VỂ HỢP ĐỔNG SỬ DỤNG TÁC PHẨM
3.1.5. Hợp đồng sử dụng tác phẩm thường là loại hợp đồng theo mẫu;
Khi ký kết hợp đồng với bên sử dụng tác phẩm thì thông thường là hợp đồng đã được bên sử dụng tác phẩm soạn sẩn, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chỉ là người ký và vì thế những hợp đồng loại này cũng thường ở dạng hợp đồng theo mẫu. Vừa qua, Bộ Văn hoá - Thông tin có ban hành mẫu hợp
đồng sử dụng tác phẩm kèm theo Thông lư số 27/2001/TT - BVHTT ngày 10/5/2001, luy vậy qua xem xét hợp đồng được ký tại một số Nhà xuất bản, Hãng phim Iruyền hình Việt Nam thì chúng tôi thấy những mẫu hợp đồng các bên lập cũng tương đối đơn giản, ngoài thoả thuận nhuận bút thì thường các bên thoả íhuận là bên sử dụng tác phẩm độc quyền sử dụng tác phẩm đó, không chuyển giao tác phẩm cho người khác sử dụng... Nếu xét dưới góc độ một hợp đồng dân sự thì khi có tranh chấp về các hợp đồng này và có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích hợp đồng theo mẫu, bcn đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó (Khoản 2, Điều 406, Bộ luật dân sự).
3.1.6. Hợp đồng sử dụng tác phẩm đã được tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, bên sử dụng tác phẩm quan tâm và ký kết khi sử dụng tác phẩm trong giai đoạn hiện nay;
Sau khi có Bộ luật dân sự, ý thức về quyền tác giả của người dân đã dần dần được nâng cao và bản thân tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cũng đã nhận thức rõ hơn vai trò của pháp luật về quyền tác giả, vì vậy hợp đồng sử dụng tác phẩm đã và đang dần đi vào cuộc sống. Theo Báo cáo của Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá - Thông tin thì trên cơ sở báo cáo của 24 Nhà xuất bản trong các năm từ 1996 đến nay đã xuất bản 44.376 đầu sách. Trong đó có 39.465 đầu sách có hợp đồng sử dụng tác phẩm với tác giả, chiếm 88,93% tổng số các sách đã xuất bản, 1767 đầu sách không có hợp đồng sử dụng tác phẩm với tác giả chiếm 3,98% tổng số đầu sách đã xuất bản, số còn lại rơi vào số đầu sách của các Nhà xuất bản không có báo cáo về việc ký hựp đồng hoặc đầu sách không thuộc diện ký hợp đồng do đã thuộc về Nhà nước. Có 11 Nhà xuất bản đã ký 100% số đầu sách xuất bản của mình (Đó là các Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia, Khoa học - Xã hội, Đại học quốc gia Hà Nội, Giao thông - Vận tải, Văn hoá - Dân tộc, Hà Nội, Bản đồ, T.p Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng nai), có 2 Nhà xuất bản với 100% đầu sách không ký hợp đồng (Công an Nhân dân,
89
Thông tấn), còn lại 1 1 Nhà xuất bản có đầu sách xuất bản đã ký hợp đồng chiếm 60% tổng số đầu sách đã xuất bản Ị 6, tr.3 Ị.
3.2. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VE HỢP ĐỚNG s ử DỤNG TÁC PHẨM;
Có thể nói trong thời gian vừa qua, các tranh chấp về quyền tác giả chiếm ti' lệ rất ihấp so với những loại việc tranh chấp khác. Các án kiện liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về quyền tác giả không nhiều, đây không phải là tín hiệu đáng mừng mà thực tế với người dân, ý thức về quyền tác giả vẫn còn ờ mức độ hạn chế. Dường như người ía chỉ thấy những thứ vật chất xung quanh mình là có ý nghĩa thiết thực nhất, ít có ai nghĩ nhiều và có ý thức sâu sắc về sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng. Các hành vi vi phạm quyền tác giả, và cụ thể là liên quan đến hợp đồng sử dụng tác phẩm xảy ra thường xuyên, phổ biến nhưng số vụ việc được khiếu nại tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn hạn chế, lại càng hạn chế hưn khi số vụ việc được khởi kiện tại Toà án và được Toà án giải quyết. Nếu có tranh chấp về quyền tác giả nói chung, hợp đồng sử dụng tác phẩm nói riêng thì ngoài việc áp dụng các qui định của Bộ luật dân sự chúng ta còn áp dụng các qui định của Nghị định số 76/CP ngày29/l/1996, Thông tư số 27/2001/TT-BVHTT ngày 10/5/2001, Thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTC -VKSNDTC - BVHTT ngày 5/12/2001 để giải quyết tranh chấp. Nếu giải quyết tranh chấp về quyền lác giả có yếu tố nước ngoài thì ngoài các văn bản trên chúng ta còn phải áp dụng một số văn bản như: Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các qui định của Bộ luật dân sự có yếu tố nước ngoài, Nghị định của Chính phủ số 72/2000/NĐ - CP ngày 5/12/2000 về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài...
Khi có tranh chấp về quyền tác giả nói chung, hợp đồng sử dụng tác phẩm nói riêng, các bên thường tự dàn xếp, thưưng lượng. Cũng có nhiều vụ tranh chấp các đương sự khiếu nại tới Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá -
Thông tin nhưng sau đó các bên lại thương lượng thoả thuận được với nhau và do đó số vụ việc được đưa ra Toà án giải quyết rất hạn chế. Chúng ta chỉ íhấy một số vụ điển hình như vụ nhạc sĩ Trần Tiến kiện Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Video T.p Hồ Chí Minh (Sài gòn Video) khi Xí nghiệp này sử dụng 10 ca khúc của Ông để sản xuất băng nhạc Tạm biệt chim én mà không xin phép và không trả tiền nhuận bút cho Ông. Hay gần đây nhất là vụ kiện của nhạc sĩ Lê Vinh (Lê Quang Vinh) đối với Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam khi Nhà xuất bản này đã xâm phạm quyền tác giả đối với bài hát “Hà Nội và tô i” mà Lê Vinh là tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Riêng lĩnh vực khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng sử dụng tác phẩm thì lại càng hiếm: Theo thống kê của TAND Thành phố Hà Nội thì từ năm 1995 tới nay, TAND Thành phố Hà Nội mới chỉ Ihụ lý và giải quyết một vụ, còn trước đó thì hầu như không có. Vụ án hy hữu mà TAND Thành phố Hà Nội giải quyốl là vụ tranh chấp hợp đồng sử dụng tác phẩm liên quan đến kịch bản phim “Hôn nhân không giá th ú ” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Kim Ánh và bị đơn là Hãng Phim truyện I Hà Nội và đạo diễn Phạm Lộc. Trước khi vụ kiện được TAND Thành phố Hà Nội thụ lý và giải quyết giữa các bên đã có sự gặp gỡ, bàn bạc nhưng không có kết quả.
Đối tượng tranh chấp là kịch bản phim "Hôn nhân không giá thú ” của tác giả và đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm ỉà ông Nguyễn Kim Ánh, tác phẩm này được Ông viết hoàn thành vào tháng 4/1995. Trong cuộc thi kịch bản điện ảnh toàn quốc năm 1995, kịch bản của Nguyễn Kim Ánh được trao tặng giải nhì (không có giải nhất). Ngay sau khi được trao giải, ông Nguyễn Kim Ánh đã đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin và được chấp nhận. Sau đó Cục Điện ảnh giới thiệu cho Hãng Phim truyện I sử dụng để sản xuất phim. Sau khi có quyết định của Bộ Văn hoá - Thông tin đồng ý đưa kịch bản vào sản xuất phim truyện nhựa, giao
91
cho Hãng Phim truyện I thực hiện trong kế hoạch tài trợ năm 1997, ông Nguyễn Kim Ánh và Hãng Phim truyện I đã cùng nhau ký kết hợp đồng sử dụng tác phẩm, theo đó Hãng Phim truyện I được phép toàn quyền sử dụng kịch bản “Hôn nhãn không giá th ú ” của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm Nguyễn Kim Ánh để dựng phim “Hôn nhân không giá th ú ”. Phía ông Ánh được nhận 10 triệu đồng tiền nhuận bút và không được chuyển giao tác phẩm này cho người khác sử dụng nếu không được sự đồng ý của Hãng Phim truyện I. Ngoài ra Hãng Phim truyện I cũng chỉ được sử dụng kịch bản “Hôn nhân không giá thú ” để sản xuất phim mà không được chuyển cho bất kỳ ai sử dụng tác phẩm. Khi bộ phim được hoàn thành, trong buổi chiếu đầu tiên ra mắl các nhà báo (ngày 18/12/1997), ông Ánh được mời đến xem. Sau khi xem xong phim, ông Ánh cho rằng chủ đề, nội dung phim khác với chủ đề, nội dung kịch bản. Trong phim chỉ còn giữ lại tên tác phẩm, tên bốn nhân vật chính và tên tác giả kịch bản. Ông Nguyễn Kim Ánh đã viết đơn đề nghị Cục Điện ảnh, Hãng Phim truyện I xoá bỏ tên tác giả, tên kịch bản phim "Hôn nhân không giá th ú ” và tên bốn nhân vật trong phim, đồng thời ông trả lại 10 triệu đồng tiền nhuận bút cho Hãng Phim truyện I đổ giành lại quyền sở hữu lác phẩm. Cục Điện ảnh mời ông Ánh và đại diện của Hãng Phim truyện I lên bàn bạc, giải quyếl nhưng không có kết quả. Ngày 21/5/1998, ông Ánh có đơn khởi kiện Hãng Phim truyện I và đạo diễn Phạm Lộc tại TAND Thành phố Hà Nội với bốn yêu cầu đề nghị Toà án giải quyết:
^ P h á n xét và kết luận bộ phim “Hôn nhân không giá th ú ” không đúng với chủ đề, nội dung kịch bản.
Xi ti huỷ hợp đồng đã kỷ với Hãng Phim truyện I ngày l ỉ tháng 8 năm 1997, ông Ánh s ẽ trả lại 10 triệu đồng tiền nhuận bút cho Hãng Phim và giành lại quyền sở hữu tác phẩm.
^ Bộ phim không được phép phát hành nếu không tlĩoả mãn các điều kiện: Xo á bỏ tên lác giả kịch bản, xo á bỏ tên phim “Hôn nhân không giá thú ”, xo ú bỏ tên bốn nhân vật trong phim.
Hãng Phim truyện ỉ phải công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với ông Ánh và Hội đồng tìan giám khảo duyệt kịch bản phim và Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.
Trong ba ngày 16, 17 và 19/10/1998, TAND Thành phố Hà Nội đã mở phiên toà công khai xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng sử dụng tác phẩm giữa ông Nguyễn Kim Ánh với Hãng Phim truyện I (do ông Đặng Tất Bình - phó Giám đốc Hãng Phim - đại diện) và đạo diễn Phạm Lộc. Một trong những yếu tố bất lợi lớn cho ông Ánh - và đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới phán quyết của Toà án - đó là tại Điều 4 của bản hợp đồng giữa ông Nguyễn Kim Ánh với Hãng Phim truyện I có ghi: “ ...Ông Ánh có trách nhiệm cùng tham gia sửa chữa bổ sung với đạo diễn trên cơ sở bàn bạc đi đến thống nhất và trong điều kiện cần thiết, Hãng phim giành quyền sửa chữa, bổ sung và chịu trách nhiệm vê' mọi sự thay đổi trong kịch bản. ”
Trở lại với kịch bản “Hôn nhân không giá th ú ” của ông Nguyễn Kim Ánh: Sau khi được trao giải nhì tại cuộc thi kịch bản điện ảnh toàn quốc năm 1995, ngày 16/4/1997 chủ tịch Hội đồng duyệt kịch bản có công văn đề nghị Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép đưa kịch bản vào sản xuấl với nhận định:
“Câu chuyện toát lên sự hy sinh của người lính phi công rất v ĩ đại, nhưng cũng rất cay nghiệt. Nếu phi công trong vùng trời của Hữu Mai là Thánh thì phi công trong kịch bản là những con người với những cao cả và những lỗi lầm của họ. Kịch bản viết hấp dẫn, nhưng yếu về nghề nghiệp, đôi chỗ lộ rõ chất cải lương và sáo
Sau khi bộ phim được hoàn thành, ngày 16/12/1997 Cục Điện ảnh có Quyết định số 10/ ĐA - QĐ cho phép phổ biến tác phẩm với nhận định: “Chủ
93
đề tư tưởng thuộc loại phim tám lý xã hội, k ể về mối tình trong sáng của người lính lái máy bay trong kháng chiến chống Mỹ, bị định kiến bởi một thời ấu trĩ, gáy nên những đau khổ không đáng cố. Phạm vi được phép p h ổ biến cho mọi đôi tượng trong và ngoài nước. K ể từ ngày kỷ quyết định này mọi sự thay đổi, sửa chữa, xoá bỏ hoặc bổ sung nội dung bị nghiêm cấ m ”.
Căn cứ vào lời khai của các bên cũng như qua tài liệu, hồ sơ có được, Hội đồng xét xử đã quyết định:
> Bác yêu cầu của ông Nguyễn Kim Ánh đối với Hãng phim truyện ỉ và đạo diễn Phạm Lộc vi phạm quyền tác giả đối với kịch bản phim “Hôn nhân không giá thú
> Bác yêu cầu của ông Nguyễn Kim Ánh đời huỷ hợp đồng kỷ với Hãng Phim truyện J ngày 111811997 vê sử dụng tác phẩm kịch bản phim “Hôn nhân không giá thú
> Ghi nhận sự tự nguyện của Hãng Phim truyện I: Giao lại tác phẩm kịch bản phim “Hôn nhân không giá th ú ” cho ỏng Ánh sử dụng sau khi hết hạn hợp đồng kinh t ế với FAFIM.
> Bác yêu cầu của ông Ánh về việc không được phép phát hành bộ phim “llỏn nhân không giá th ú ”, tác giả kịch bản Nguyễn Kim Ánh, đạo diễn Phạm Lộc và buộc Hãng phim truyện Ị công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
> Tiếp tục duy trì Quyết định s ố 101 ĐA - QĐ ngày 1611211997 cho phép p hổ biến tác phẩm điện ảnh phim “Hôn nhân không giá th ú ” của Cục
Điện ảnh... {2}.
Sau khi Toà án cấp sơ thẩm xét xử, bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật thì ông Nguyễn Kim Ánh mới có đơn kháng cáo và Toà án cấp phúc thẩm đã hác kháng cáo quá hạn.
Qua việc xem xốt việc giải quyết U anh chấp hựp đồng sử dụng tác phẩm giữa ông Nguyễn Kim Ánh với Hãng Phim truyện 1 và đạo diễn Phạm Lộc, chúng ta thấy vụ án này cũng không phức tạp về nội dung. Thực tế thì Hãng Phim truyện I mà đại diện là đạo diễn Phạm Lộc có sửa chữa tác phẩm về nội dung, tính toàn vẹn cúa tác phẩm kịch bản “Hôn nhân không giá th ú ” không được đảm bảo. Dưới suy nghĩ của một ngưừi làm công việc sáng tạo thì còn gì là buồn hơn khi “đứa con tinh thần” của mình bị người khác thay đổi nội dung mà bản thân người sáng tạo ra đứa con tinh thần đó lại không hề mong muốn một chút nào. Bản thân tác giả luôn mong muốn tác phẩm của mình được công chúng biết đến trong tình trạng nguyên vẹn khi mình sáng tạo. Tuy nhiên, nếu như được sự đồng ý của tác giả thì người khác cũng có thể sửa đổi nội dung của tác phẩm. Trong vụ án giữa ông Nguyễn Kim Ánh với Hãng Phim truyện I thì thực tê ngay trong hợp đồng ký với Hãng Phim, ông Ánh đã đưa mình vào mội tình thế bất lợi khi ông đồng ý dành quyền sửa chữa kịch bản cho Hãng Phim. Chính từ “chỗ yếu ” này mà ông Nguyễn Kim Ánh đã không được Hội đồng xét xử trong vụ án mà ông là nguyên đưn chấp nhận bất cứ yêu cầu nào do ông đưa ra. Đây cũng là một trong những bài học mà các bên cần phải xem xét thật kỹ lưỡng khi xác lập quan hệ hựp đồng nói chung, hợp đồng sử dụng tác phẩm nói riêng. Thực tế thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thường mong muốn tác phẩm của mình được sử dụng, do đó nếu như có việc sửa chữa từ phía bên sử dụng tác phẩm thì họ cũng thường bỏ qua. Mặt khác, riêng Irong lĩnh vực xuấl bản thì các bên rất ít khi ký hựp đồng mà thường chỉ thoả thuận miệng hoặc cứ theo thông lệ mà sử dụng tác phẩm và trả nhuận bút. Trong nhiều trường hựp nếu có sự vi phạm hợp đồng từ phía bên sử dụng tác phẩm thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm cũng rất khó chứng minh được hành vi vi phạm của phía bcn kia.
9 5
Nhìn chung, nếu như có tranh chấp từ việc xâm phạm quyền tác giả nói chung, từ hợp đồng sử dụng tác phẩm nói riêng thì thông thường các bên gặp gỡ để thương lượng, hoà giải và rất nhiều trường hợp việc thương lượng đó đạt được những kết quả đáng mừng, các vụ việc được giải quyết dứt điểm. Đây cũng chỉ là một trong những lý do rất nhỏ để cho thấy việc giải quyết tranh chấp tại Toà án các vụ việc liên quan đến hợp đồng sử dụng tác phẩm không nhiều nếu nhu' không nói là quá ít. Tuy nhiên, nếu xem xét trên nhiều phương diện khác nhau chúng ta có thể thấy tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm có phần hạn chế là do những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, như chúng tôi đã đề cập thì ý thức về quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng của đại bộ phận dân chúng là chưa cao. Mặc dù chúng ta đều thừa nhận việc sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học cũng là một loại lao động và thậm chí là một loại lao động “đặc b iệ t”.
Tính “đặc b iệ t” ở đây không chỉ thể hiện ở kết quả của lao động mà thể hiện ngay trong quá trinh lao động, sức mạnh của cơ bắp đối với loại lao động này cũng chỉ có vai trò rất nhỏ mà cái chính là sức mạnh tiềm tàng của óc tư duy, sự sáng tạo. Khi ý thức về quyền tác giả chưa cao thì người vi phạm cho rằng đó là chuyện bình thường, không quan trọng, còn với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thì cũng dễ dàng bỏ qua với một suy nghĩ đơn giản là tác phẩm của mình càng được phổ biến rộng rãi càng tốt, nhiều người biết đến tác phẩm sẽ là tín hiệu vui và đó là lợi ích tinh thần mà không gì có thể thay thế. Không riêng gì các tác phẩm của các tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm trong nước, tình trạng không xin phép, không thông qua hợp đồng mà sử dụng tác phẩm của các tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nước ngoài diễn ra tương đối phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất bản các tác phẩm dịch. Cũng có Nhà xuất bản lấy lý do là việc gặp gỡ, trao đổi được với chủ sở hữu tác phẩm của nước ngoài rất khó khăn nên “bất đắc d ĩ ” phải sử dụng tác phẩm không có hợp