trách việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo kế hoạch và ngân sách đã được cấp trên phê duyệt.

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính - Nhà nước ở địa phương như quản lý đất đai, môi trường, đầu tư, ngành nghề kinh doanh.

- Quản lý giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

- Quản lý rừng và khai thác rừng, bảo vệ rừng.

- Xây dựng quy hoạch phát triển huyện trên tất cả các mặt kinh tế, văn hoá - xã hội, và bộ máy chính quyền huyện, bản.

- Chỉ đạo, điều hành quản lý hành chính các Bản (làng, xã), định hướng phát triển kinh tế, ngành nghề kinh tế cho các bản thuộc huyện mình phụ trách.

- Báo cáo hoạt động của công việc trong khu vực quản lý của mình đối với Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Thủ trưởng khu vực đặc biệt theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

- Thực hiện quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

b. Văn phòng huyện trưởng.

Là văn phòng giúp đỡ trực tiếp Huyện trưởng trong việc tổ chức thực hiện các công việc, đồng thời là cơ quan phối phợp công tác với các cơ quan tổ chức khác tại địa phương.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng huyện trưởng.

Bao gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và một số tổ chuyên môn, tổ hành chính, tổ tài vụ, tổ nghiên cứu tổng hợp .

2.4.3. Cấp Bản ( làng xóm ).

CI . Cơ cấu tổ chức của Bản .

Trong Bản có một Trưởng bản làm chức năng quản lý và có Phó trưởng bản (1 hoặc 2) người làm nhiệm vụ giúp việc cho Trưởng bản.

Trưởng bản là người được nhân dân trực tiếp bầu ra từ cuộc họp của những người có quyền bỏ phiếu trong cả Bản. (1) Cuộc bầu cử có thể tiến hành bằng bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai.

Cuộc bầu cử Trưởng bản phải có người đại diện của huyện trưởng do huyện trưởng bổ nhiệm trực tiếp để tham gia làm chủ tịch kỳ họp. Sau đó huyện trưởng chuyển kết quả của cuộc bầu cử đó cho Tỉnh trưởng, Thị trưởng phê duyệt.

Trong mỗi Bản (làng xóm), ngoài trưởng Bản và Phó trưởng Bản còn có:

1. Ban Kinh tế.

2. Ban bảo vệ an ninh, bảo về Tổ quốc.

3. Ban Văn hoá - Xã h ộ i .

- Mỗi ban gồm có 3 người. Trong đó Trưởng bản và Phó trưởng bản là Chủ tịch của các ban đó.

- Các bản được chia làm các tổ, mỗi tổ gồm có 10 - 15 gia đình. Mỗi tổ có một tổ trưởng đứng đầu do Trưởng bản bổ nhiệm. Ngoài ra trong mỗi Bản còn có các tổ chức như: tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, tổ chức ngành nghề chuyên môn..v.v.., các tổ chức đó hoạt động theo chức năng và nội quy của mình nhưng dưới sự quản lý của Bản (làng xóm) về mặt pháp luật.

b. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng Bản :

- Là người tổ chức, lãnh đạo thực hiện công việc của Bản.

- Triển khai đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho nhân dân trong bản của mình tổ chức thực hiện quy định của cấp trên, động viên nhân dân trong Bản thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của dân cư được

quy định trong chương III của Hiến pháp Lào (Năm 1991) và pháp luật của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào như nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ đóng thuế lao động công ích và những nghĩa vụ khác.

- Quản lý, cải thiện và đảm bảo giữ đất rừng, sông hồ, suối, thú rừng, bảo vệ môi trường, các di tich lịch sử, trường học, trạm xá và những tài sản công cộng khác của Bản. Quản lý các tổ chức kinh tế - xã hội trong Bản như: các cửa hàng buôn bán, tín dụng, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ... để làm cho các tổ chức đó hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức phối hợp với các cán bộ chuyên ngành thuế, trong việc thống kê, đăng ký, thu thuế về đất đai và thu thuế khác tại Bản của mình .

- Lập kế hoạch phát triển Bản, chỉ đạo hướng dẫn nhân dân thực hiện kế hoạch xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất, công nghiệp - lâm nghiệp, lao động thủ công, xây dựng cơ sở hạ tầng sử dựng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải thiện đời sống của bản làng của từng gia đình ngày càng vươn lên từng bước.

- Tạo điều kiện thuận lợi, kết hợp hài hoà mọi hoạt động của các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng.

- Hoà giảivà giải quyết sự tranh chấp trong tổ nhóm của nhân dân.

Trong trường hợp giải quyết không được hoặc có những vi phạm bạo lực phải báo cáo cho nhà chức trách có thẩm quyền của N hà nước để xử lý vấn đề theo pháp luật. Lập hộ khẩu và quản lý hộ khẩu, giấy khai sinh, khai tử, hôn thú, chứng nhận hợp đồng mua bán nhà ở, đất đai và các tài sản có giá tri khác.

- Báo cáo tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của bản lên huyện trưởng chịu trách nhiệm trước huyện trưởng về tình hình của bản.

- Chỉ định địa điểm và triêu tập các cuộc họp của bản và chủ toạ của cuộc họp. Lựa chọn phó Trưởng bản và uỷ viên giúp việc của mình và trình bày trước cuộc họp bản để xin ý kiến của dân bản, tiếp theo trình lên huyện (l) Công dân Lào Từ 18 tuổi trở lên

trưởng phê chuẩn. Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ công việc của Phó trưởng bản, đề nghị bãi nhiệm Phó trưởng bản, uỷ viên giúp việc khi thấy người đó có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không hoàn thành nhiệm vụ do Huyện trưởng quyết định giao cho.

- Ban hành quy ước của Bản sao cho không trái với pháp luật và phong tục tập quán tốt đẹp của Tổ quốc để phục vụ lợi ích chung của bản.

- Quản lý bản theo quy định của pháp luật và quy ước của bản, đảm bảo trật tự an toàn trong bản.

- Trưởng bản phải thường xuyên thiết lập, duy trì mối quan hệ chặt chẽ và phối kết hợp với các bản khác trong việc tổ chức học tập các kiến thức mới, kinh nghiệm tốt trong trồng trọt và chăn nuôi cũng như các ngành nghề có thể phát triển tốt ở địa phương mình...

- Trưởng bản nhận lương và hỗ trợ hàng năm từ ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra Trưởng bản có thể còn được hưởng một số hỗ trợ từ dân bản theo quy ước nội bộ của các bản làng.

- Nhiệm kỳ của Trưởng bản là 2 năm. Nếu có nguyện vọng và được sự đồng ý của cấp trên Trưởng bản có thể ứng cử trong nhiệm kỳ sau:

Một phần của tài liệu Bộ máy nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào theo hiến pháp 1991 (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)