a) Ngân hàng thương mại nhà nước do Nhà nước đầu tư 100% vốn, thành lập và quản lý
Ngân hàng thương mại nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lậD trên cơ sở quyết định của cơ auan nhà nước có thẩm quyền. Các loại hình
tổ chức tín dụng thuộc các hình thức sở hữu khác không do Nhà nước trực tiếp thành lập mà chỉ do Nhà nước cho phép thành lập trên cơ sở đơn xin thành lập của những người có nhu cầu kinh doanh.
Theo Quy định tại Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 122/2001/QĐ-NHNN ngày 20/2/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [13, Đ l].
Ngân hàng thương mại nhà nước được Nhà nước đầu tư 100% vốn để thành lập, nên nó thuộc sở hữu nhà nước. Tài sản của Ngân hàng thương mại nhà nước là một bộ phận của tài sản nhà nước. Ngân hàng thương mại nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao. Đặc điểm này là dấu hiệu chủ yếu nhất để phân biệt ngân hàng thương mại nhà nước với các ngân hàng khác như ngân hàng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, ngân hàng liên doanh, ngân hàng hợp tác v.v... Dấu hiệu thuộc sở hữu nhà nước của ngân hàng thương mại nhà nước phản ánh mối quan hộ chặt chẽ giữa hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước vói lợi ích trực tiếp của Nhà nước. Vì vậy, ngân hàng thương mại nhà nước ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các quy định của pháp luật như đối với các ngân hàng thương mại nói chung, còn phải chịu sự điều chỉnh của các quy định riêng trong quá trình hoạt động.
Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập bằng nguồn vốn của Nhà nước nên nó là đối tượng quản lý trực tiếp của Nhà nước. Cùng với các doanh nghiệp nhà nước khác, ngân hàng thương mại nhà nước được Chính phủ thống nhất quản lý. Chính phủ có thể phân cấp hoặc ủy quyền cho các cơ quan Nhà nước khác thực hiện một số quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp. Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại nhà nước đều do cơ quan quản lý nhà nước là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, và chịu sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Ngân hàng thương mại nhà nước có tư cách pháp nhân
Theo quy định của Điều 94 Bộ luật Dân sự năm 1995, một pháp nhân là một tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, đăng ký hoặc công nhận, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hộ pháp luật một cách độc lập.
Trước hết, các ngân hàng thương mại nhà nước là các tổ chức tín dụng do Nhà nước thành lập.
Các ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập theo quyết đinh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngân hàng thương mại nhà nước với Hội sở chính và các chi nhánh của mình trở thành một pháp nhân độc lập, có con đấu riêng.
Thứ hai, ngân hàng thương mại nhà nước là tổ chức có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Điều đó thể hiện ở chỗ, cơ cấu tổ chức và các chức danh lãnh đạo ngân hàng thương mại nhà nước đều thực hiện theo quy đinh của pháp luật.
Thứ ba, ngân hàng thương mại nhà nước có tài sản riêng.
Tài sản trong ngân hàng thương mại nhà nước là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, Nhà nước có quyền tối cao trong việc định đoạt các tài sản đó. Tuy vậy, để đảm bảo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại nhà nước trong quá trình kinh doanh, Nhà nước trao một số quyền về tài sản cho các ngân hàng thương mại vói nội dung chủ yếu như: Ngân hàng thương mại nhà nước có quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý và sử dụng tài sản mà Nhà nước giao theo nguyên tắc phải bảo toàn và phát triển giá trị tài sản; ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện sự ủy quyền của Nhà nước trong việc định đoạt các loại tài sản theo quy đinh của pháp luật; ngân hàng thương mại nhà nước được sử dụng các loại tài sản riêng để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ.
Tài sản riêng của ngân hàng thương mại nhà nước bao gổm: Tài sản do Nhà nước cấp; các tài sản tạo ra từ các hoạt động kinh doanh và các tài sản khác mà ngân hàng thương mại nhà nước được hưởng thụ trong quá trình kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, ngân hàng thương mại nhà nước trong quá trình kinh doanh có tư cách là một chủ thể độc lập, có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hộ pháp luật. Ngân hàng thương mại nhà nước có thể trở thành nguyên đưn hoặc bị đơn trong quan hệ tố tụng.
Như vậy, ngân hàng thương mại nhà nước là một tổ chức độc lập, có đầy đủ tư cách của một pháp nhân kinh tế.
c) Ngàn hàng thương mại nhà nước có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một chủ thể kinh doanh tiền tệ và làm các dịch vụ ngân hàng
Ngân hàng thương mại nhà nước thuộc sở hữu nhà nước nhưng để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của nó, Nhà nước trao quyền tự chủ cho ngân hàng thương mại nhà nước tương ứng vói vị trí, vai trò và nhiệm vụ mà Nhà nước giao.
Ngân hàng thương mại nhà nước là chủ thể kinh doanh tiền tộ, làm dịch vụ ngân hàng và là ngân hàng thương mại thuộc thành phần kinh tế chủ đạo, nên ngân hàng thương mại nhà nước có tất cả các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại nhà nước được thực hiện các nghiệp vụ mà các ngân hàng thương mại khác được phép thực hiện, không bị hạn chế các nghiệp vụ kinh doanh như đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Cũng như các chủ thể kinh doanh khác, trong quá trình hoạt động, ngân hàng thương mại nhà nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như tồn trọng pháp luật; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước về hoạt động tín dụng, ngân hàng; chịu trách nhiệm vật chất và hành chính trước pháp luật;
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước v.v...
d) Hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước vừa có mục đích lợi nhuận, vừa có mục đích nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta vừa trải qua kinh tế kế hoạch hóa tập trung, còn các yếu tố của kinh tế thị trường đang định hình, chưa hoàn thiện,
nên các doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo là một cồng cụ, phương tiện vật chất để Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, mục tiêu cơ bản của các doanh nghiệp nhà nước nói chung (trừ các doanh nghiệp hoạt động công ích) là lợi nhuận nhưng đồng thời hoạt động của loại doanh nghiệp này còn gắn vói nhiệm vụ góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế. Bởi vì, phần lớn các quan hộ kinh doanh ngân hàng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao và thường có hiệu ứng dây chuyền. Chính vì vậy, Nhà nước cần thiết phải sử dụng các ngân hàng của mình tác động trực tiếp để điều chỉnh vĩ mô các hoạt động ngân hàng của các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực này phù hợp với lợi ích của nền kinh tế và mục tiêu kinh tế của Nhà nước như: giải quyết cung cầu về vốn, chính sách phát triển các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, các vùng lãnh thổ v.v... Ở đây, cần thiết khẳng định rằng, việc pháp luật quy định mục tiêu hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước là xuất phát từ quyền sở hữu chủ của Nhà nước đối với ngân hàng thương mại nhà nước.
Tóm lại, nghiên cứu mô hình ngân hàng thương mại nhà nước cho phép đưa ra những kết luận sau:
Thứ nhất, việc Nhà nước ta thành lập các ngân hàng thương mại nhà nước là xuất phát từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vị trí, vai trò của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, ngân hàng thương mại nhà nước có đầy đủ các dấu hiệu của doanh nghiệp kinh doanh tiền tộ, tín dụng, ngân hàng, mang đặc trưng của doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, về phương pháp luận, việc nghiên cứu địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước phải xuất phát từ đặc tính sở hữu nhà nước và quan hệ giữa Nhà nước là sở hữu chủ vói ngân hàng thương mại nhà nước là đối tượng thuộc sở hữu nhà nước.
1.2. KHÁI NIỆM CHUNG VỂ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
Ngân hàng thương mại nhà nước là doanh nghiệp nhà nước, điều này có nghĩa là trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động với tư cách là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Do vậy, khi nghiên cứu về địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước chúng ta phải nghiên cứu nó dưới góc độ là một hình thức địa vị pháp lý của doanh nghiệp nhà nước.