2.3.1.1. Khái niệm;
Khi tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao tác phẩm của mình cho bên sử dụng tác phẩm để bên sử dụng tác phẩm khai thác tác phẩm thông
qua việc sử dụng thì bên sử dụng tác phẩm phải trả nhuận hút hoặc thù lao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Việc hưởng nhuận hút hoặc thù lao của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Đây chính là sự thể hiện cụ thể về mặt thực tế quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Thông qua việc hưởng nhuận bút, thù lao, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền hương lợi ích vật chất từ kết quả lao động sáng tạo của mình, đồng thời đây là yếu tố quan trọng góp phần khuyến khích sự sáng tạo của tác giả để tác giả ngày càng cho ra đời nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có giá trị cao để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đấl nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của nhuận bút, thù lao để trả cho tác giả, chú sở hữu tác phẩm, Nhà nước ta qua các thời kỳ khác nhau đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn về chế độ nhuận bút. Thông qua việc ban hành những văn bản hướng dẫn chế độ nhuận bút đã tạo cư sư quan trọng để tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thoả thuận với bên sử dụng tác phẩm về việc thanh toán nhuận bút, íhù lao cho việc sử dụng tác phẩm của mình. Chế độ nhuận búl đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học đã từng được đề cập đốn trong một số văn bản pháp luật sau đây:
ô- Nghị quyết số 25/CP ngày 24/2/1961 của Hội đồng Chớnh phủ về chế độ nhuận bút.
^ Nghị quyết số 168/CP ngày 7/12/1967 của Hội đồng Chính phủ về việc trả tiền nhuận bút.
;ír' Nghị quyết số 125 - CP ngày 20/5/1974 của Hội đồng Chính phú về chế độ nhuận bút đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật.
rjr Thông tư số 63/VHTT ngày 16/7/1988 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn việc sử dụng và phân phối nhuận bút đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kỹ ihuật hết thời hạn hưởng quyền tác giả.
4 3
'*■ Nghị định số 59/HĐBT ngày 5/6/1989 của Hội Đồng Bộ Trưởng về chế độ nhuận bút đối với tác phẩm chính trị - xã hội, văn hoá - giáo dục, văn hoá nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật.
Thông lư liên bộ số 28/TT - LB ngày 16/4/1990 Liên bộ Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện chế độ nhuận búl đối với các tác phẩm văn hoá - nghệ Ihuật.
cír Thông tư liên bộ số 1025/TT - LB ngày 21/6/1991 của Bộ Văn hoá - thông tin, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thưưng binh và Xã hội hướng dẫn thi hành chế độ nhuận bút đối với các tác phẩm chính trị - xã hội, văn hoá - giáo dục, văn học - nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật.
Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng, thông qua đó tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thoả thuận với bên sử dụng tác phẩm về nhuận bút. Tuy nhiên, cuộc sống xã hội ngày càng có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, chế độ nhuận búl tại các văn bản này không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Nhằm hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự về chế độ nhuận bút, với mục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, ngày 11/6/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2002/NĐ - CP qui định về chế độ nhuận bút.
Một trong những quyền quan trọng của tác giả, chủ sở hữu tác phảm là hưởng nhuận bút, thù lao hoặc lợi ích vất chất khác khi tác phẩm được sử dụng. Vậy hiểu thế nào là nhuận bút, thù lao, lợi ích vật chất ?
M Nhuận bút;
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà nẵng thì: “Nhuận búí là tiền trả cho tác giả các công trình văn hoá, nghệ thuật, khoa học được xuất bản hoặc được sử dụng” {42, tr.703Ị.
Bộ luật dân sự, Nghị định 76/CP và Thông tư số 27/2001/TT - BVHTT không đưa ra khái niệm nhuận bút. Khái niệm nhuận bút được đề cập trong
Nghị định số 61/2002/NĐ - CP ngày 11/6/2002, theo đó thì “Nhuận búl là khoan tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm khi lác phẩm được sử dụng” (Điều 5, Nghị định 61/2002/NĐ - CP). Như vậy, nhuận búi chính là một khoản lợi ích vật chất được thể hiện bằng một số tiền cụ thể theo đó bên sử dụng tác phẩm có nghĩa vụ phải trả cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, v ề nguyên tắc, chỉ có tác giả mới là người có quyền hưởng nhuận bút, Nghị định 61/2002/NĐ - CP qui định chú sở hữu tác phẩm cũng được hưởng nhuận bút - Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu chủ sở hữu tác phẩm chí hưởng nhuận hút trong trường hựp họ đồng thời là tác giả. Đây là điểm khác biệt cư bản về đối tượng hưởng nhuận bút và đối tượng hưởng thù lao.
Việc xác định đối tượng hưởng nhuận hút phải luân theo một số nguyên tắc sau:
rir Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được hưởng nhuận bút do bên sử dụng tác phẩm trả khi tác phẩm được sử dụng. Trong trường hợp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chết thì người thừa kế của họ được hưởng tiền nhuận bút. Nếu tác phẩm không có người thừa kế, người thừa kế không có quyền hưởng di sản, hoặc người thừa kế từ chối quyền hưởng di sản, tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh thì nhuận bút sẽ thuộc về Nhà nước.
rjr Nhuận bút là khoản tiền mà bôn sử dụng tác phẩm trả cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nhưng việc trả nhuận bút phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà hợp lý giữa lợi ích của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với lợi ích của bên sử dụng tác phẩm và lợi ích của những người hưởng thụ tác phẩm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Mức nhuận bút trả cho tác giả, chủ sở hữu lác phẩm căn cứ vào chất lượng tác phẩm, thể loại tác phẩm cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội của tác phẩm thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm.
ríP Để khuyến khích việc sáng tạo của tác giả về nội dung tư tưởng, khuyến khích hoại động nghiên cứu, các tác phẩm thuộc thể loại sáng tác, nghiên cứu được trả nhuận bút cao hơn những tác phẩm dịch, phóng tác, cải
45
biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển. Tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm đó được sử dụng làm hợp tuyển, tuyển tập, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, thành tác phẩm mới hoặc dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
rỉr’ Ngoài số tiền nhuận bút mà bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thì đối với các tác phẩm đặc biệt (tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác phẩm là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, tác giả của tác phẩm được viết trong điều kiện khó khăn...) thì tác giả của những tác phẩm này còn đưực hưởng thêm nhuận bút khuyến khích nhằm kích thích hoạt động sáng tạo của tác giả trong những trường hợp nhất định mà Nhà nước cần động viên, khuyến khích hoạt động sáng tạo của tác giả.
H Thù lao;
Mặc dù thù lao là khoản tiền được tính trong quĩ nhuận bút, nhưng thù lao không phải là nhuận bút.
“ Thù lao ỉà khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho những người thực hiện các công việc liên quan đến tác p h ẩ m ”. (Điều 5, Nghị định 61/2002/NĐ - CP)
Tuy nhiên, theo qui định tại Điều 751,752,753 của Bộ luật dân sự thì khoản tiền thù lao thuộc về tác giả, hoặc tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Nếu chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả thì không được hưởng thù lao.
Đối tượng hưởng thù lao có thể là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và cũng có thể là những người khác. "Những người khác n à y ” là những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm luỳ theo mức độ đóng góp và được bên sử dụng tác phẩm trả thù lao thông qua sự thoả thuận. Đối với các tác phẩm sau đây khi được sử dụng thì bên sử dụng tác phẩm phải trả thù lao cho người sưu tầm, người cung cấp thông tin, tư liệu:
tJP Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;
'ê- Văn bản của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính tri - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó;
rir Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin;
H Lợi ích vật chất;
Theo Nghị định số 61/2002/NĐ - CP thì "Lợi ích vật chất là lợi ích mà tác giả được hưởng ngoài nhuận bút bao gồm: Nhận sách biếu; vé mời xem tác phẩm công bố, p h ổ biến; giải thưởng trong nước hoặc quốc tế... ” (Điều 5)
Như vậy, lợi ích vật chất có thể là một khoản tiền, có thổ là những lợi ích vật chất khác mang tính giá trị. Tuy nhiên, theo qui định tại Điều 751,752,753 Bộ luật dân sự thì việc hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử đụng tác phẩm chỉ thuộc về tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm hoặc chú SƯ hữu tác phẩm. Nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì không được hưởng lợi ích vật chất. Lợi ích vật chất mà tác giả đồng thời là chú sở hữu tác phẩm, chủ sở hữu tác phẩm được hưởng từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức:
zB~' Xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phái thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh;
rir Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể;
cỉr Cho thuê;
Tác giả muốn hưởng lợi ích vật chất lừ việc sử dụng tác phẩm phải đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm.
2.3.1.2. Các loại nhuận bút và cách tính nhuận bút;
Trước khi có Nghị định 61/2002/NĐ - CP ngày 11/6/2002 hướng dẫn về chế độ nhuận bút thì chế độ nhuận bút nói chung được áp dụng theo Nghị định số 59/HĐBT, Thông tư Liên Bộ số 28A T - LB ngày 16/4/1990 và Thông tư Liên Bộ số 1025/TT - LB ngày 21/6/1991. Tuy nhiên, chế độ nhuận bút trong
47
các văn bản này bộc lộ nhiều thiếu sót và tỏ ra không phù hợp với cơ chế kinh tê mới, chính vì vậy mà các bên trong hựp đồng sử dụng tác phẩm thường thoả thuận về nhuận bút (còn gọi là chế độ nhuận bút thoả thuận).
Chế độ nhuận bút được thực hiện thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm dựa trên cơ sở qui định của Bộ luật dân sự và các văn bản có liên quan hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự. Tuỳ từng loại hợp đồng sử dụng tác phẩm khác nhau mà chế độ nhuận bút sẽ khác nhau trong từng hợp đồng sử dụng tác phẩm. Nghị định số 61/2002/NĐ - CP của Chính phủ qui định về chế độ nhuận búi cho việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức khác nhau thì khác nhau:
H NỊmân bút cho tác phẩm sử d u m dưới hình íliức xuất bản phẩm:
Đối tượng được hưởng nhuận bút khi tác phẩm được sử dụng dưới hình thức xuất hản phẩm là tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm. “Xuất bản phẩm...là tác phẩm về chính trị, kinh tế, ván hoá, x ã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật và các sản phẩm khác được xuất bản, in, nhãn bản bằng các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau, bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài, được xuất bản không định kỳ nhằm p h ổ biến cho nhiều người” (Điều 4, Luật Xuất bản 1993).
Chủ sở hữu tác phẩm muốn hưởng nhuận bút phải đồng Ihời là tác giả.
Ngoài tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được hưởng nhuận bút thì những người khác có đóng góp công sức trong hoạt động xuất bản được hưởng thù lao.
Nhuận hút, thù lao trả cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và những người khác được lấy từ quĩ nhuận bút. Quĩ nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm lập ra để trả nhuận bút, thù lao và những lợi ích vật chất khác.
Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được bên sử dụng tác phẩm trả nhuận bút cho mình. Nếu tác phẩm của đồng tác giả thì tỉ lệ phân chia nhuận búl do các tác giả thoả thuận, có sự tham gia của bên sử dụng tác phẩm.
Nhuận hút được trả cho các tác phẩm được sử dụng dưới hình thức xuất bản phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng, số lượng xuất bản phẩm theo tỉ lệ phần trăm (%) trong khung nhuận bút được qui định tại Điều 9, Nghị định 61/2002/NĐ - CP.
Trên cơ sử bảng phân loại về mức nhuận bút đối với các tác phẩm được sử dụng dưới hình Ihức xuất bản phẩm thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thoả thuận với bên sử dụng tác phẩm về mức nhuận bút cho hợp lý.
Bên cạnh mức nhuận bút để trả cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thì việc trả nhuận bút cũng được thực hiện đối với người hiệu đính, theo đó nếu người hiệu đính tác phẩm dịch hưởng từ 5% đến 30 % nhuận bút tác phẩm dịch, tuỳ theo mức độ và chất lượng hiệu đính. Trường hợp hiệu đính trên 30%
tác phẩm dịch thì người hiệu đính là đồng tác giả. Trong trường hợp này thì mức nhuận bút sẽ do các bên thoả thuận, có sự tham gia của bên sử dụng tác phẩm.
Nếu là tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển, thì bên sử dụng tác phẩm phải xin phép và trả nhuận bút cho tác giả của tác phẩm gốc. Mức nhuận bút được tính trên cơ sở thoả thuận giữa bên sử dụng tác phẩm với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc.
Nhằm khuyến khích việc dịch các tác phẩm từ tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam và ngược lại để tuyên tuyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, mở rộng sự hiểu biết và nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số, giúp cho đồng bào các dân tốc thiểu số tiến kịp với người dân tộc Kinh, pháp luật có qui định cụ thể về việc khuyến khích việc sử dụng các tác phẩm thuộc loại này. Theo đó nếu dịch, phổ biến tác phẩm từ tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam và ngược lại thì bên sử dụng tác phẩm không phải xin phép và không phải trả nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm gốc.
49
Nêu là tác phẩm phần lời của bản nhạc, truyện tranh thì được hưởng từ 20% đến 50% nhuận bút của tác phẩm đó.
Bên cạnh mức nhuận bút cơ bản mà các bên thoả thuận thì đối với các tác phẩm viết cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số, các tác giả sáng tạo ra các tác phẩm loại này được hưởngthêm nhuận bút khuyến khích bằng 10% đến 30%
nhuận bút của tác phẩm. Nếu tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh trực tiếp viết bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này viết bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hưởng thêm nhuận bút khuyến khích bằng 40% đến 60% nhuận bút của tác phẩm đó. Nếu người dân tộc thiểu số viết tác phẩm trực tiếp bằng liếng Việt thì có được hưởng thèm nhuận bút khuyến khích ngoài nhuận bút cơ bản không ? Pháp luật không qui định trường hợp này do đó chúng ta có thể hiểu nếu người dân tộc thiểu số viết tác phẩm trực tiếp bằng tiếng Việt thì chỉ có thể hưởng nhuận bút cơ bản.
Ngoài các qui định cụ thể về khung nhuận bút cho tác phẩm được sử dụng dưới hình thức xuất bản phẩm thì pháp luật còn qui định cụ thể về mức nhuận bút đối với tác phẩm song ngữ, tác phẩm không nhằm mục đích kinh doanh và thường thấp hưn so với mức nhuận bút của tác phẩm dịch (nếu là sách song ngữ) và thấp hơn so với mức nhuận bút của tác phẩm kinh doanh (nếu là tác phẩm không kinh doanh). Ngoài tiền nhuận bút thì tác giả còn được hương lợi ích vật chất khác - đó là được nhận 3 xuất bản phẩm, nếu tác phẩm có nhiều tác giả thì việc nhận xuất bản phẩm do tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm thoả thuận.
Nhuận bút được tính như sau:
Nhuận bút = tỷ lệ % X giá bán lẻ xuất bản phẩm X số lượng in Trong đó: