Chương 2: Các yếu tố cơ bản của Bộ máy Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân L à o
2.2. Chủ tịch nước CHDCND L à o
2.2.1. Khái niệm vể Chủ tịch nước và vị trí của nó trong bộ máy nhà nước Lào.
Là một tổ chức chính trị đặc biệt của xã hội, Nhà nước có một cấu trúc hết sức phức tạp dù theo hình thức chính thể này hay theo hình chính thể khác. Tuy nhiên mọi quốc gia đều phải có người đứng đầu (Nguyên thủ quốc gia). Nguyên thủ quốc gia ở các nước có chính thể khác nhau có tên gọi khác nhau: Vua, hoàng đế (ở các nước theo chính thể quân chủ) Tổng thống, Chủ tịch (ở các nước theo chính thể cộng hoà). Nguyên thủ quốc gia đều là người đứng đầu nhà nuớc, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại.
Chế định về nguyên thủ quốc gia thường được quy định trong một chương riêng của Hiến pháp.
Theo Hiến pháp năm 1991 ở nước CHDCND Lào, Chủ tịch nước không kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao như giai đoạn trước. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, người nắm quyền hành chính cao nhất, là người thay mặt nhân dân, các bộ tộc Lào về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra với kết quả của phiếu bầu đạt từ 2/3 trở lên. Chủ tịch nước có nhiệm kỳ 5 năm (Điều 52 của Hiến pháp). Chủ tịch nước có thể có Phó Chủ tịch nước giúp việc và thay mặt khi Chủ tịch vắng mặt. Phó Chủ tịch nước cũng do Quốc hội bầu, với kết quả số phiếu bầu phải trên 50 % số thành viên (Điều 55 của Hiến pháp).
Vị trí của Chủ tịch nước do Hiến pháp quy định. Theo Điều 52 (chương 2) của Hiến pháp nước CHDCND Lào "Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, là người đại diện cho nhãn dân các bộ tộc Lào về đối nội cũng như đối ngoại".
Theo Hiến pháp Chủ tịch nước có một ví trí đặc biệt trong Bộ máy Nhà nước, vừa đứng đầu Nhà nước vừa đứng đầu chính phủ là nguyên thủ quốc gia, đồng thời là người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất (Chính phủ). Xuất phát từ tình hình đặc điểm của xã hội Lào, sau năm 1975 sự lãnh đạo của Đảng đổi với Nhà nước chủ yếu thông qua vai trò của Chủ tịch Đảng đồng thời là Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ.
Theo quy định tại Điều 55 của Hiến pháp 1991, Chủ tịch nước có Phó Chủ tịch giúp việc và thay mặt Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt. Trường hợp Chủ tịch nước không thể làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước thay thế Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch thay thế cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch mới.
- Phó chủ tịch do Quốc hội bầu với đa số đại biểu tham dự kỳ họp bỏ phiếu thuận (trên 50%).
2.2.2. Bộ máy giúp việc của Chủ tịch nước CHDCND Lào.
Văn phòng Chủ tịch nước là cơ quan giúp việc và phục vụ mọi hoạt động của Chủ tịch nước. Được thành lập theo sắc lệnh của Chủ tịch nước có tư cách bằng cơ quan ngang bộ.
Văn phòng chủ tịch nước bao gồm có: Chủ nhiệm Văn phòng ngang bộ trưởng; Phó Chủ nhiệm ngang với Thứ trưởng và một số các cục; sở để giúp việc .
* Văn phòng Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Giúp Chủ tịch nước nghiên cứu các vấn đề đối nội và đối ngoại, phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương để giúp Chủ tịch nước thực hiện các công việc liên quan đến nhiệm vụ của Chủ tịch nước.
- Có sự quan hệ trực tiếp vơi Chủ tịch nước, thường xuyên báo cáo với Chủ tịch nước về tình hình của đất nước và trình bày ý kiến tham mưu cho Chủ tịch nước; chấp hành theo lệnh; sự hướng dẫn chỉ đạo của Chủ tịch nước.
- Quan hệ với các cơ quan tổ chức của Đảng Nhà nước và các tổ chức xã hội từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, cá nhân trong nước và ngoài nước để thu thập các thông tin theo sự uỷ quyền của Chủ tịch nước.
- Tham gia đóng góp ý kiến và ghi chép lại nội dung các hội nghị của Quốc hội; của Chính phủ theo sự uỷ quyền của Chủ tịch nước
- Đề nghị các cơ quan, tổ chức nhà nước; tổ chức xã hội cung cấp về những thông tin và các tài liệu có liên quan với tính chất và yêu cầu đòi hỏi của công việc Chủ tịch nước.
- Định kế hoạch công việc của Chủ tịch nước trong từng thời kỳ, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các công việc đó; làm tư vấn cho Chủ tịch nước trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại, phát triển kinh tế - xã hội và trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng.
. - Nghiên cứu, soạn thảo các văn bản pháp luật như sắc lệnh, quyết định để Chủ tịch nước ban hành hoặc thẩm định các văn bản pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch nước để đảm bảo tính phù hợp, đúng đắn của các văn bản pháp lý trước khi có sự phê duyệt.
- Kết hợp với bộ ngoại giao để phục vụ cho các hoạt động công việc của Chủ tịch nước.
- Tổ chức thực hiện việc xuất bản, lưu trữ hoặc ghì chép các bản sao tài liệu của Chủ tịch nước.
- Phục vụ các hoạt động thuộc về công việc, cuộc sống cũng như sự an toàn và sức khoẻ của Chủ tịch nước.
ở nước CHDCND Lào từ trước đến nay Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Thông thường tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa, Quốc hội bầu ra chủ tịch nước từ trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới thiệu của UBTVQH, bằng con đường bỏ phiếu kín. Trong Hiến pháp của nước CHDCND Lào không có qui định nào đề cập đến số nhiệm kỳ liên tiếp mà Chủ tịch nước được bầu. Theo quy định của Hiến pháp Lào thì điều kiện duy nhất để được làm Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội (có quyền ứng cử và trúng cử hợp pháp trong cuộc bầu cử Quốc hội).
Theo quy định của Hiến pháp nhiệm kỳ Chủ tịch nước cũng như nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm.
2.2.3. Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước nước CHDCND Lào.
Điều 53 của Hiến pháp nước CHDCND Lào quy định:
Chủ tịch nước có những quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Ban hành Hiến pháp và luật đã được Quốc hội thông qua.
- Ra sắc lệnh, lệnh theo đề nghị của UBTV Quốc hội.
- Bổ nhiệm và bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ sau khi trình Quốc hội phê chuẩn.
- Bổ nhiệm, điều động hoặc bãi miễn tỉnh trưởng, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Làm tổng các tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân.
- Quyết định tặng thưởng Huân chương vàng quốc gia, Huân chương quân công, Huân chương chiến công và các danh hiệu cao quý.
- Chủ toạ cuộc họp Chính phủ khi cần thiết.
- Quyết định đại xá.
- Quyết định tổng động viên hoặc động viên một phần, công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở một địa phương nào đó.
- Quyết định phê chuẩn hoặc huỷ bỏ văn bản hiệp ước, hiệp định đã ký với nước ngoài.
- BỔ nhiệm hoặc triệu hồi các dại sứ toàn quyền của nước CHDCND Lào tại nước ngoài, tiếp nhận các đại biểu toàn quyền của các nước tại CHDCND Lào.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.