Bản chất của hợp đồng nói chung, hợp đồng sử dụng tác phẩm nói riêng là sự thoả thuận của các bên tham gia hợp đồng. Sự thoả thuận này có được bắt nguồn từ sự tự nguyện của các chủ thể. Thông thường thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm luôn luôn mong muốn tác phẩm của mình được đông đảo độc giả, công chúng mến mộ. Lẽ dl nhiên điều này còn phụ thuộc vào tài năng sáng tạo của tác giả. Tham gia hợp đồng sử dụng tác phẩm, mong muốn đẩu tiên của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm là tác phẩm của mình được mọi người biết tới - do đó sự tự nguyện của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trong việc ký kết hợp đồng với bên sử dụng tác phẩm là yếu lố quan trọng để hựp đồng sử dụng tác phẩm được hình thành. Nhìn chung, sự tự nguyện có được dựa trên hai yếu tố: sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí thì không thể có sự tự nguyên. Ngoài ra sự thống nhất giữa tự do ý chí và bày tỏ ý chí cũng là yêu cầu quan trọng để có thể có sự tự nguyện, nếu thiếu các yếu tố này thì hợp đồng sử dụng tác phẩm sẽ không được coi là có sự tự nguyện của chú thể Iham gia.
Chủ thể của hợp đồng sử dụng tác phẩm gồm có tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm. Ngoài yếu tố tự nguyện phải có từ tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thì yếu tố tự nguyện phải có từ bên sử dụng tác phẩm. Hợp đồng sử dụng tác phẩm sẽ không được coi là có sự íự nguyện của các bên nếu các ben tham gia giao kết hợp đồng mà hợp đồng đó được xác lập
25
bởi sự giả tạo, sự nhầm lẫn, sự lừa dối và sự đe doạ. Nếu hợp đồng sử dụng lác phẩm được xác lập bởi các yếu tố trên thì có thể bị vô hiệu theo qui định của pháp luật.
1.2.4. Hình thức của hợp đồng sử dụng tác phẩm phải phù hợp với qui định của pháp luật;
Hình thức của hợp đồng sử dụng tác phẩm là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài của bên sử dụng tác phẩm và bên chuyển giao tác phẩm cho người khác sử dụng dưới một hình thức nhất định. Thông qua hình thức này mà các bên trong hợp đồng sử dụng tác phẩm cũng như các chủ thể khác có thể biết được quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Ngoài ý nghĩa là cơ sở để khẳng định giữa các bên đã thiết lập hợp đồng sử dụng tác phẩm thì hình thức của hợp đồng sử dụng tác phẩm còn có ý nghĩa quan trọng trong tố lụng dân sự. Nó là chứng cứ để xác nhận giữa các bên đã tồn tại quan hệ hợp đồng và là cơ sở để Toà án, cư quan Nhà nước có thẩm quyền khác xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, qua đó sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi hợp đồng xảy ra tranh chấp. Theo qui định của Bộ luật dân sự thì:
“ỈIợp đồng sử dụng tác phẩm phải lập thành văn bản, trừ trường hợp có lỉioả thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác. ” (Khoản 2, Điều 767, Bộ luật dân sự).
Như vậy, hợp đồng sử dụng tác phẩm phải được lập thành văn bản, Tuy nhiên, các bên tham gia hợp đồng có thể Ấ,íhod thuận kh á c”, điều đó có thể hiểu ngoài hình thức văn bản thì các bên có thể ký kết hợp đồng dưới hình thức miệng.
Hợp đồng sử dụng tác phẩm được giao kết dưới hình thức miệng là hợp đồng mà bên sử dụng tác phẩm và bên chuyển giao tác phẩm cho người khác sử dụng (tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm) thoả thuận với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng sau đó tự nguyện thực hiện những cam kết, những thoa thuận đó. Hình thức này thường gặp ở những trường hợp giữa bên sử
dụng tác phẩm và bên chuyên giao tác phẩm sử dụng có mối quan hệ thân thiết, gần gũi hoặc những hợp đồng sử dụng tác phẩm có tính chất đơn giản.
Hợp đồng sử dụng tác phẩm có hình thức văn bán là hợp đồng mà giữa bên sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thoả thuận về các quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng sau đó ghi lại dưới hình thức văn bản. Hình thức văn bản này có thể chỉ là "giấy cam k ế t”, nhưng cũng có thể là một hợp đồng hoàn chỉnh được lập theo mẫu thống nhất do Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành kèm theo Thông tư số 27/2001/TT - BVHTT ngày 10 tháng 5 năm 2001.
1.3. HỢP ĐỔNG SỬ DỤNG TÁC PHẨM THEO QUI ĐỊNH CỦA MỘT s ố CÔNG ƯỚC, HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ VỂ QUYỂN t á c GIẢ;
Thưởng thức các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là một trong những nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống của con người. Giai đoạn đầu của việc lưu truyền và phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học được con người thực hiện bằng việc chép tay. Dán dần nghề in đã ra đời sau phát minh của Johanné Gutenberg vào thế kỷ XV khi ông tìm ra một phương pháp in bằng chữ rời {31, tr.805Ị. Khi nghề in ra đời cũng là lúc có một bộ phận người sống bằng nghề đó và để có thể duy trì, tồn tại nghề in phải có sản phẩm phục vụ cho việc in ấn. Như vậy, việc thiết lập quan hệ giữa người tạo ra tác phẩm và chủ nhà in cũng như những người mà sau này chúng ta gọi chung là bên sử dụng tác phẩm đã dần được hình thành. Quan hệ giữa các chủ thể này được thiết lập thông qua sự thoả thuận, thương lượng giữa họ với nhau và sự thoả thuận đó chúng ta gọi là hợp đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng của tác giả - người mà tạo ra các sản phẩm tinh thần để có thể duy trì hoạt động của các nhà in nói riêng, những người sử dụng tác phẩm nói chung - các quốc gia đã ban hành nhiều văn bản pháp luật qui định và bảo hộ quyền tác giả cũng nhu' điều chỉnh mối quan hệ giữa bên sử dụng tác phẩm và người tạo ra tác phẩm đó. Mỗi quốc gia khác
27
nhau đều có các qui định về quyền tác giả cũng như các chế định pháp lý có liên quan khác nhau, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, các đặc điểm về văn hoá, xã hội, chính trị, tôn giáo...Xu hướng toàn cầu hoá và quốc tế hoá ngày càng mở rộng trên mọi lĩnh vực và đây là lý do để các quốc gia trên thế giới tìm đến với nhau ở các Công ước, Hiệp ước quốc tế, trong đó có các Công ước, Hiệp ước liên quan đến quyền tác giả. Trong mỗi Công ước, Hiệp ước đó thì vấn đề quyền tác giả nói chung, hợp đồng sử dụng lừng loại hình tác phẩm nói riêng được đề cập một cách căn bản.
1.3.1. Công ước Berne vẻ bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật;
Công ước Beme là Công ước loàn cầu lớn nhất về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Công ước Berne không có những qui định cụ thể về hợp đồng sử dụng tác phẩm nhưng các qui định trong Công ước này là tiền đề quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trong việc thực hiện quyền tinh thần và quyền vật chất của mình. Phạm vi các tác phẩm là đối tượng để có thể chuyển giao từ tác giả cho bên sử dụng tác phẩm rất rộng (Điều 2 Công ước Berae). Ngay cả những bài diễn văn, bài giảng, bài phát biểu Công ước Beme có qui định cụ thổ quốc gia là thành viên của Công ước có quyền đăng báo, phái thanh...nhằm mục đích Ihông tin. Tuy nhiên, “tác giả giữ độc quyền thu thập thành sách những tác phẩm đã nói ở Đoạn trên đây” (Điều 2bis, Công ước Beme). Ngoài ra, Công ước Beme cũng cho phép tác giả của tác phẩm kịch và âm nhạc độc quyền cho phốp người khác sử dụng tác phẩm của mình.
Như vậy, mặc dù Công ước Beme không qui định cụ thể về hợp đồng sử dụng tác phẩm nhưng bằng việc qui định đối tượng bảo hộ và phạm vi quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, Công ước Beme đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để bảo hộ quyền lợi cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trong việc tham gia hợp đồng sử dụng tác phẩm đối với bên sử dụng tác phẩm.
1.3.2. Công ước Rome 61 về bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng;
Công ước Rome 61 được ký kết tại Rome năm 1961 với nội đung các quốc gia là thành viên của Công ước cùng Ihống nhất một số nội dung trong việc bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng. Mặc dù chỉ có 34 điều, song Công ước Rome đã đề cập khá toàn diện vấn đề bảo hộ quyền của người biểu diễn, của nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng theo tinh thần của Công ước. Theo tinh thần Công ước Rome thì những người biểu diễn được bảo vệ quyền lợi, nếu việc phát sóng buổi biểu diễn của họ mà không có sự đồng ý của họ thì bị coi là xâm phạm quyền của người biểu diễn trừ khi buổi biểu diễn này được sử dụng trong buổi phát sóng theo cam kết của bôn sử dụng tác phẩm với người biểu diễn. Các tổ chức phát sóng có quỵền đối với chương trình phát sóng của mình, quyền này thể hiện ở việc định hình
, , ■ ' ' \
buối phái sóng hay tái phát sóng... Tuy nhiên, nếu người biếu diên đông ý với việc phát sóng thì luật quốc gia nơi yêu cầu bảo hộ có quyền chống tái phát sóng. Công ước Rome qui định, luật pháp nước mà có yêu cầu bảo hộ
"...không được phép áp dụng đ ể tước đi khả năng kiểm soát của các người biểu diễn các quan hệ của họ với tổ chức phát sống thông qua hợp đồng”
(Khoản 2, Điều 7, Công ước Rome 61).
1.3.3. Công ước Geneva về việc bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chông việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ;
Hoàn cảnh ra đời của Công ước Geneva được khẳng định ngay tại phần đầu tiên của Công ước: Sở dĩ các quốc gia ký kết với nhau Công ước này là vì
“lo ngại trước tình trạng tràn lan và tăng nhanh bản sao không được phép của bản ghi ảm và thiệt hại của tình trạng đó gây ra đối với lợi ích của tác giả, người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm ” ( trích Lời nói đầu của Công ước Geneva).
29
Công ước Geneva không qui định trực tiếp về hợp đồng sử dụng lác phẩm trong lĩnh vực sao, chép bản ghi âm. Tuy nhiên, các qui định của Công ước này góp phần bảo hộ quyền của Nhà sản xuất bản ghi âm đối với bản ghi âm của mình và chống lại việc sao chép để phân phối tới công chúng và tinh thần chung cúa các quốc gia tham gia Công ước là “Mỗi quốc gia tham gia ký kết s ẽ bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm là công dân của các quốc gia kỷ kết khác chống lại việc làm bản sao mà không được sự đồng ỷ của nhà sản xuất bản ghi ám đó và chống lại việc nhập khẩu các bản sao đó, với điều kiện là việc làm bản sao hoặc nhập khẩu đố là nhằm mục đích phân phối tới công chúng, và chống lại việc phân phối các bản sao đó tới công chúng” (Điều 2, Công ước Geneva 1971).
1.3.4. Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh;
Việc sử dụng các vệ tinh để phân phối các tín hiệu mang chương trình ngày càng tăng nhanh về mật độ lẫn tầm hao phủ địa lý. Xuất phát từ lý do này mà các quốc gia iham gia Công ước Brussels để cùng nhau ngăn chặn các nhà phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh không chủ định dành cho họ và đồng thời bảo vệ quyền của tác giả, người biểu diễn, tổ chức phát sóng, nhà sản xuất bản ghi âm.
Như vậy, Công ước Brussels tạo nền tảng pháp lý quan trọng đổ bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể của quyền tác giả, đồng thời cũng khẳng định việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ của các chủ thể này là không được phép của họ thì bị coi là trái với luật pháp của quốc gia tham gia Công ước và lẽ dĩ nhiên là trái với Công ước quốc tế.
1.3.5. Thoả thuận TRIPs về những khía cạnh liên quan tói thương mại của quyền sở hữu trí tuệ;
Các quốc gia tham gia ihoả Ihuận cùng nhau thừa nhận các mục tiêu chính sách công cộng quan trọng của những hệ thống quốc gia về bảo hộ sở
hữu trí tuệ, trong đó có mục tiêu phái triển khoa học và công nghệ. Thoả ihuận TRIPs về những khía cạnh liên quan đến Ihương mại cúa quyền sở hữu trí tuệ đề cập tới tất cả các lĩnh vực của sở hữu trí tuệ, trong đó có những vấn đề liên quan đến quyền tác giả. Tại Phần II của Thoả thuận này có đề cấp tới tiêu chuẩn liên quan đến việc có bảo hộ, phạm vi và việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, trong đó Mục 1 của phần này đề cập tới bản quyền và các quyền liên quan. Theo Thoả thuận TRIPs thì ngay cả với chương trình máy tính và tác phẩm điện ảnh, một thành viên của Thoả thuận phải dành cho tác giả và người thừa kế hợp pháp của tác giả quyền cho phép hoặc cấm việc cho công chúng thuê với mục đích thương mại bản gốc hoặc bản sao các tác phẩm thuộc bản quyền của họ.
Với những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát thanh truyền hình được bảo hộ các quyền có liên quan đến sản phẩm của họ, được quyền cho phép người khác khai thác tác phẩm thông qua hợp đồng và
“Những người biểu diễn cũng phải có khả năng ngăn cấm những hành vi sau đây nếu thực hiện mà không được họ cho phép: phái sóng qua phương tiện vô tuyến và truyền đạt tới công chúng buổi biểu diễn trực tiếp của họ. ” (Khoản 1, Điều 14, Thoả thuận TRIPs).
1.3.6. Công ước ucc - Công ước toàn cầu quyền tác giả (được sửa đổi tại Paris ngày 24/7/1971);
Các nước tham gia Công ước cùng nhau thoả thuận quyết định sửa đổi Công ước Toàn G ầ u về quyền tác giả tại Geneva ngày 6/9/1952 với mong muốn là bảo hộ tốt hơn nữa các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Tinh thần của Công ước là bảo hộ các tác phẩm đã công bố và kể cả những tác phẩm chưa công bố.
Về cơ bản, Công ước toàn cầu về bản quyền cũng khẳng định các quyền về kinh tế và quyền về tinh thần của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và các chủ thể có liên quan trong việc trực tiếp khai thác lợi ích của tác phẩm hoặc gián
tiếp thông qua hành vi được phép của chú thể khác (thông qua quan hệ hợp đồng) và Công ước qui định cụ thể quyền của các chủ thể của quyền tác giả
"...bao gồm các quyền cơ bản bảo đảm lợi ích kỉnh t ế của tác giả trong đó có cà quyền đặc biệt được uỷ quyền sao chép bằng bất cứ phương tiện nào, cho phép trình diễn công cộng hay truyền thanh, truyền hình...” (Khoản 1, Điều IVBIS, Công ước ƯCC 1971).
Ngoài ra, Công ước ƯCC cũng qui định nghĩa vụ cụ thể của các tổ chức cá nhân được phép sử dụng tác phẩm phải tôn trọng mộl số quyền gắn liền với tác giả như đứng tên trên tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm...