Quyền và nghĩa vụ của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;

Một phần của tài liệu Hợp đồng sử dụng tác phẩm theo qui định của bộ luật dân sự (Trang 64 - 88)

Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chính là người chuyển giao tác phẩm của mình cho bên sử dụng tác phẩm để bcn sử dụng tác phẩm sử dụng tác phẩm.

Mặc dù pháp luật qui định hôn chuyển giao tác phẩm cho bên kia sử dụng là

“tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm” nhưng căn cứ vào phạm vi quyền của chủ thể của quyền tác giả được pháp luật qui định thì chúng ta có thể thấy bên chuyển giao tác phẩm cho bên kia sử dụng có thể là tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm và chủ sở hữu tác phẩm.

2.4.1.1. Quyển của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;

Quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trong hợp đồng sử dụng tác phẩm xuất phát từ quyền nhân thân và quyền tài sản do pháp luật qui định cho họ. Việc Lhoả thuận và ghi vào hợp đồng các quyền này chính là sự cụ thể hoá các quyền đó. Theo hựp đồng sử dụng tác phẩm ihì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có một số quyền sau đây (Điều 770, Bộ luật dân sự):

59

tt Quyền yêu cầu bên sử dụng tác phẩm nêu tên thật hoặc bú! danh khi tác phẩm được sử dụng;

Tác phẩm là “đứa con linh thần” của tác giả, tác giả chính là người đã ,Ềsinlĩ r a ” tác phẩm. Bất cứ tác giả nào cũng có sự nâng niu, trân trọng đối với tác phẩm do mình sáng tạo bởi đó là thành quả của sự lao động, sáng tạo miệt mài của họ. Khi sáng tạo ra tác phẩm thì ngoài việc đặt tên cho tác phẩm, tác giả còn có quyền đứng tên thật hoặc búl danh trên tác phẩm và khi tác phẩm được sử dụng thì tác giả có quyền được nêu tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm. Nếu việc đặt tên cho tác phẩm của tác giả chính là sự cá biệt hoá tác phẩm này với tác phẩm khác thì việc đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm lại là sự cá biệt hoá giữa tác giả này với tác giả khác.

Tác phẩm chính là sự “ìioá thân” kỳ diệu của tác giả, có thể nói rằng khi chúng ta tiếp xúc với tác giả thì sẽ hiểu đưực tác phẩm của họ và khi chúng ta tìm hiểu tác phẩm thì chúng ta biết đưực tác giả của tác phẩm ấy là ai. Với tư cách là người sáng tạo ra tác phẩm thì tác giả có toàn quyền trong việc đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm. Việc sử dụng tên thật hay bút danh (một hoặc nhiều bút danh) hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của bản thân tác giả. Điều đó có thể do tác giả mong muốn nhiều người biết đến tác phẩm của mình và đồng nghĩa với việc biết đến mình (đứng tên thật) hoặc tác giả không muốn ghi tên thật vì lý do sở thích, phong cách, hoặc thậm chí để tránh những hậu quả xấu khác nếu tác giả đứng tên thật (sợ bị trả thù mà một tác của một bài báo đã lấy búl danh trên bài báo đó khi bài báo này phanh phui hoạt động vi phạm pháp luật của một người nào đó). Nhìn chung, lý do để tác giả đứng tên thật hoặc búl danh trên tác phẩm thì có rất nhiều, nhưng dù bất cứ vì lý do gì chúng ta cần tôn trọng quyền của tác giả. Một trong những thể hiện cụ thể của việc tôn trọng quyền này của tác giả là khi tác phẩm được sử dụng thì bên sử dụng tác phẩm phải chú ý: Nếu tác phẩm được tác giả đề bút danh, bên sử dụng tác phẩm phải ghi bút danh mà không được ghi tên thật của

tác giả và ngược lại, trừ khi tác giá và bên sử dụng tác phẩm có sự thoả thuận khác.

Trên thực tế không chỉ riêng trong hợp đồng sử dụng tác phẩm thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm mới có quyền yêu cầu bên sử dụng tác phẩm phải nêu tên thật hoặc bút danh khi lác phẩm được sử dụng mà đây là quyền gắn liền với nhân thân vĩnh viễn của tác giả, do đó nếu bên sử dụng tác phẩm vi phạm quyền này thì dù giữa các bên có ký hay không ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với nhau, tác giả đều có quyền yêu cầu bên sử dụng tác phẩm phải thực hiện việc tôn trọng quyền mà pháp luật qui định cho mình. Rất nhiều trường hợp bên sử dụng tác giả đã ghi tên tác giả không đúng khi sử dụng tác phẩm.

Ví dụ, ông Phạm Minh Hoàng (Địa chỉ: 149/53, đường 30/3, phường Xuân Khánh, TP Cần thơ) khiếu nại tới Cục bản quyền tác giả (năm 1997) đối với Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam đã vi phạm quyền tác giả. Theo nội dung đơn khiếu nại của ông Hoàng thì Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam đã sử dụng kịch bản “Người đẹp Hoá châu ” in vào băng cassettc mả không xin phép tác giả và đề tên tác giả không phải là ồ n g (thực chất, Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam đã đề tên tác giả là ông Giang Thanh - người mạo nhận là tác giả - đến ký hợp đồng xuất bản và hưởng nhuận bút). Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam đã công khai xin lỗi và trả tiền nhuận bút cho tác giả Phạm Minh H oàng{6, tr.2 phần Phụ lục}.

Một vụ án điển hình gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước thời gian qua là nhạc sĩ Lê Vinh đã kiện Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam. Vụ án đã được xét xử theo các giai đoạn tố tụng khác nhau và phần thắng đã thuộc về nhạc sĩ Lê Vinh. Trong vụ án này, Nhà xuất Âm nhạc Việt Nam đã vi phạm quyền tác giả mội cách nghiêm trọng: không xin phép tác giả khi sử dụng tác phẩm, làm thay đổi một số nốt nhạc trong ca khúc “Hà N ội và tô i”, và đặc biệt hơn là ghi tên tác giả phần lời của ca khúc là Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của tác giả.

61

Trôn đây là những trường hợp điển hình trong việc xâm phạm quyền tác giả khi sứ dụng tác phẩm trong việc nêu tên tác giả. Trong thực tế còn có trường hợp bôn sử dụng tác phẩm lại ngang nhiên đề tên của một tác giả nào đó lên mộl tác phẩm mà người được ghi danh lại không hề biết và đương nhiên họ không phải là tác giả. Đây là trường hợp lợi dụng danh nghĩa và uy tín của một người có uy tín trong một lĩnh vực cụ thể đổ trục lợi. Vừa qua, Cục bản quyền thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin nhận được đơn khiếu nại của ông Hà Văn Diên, chủ nhiệm Bộ môn Pháp văn, Trường Đai học Ngoại thương Hà Nội, theo Ông thì Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật đã xuất bản cuốn Từ điển Kinh tế, Thương mại, Tài chính, Ngân hàng, K ế toán, Bảo hiểm đã tự đề tên của ông Diên và bốn người khác là lác giả {6, tr.3, phần Phụ lục Ị.

Ngoài tác giả nguyên gốc thì những người khác cũng đưực coi là tác giả: Người dịch tác phẩm là tác giả của tác phẩm dịch, người hựp tuyển, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm hợp tuyển, tuyển chọ n ...v ề nguyên tắc khi sử dụng tác phẩm của các tác giả này thì bên sử dụng tác phẩm cũng phải nêu tên tác giả của bản dịch, tác giả hợp tuyển, sưu tầm...Có nhiều trường hợp bên sử dụng tác phẩm không hiểu do vô tình hay cố ý đã “quên ” không nhắc tới hoặc ghi tên cúa tác giả tác phẩm dịch, tác phẩm biên soạn, chú giải... khi sử dụng tác phẩm. 'T ruyện dịch được đọc trên đài trong buổi đọc truyện đêm khuya, thường là người dịch bị bỏ quên, không bao giờ được nhắc tới. Người ta được biết truyện ấy của Pautôpxki, Aimatôp, hay Gorki, Tônxtôi gì gì đó. Cồn ai dịch ra Tiếng Việt, lác giả của bản dịch không cần người nghe biết đến.

Người ta ỉựa bản dịch đưa vào tuyển tập thơ này, tập truyện ngắn kia, không cần báo cho người dịch chứ chưa nói đến chuyện xin phép. Đến khi sách dịch giả biết, đến tận nơi đòi mav ra được một cuốn sách... ” {38, tr.2 }.

Thông thường rất ít khi giữa tác giả, chú sở hữu tác phẩm ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với bôn sử dụng tác phẩm mà bên sử dụng tác phẩm lại không nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả khi sử dụng tác phẩm. Việc đứng

tên thật hoặc búi danh trên tác phẩm của tác giả ngoài sự thể hiện mối liên hệ giữa tác giả với tác phẩm còn thể hiện uy tín, danh dự, sự tự hào... của tác giả đối với tác phẩm nên bên sử dụng tác phẩm phải tôn trọng điều này.

X Quyền yêu cầu bên sử dụng tác phẩm phải trả đủ nhuận bút hoặc thù lao theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận;

Bên cạnh việc việc qui định cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được hương quyền nhân thân (quyền tinh thần) thì pháp luật cho phép tác giả hưởng những quyền về tài sản liên quan đến tác phẩm mà mình là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Việc cho phép tác giả, chủ sử hữu tác phẩm hưởng nhuận bút, ihù lao từ tác phẩm ngoài ý nghĩa khuyến khích hoạt động sáng tạo của tác giả còn có ý nghĩa đảm bảo cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được đảm bảo về m ặt vật chất cho cuộc sống của mình, trên cơ sở đó đảm bảo cho hoạt động sáng tạo được duy trì và phát triển.

Trên cơ sở mức nhuận húl mà pháp luật qui định, các bên trong hợp đồng sử dụng lác phẩm thoả Ihuận với nhau về mức nhuận bút này. Mặc dù mức nhuận bút được qui định tại Nghị định số 61/2002/NĐ - CP về cơ bản cao hưn so với mức nhuận bút được qui định trong Nghị định số 59/HĐBT năm 1989, Thông tư Liên Bộ số 28/TT - LB năm 1990 và Thông tư Liên Bộ số 1025/TT - LB năm 1991, nhưng trên thực tế thì mức nhuận bút này vẫn chưa làm hài lòng một số tác giả, chú sở hữu tác phẩm.

Một trong những lĩnh vực sử dụng tác phẩm phổ biến là xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Nếu như trước đây tỷ lệ nhuận bút được qui định trong khung nhuận bút thấp, tỷ lệ này lại được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá bán lẻ của 7000 bản thì hầu như rất ít khi có việc áp dụng tỷ lệ này của Nhà xuất bản với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm vì thường Nhà xuất bản chỉ in 2000 bản hoặc nhiều hơn một chút, do đó bên sử dụng tác phẩm và tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thường áp dụng nhuận bút theo thoả thuận. Theo qui định của Nghị định số 61/2002/NĐ - CP thì số lượng

63

xuất bản phẩm được coi là một trong những căn cứ để tính nhuận bút, không đặt ra vấn đề số lượng đó là nhiều hay ít.

Hưởng nhuận bút và yêu cầu bên sử dụng tác phẩm trả đủ nhuận bút là quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm. Do đó về nguyên tắc, việc thực hiện quyền này như thế nào là hoàn toàn tuỳ thuộc vào bản thân tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Xung quanh vấn đề nhuận bút và trả nhuận bút thì có rất nhiều ý kiến khác nhau: “Giới sáỉUỊ lác thường kêu ca vê nhuận bút quá thấp.

Kêu như th ế là oan cho Nhà xuất bản...Bởi tính theo giá bìa hiện nay, thì tác giả chỉ được hưởng độ 5 hoặc 6 đến 10 phần írăm ìà cao lắm. Trong khi đó phái hành phí chiếm khoảng 40 cỏ khi mua bán dứí đoạn, chiếm tới 50%. Nhà xuất bản chỉ còn lại 50% mà phải lo từ khâu tổ chức, đầu tư bản thảo cho đến in ấn và mọi vấn đề phát sinh sau khi tác phẩm ra đời...Nhuận bút xuất bản cũng có nhiều tác giả xin không lấy nhuận bút mà chỉ mong sao Nhà xuất bán giúp cho lác phẩm được ra đời. Quả thật những tác phẩm này mà lác giả có biêu thêm nhuận bíu cho Nhà xuất bản, chúng tôi cũng không dúm in. Thực tình chúng tôi mong được làm việc với các lác giả khó tính, họ đòi nhuận bút cao và đòi ngay tức khắc, nghĩa là những tác giả, tác phẩm có giá, đáng giá, cố độc giả. Chúng tôi đã được nhiều tác giả biếu không nhuận bút. Nhận đồ biếu mà cười ra nước mắt... ”{18,tr.2}.

Khi ký kết hợp đồng sử dụng với bên sử dụng tác phẩm, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể thoả thuận về nhuận bút với bên sử dụng tác phẩm theo một trong hai cách: Hoặc là lấy trọn gói một lần, còn sau đó bên sử dụng tác phẩm muốn sử dụng như thế nào thì sử dụng hoặc lấy nhuận bút theo qui định của pháp luật (trả cho lần sử dụng đầu tiên, những lần sử dụng tiếp theo thì bên sử dụng tác phẩm lại phải trả tiếp). Nếu lấy trọn gói thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khi được bên sứ dụng tác phẩm trả đúng, đủ nhuận bút hoặc thù lao coi như giữa bên sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chấm dứl hợp đồng. Còn ở trường hợp thứ hai thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác

phẩm vẫn có quyền yêu cầu bên sử dụng tác phẩm phải trả đủ nhuận bút hoặc thù lao khi tác phẩm được tái sử dụng. Điều này cũng không hề đ(fln giản đối với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm khi thực hiện quyền của mình. Có nhiều trường hợp tác phẩm của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được sử dụng đi, sử dụng lại nhiều lần nhưng bên sử dụng tác phẩm lại không trả nhuận bút hoặc thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm. Việc kiểm soát, theo dõi của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trong trường hợp này không phải bao giờ cũng thực hiện được và Ihường là rất khó khăn. Đây là vấn đề không riêng gì của các tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học khi tác phẩm của họ được sử dụng dưới hình thức xuất bản phẩm mà ngay cả các tác giả, chủ sở hữu của các tác phẩm khác như tác phẩm sân khấu, tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng được sử dụng dưới hình thức biểu diễn, phái thanh, truyền hình cũng bị đặt ở tình trạng lương lự. Có hoa sĩ đã từng phải thốt lên rằng: “Nhiều tác phẩm được Ì1Ỉ đi, in lại nhiều lẩn nên tác giả của nó được nhiều người biết đến. Báo chí đã góp phần tuyên truyền "không công” cho hoạ sĩ. Ngược lại, các tác phẩm này cũng góp phần không nhỏ vào việc làm đẹp, tăng thêm sự hấp dần cả về nội dung ìẫn hình thức cho tờ báo mà cũng không ai đặt điều kiện gì cũng như không có căn cứ pháp lý nào đ ể chủ nhân của nó được hưởng thù lao tương xứng. ” {41, t r . l }.

Mặc dù về nguyên tắc thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu bên sử dụng tác phẩm trả đúng và đủ nhuận búl hoặc thù lao cho mình thông qua hợp đồng, nhưng quyền này của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chịu những hạn chế nhất định của pháp luật khi tác phẩm đã công bố, phổ biến. Theo qui định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự thì khi một tác phẩm đã đưực công bố, phổ biến và tác phẩm này không bị cấm sao chụp thì người khác có quyền sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép và không phải trả nhuận bút hay thù lao nếu việc sử dụng đó không nhằm mục đích thưưng mại và không làm ảnh huởng tới việc khai thác bình thường tác phẩm.

65

Tóm lại, ngoài mong muốn tác phẩm của mình được đông đảo độc giả, công chúng biết đến thì việc hưởng quyền về tài sản của tác giả hoặc chủ sở hữu lác phẩm là một trong những yếu tố kích thích hoạt động sáng tạo cũng như duy trì cuộc sống của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Trong hợp đồng sử dung tác phẩm khi các bên có thoả thuận về nhuận bút hoặc thù lao và phương thức thanh toán thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu bên sử dụng tác phẩm phải trả đầy đủ nhuận bút hoặc thù lao đó.

M Được chuyển giao tác phẩm cho nhiều người sử dụng, trừ trường hợp có tlĩoả thuận khác với bên sử dụng tác phẩm;

Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có quyền đối với tác phẩm mà mình là tác giả, là chủ sở hữu tác phẩm và một trong những quyền đó là cho người khác công bố, phổ biến, sử dụng tác phẩm. Khi thực hiện quyền cho người khác sử dụng tác phẩm thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể chuyển giao cho nhiều người sử dụng, Irừ trường hựp giữa tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thoả thuận khác với bên sử dụng tác phẩm. Sự thoả thuận khác ở đây có thể hiểu theo hai khía cạnh:

Thứ nhất, các bên trong hợp đồng sử dụng tác phẩm thoả thuận theo đó tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao tác phẩm cho bên sử dụng tác phẩm sử dụng tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm độc quyền với việc sử dụng này. Trường hựp này chính là chuyển giao quyền tác giả từ tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm cho bên sử dụng tác phẩm. Do đó, kể từ khi chuyển giao tác phẩm cho bên sử dụng tác phẩm thì bất cứ ai muốn sử dụng tác phẩm phải thông qua bên sử dụng tác phẩm trước đó (được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm trực tiếp chuyển giao).

Thứ hai, các bên thoả thuận theo đó bên sử dụng tác phẩm được sử dụng tác phẩm do tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao cho nhưng tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm muốn chuyển giao tác phẩm cho người thứ ba sử dụng phải được sự đồng ý của bên sử dụng tác phẩm.

Một phần của tài liệu Hợp đồng sử dụng tác phẩm theo qui định của bộ luật dân sự (Trang 64 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)