Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính có quy định "các ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh doanh..." việc xác định tư cách của một ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động như vậy là chưa rõ ràng. Hơn nữa, Pháp lệnh cũng không nêu cụ thể việc xác định tư cách của ngân hàng thương mại được cấp giấy phép thành lập là các ngân hàng được tổ chức theo văn bản pháp luật nào. Điều này có ảnh hưởng nhiều đến việc xử lý các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp giữa các đơn vị kinh tế,
cũng như việc tổ chức, giải thể hay phá sản các ngân hàng. Luật các tổ chức tín dụng đã khắc phục điều đó bằng quy định rõ tại Điều 20: "tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo luật này và các quy định khác của pháp luật...". Pháp luật Ngân hàng của nhiều nước cũng có quy định tương tự.
Chẳng hạn, tại Điều 52, Luật Ngân hàng Đài Loan có quy định "một ngân hàng là một công ty..."; Điều 2 Luật Ngân hàng thương mại năm 1995 của Trung Quốc quy định: "Các ngân hàng thương mại nêu ra trong luật này là các bộ phận hợp nhất được thành lập theo bộ luật này và Luật Công ty của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, để nhận các khoản tiền gủi từ công chúng, cấp các khoản vay, cung cấp các dịch vụ thanh toán và tiến hành các loại hình kinh doanh có liên quan khác" [15, tr. 467].
Điều 1, Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước có ghi nhận ngân hàng thương mại nhà nước có:
1. Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam;
2. Tên riêng, trụ sở chính;
3. Điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành;
4. Vốn điều lệ;
5. Con dấu riêng, tài khoản mở tại Ngăn hàng Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
6. Bảng cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật.
Theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng thì ngân hàng thương mại nhà nước có tư cách pháp nhân, gồm có:
Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì các ngân hàng này là các Tổng Công ty nhà nước hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được tổ chức và hoạt động theo các Điều lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn. Riêng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam theo Pháp lệnh ngân hàng Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính năm 1990, có chức năng cơ bản là quản lý vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư và phát triển nhưng hiện nay trong quá trình chuyển đổi chức năng, hoạt động của ngân hàng này tương tự như các ngân hàng thương mại nhà nước khác.
Các ngân hàng thương mại nhà nước có vốn điều lộ do Nhà nước cấp (các Ngân hàng Công thương, Ngoại thương, Đầu tư và phát triển có vốn điều lệ là 1.100 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vốn điều lệ là 2.200 tỷ đồng). Các ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động theo các bản Điều lộ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn (Điều lệ của Ngân hàng ngoại thương ban hành kèm theo Quyết định số 324-QĐ/NH5 ngày 30/7/97, Điều lệ của Ngân hàng Công thương ban hành kèm theo Quyết định số 327-QĐ/NH5 ngày 4/10/97, Điểu lệ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 349-QĐ/NH5 ngày 16/10/97, Điều lộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 390-QĐ/NH5 ngày 22/11/97 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Các ngân hàng thương mại nhà nước được tổ chức dưới hình thức Tổng công ty nhà nước theo Quyết định 90/ TTg ngày 7/3/94 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước (gọi là Tổng công ty 90) là phù hợp với quy mô kinh doanh của các ngân hàng hiện nay và đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước vững mạnh, có vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Hơn nữa, điều đó còn phù hợp với đòi hỏi của chính hoạt động ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại nhà nước hiện nay được thành lập theo mô hình các Tổng công ty là kết quả của quá trình sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thỏa mãn được sáu điều kiện để được cơ cấu theo mô hình Tổng công ty (điều kiện về số lượng đơn vị thành viên, điều kiện về số vốn
pháp định, điều kiện về phương thức hạch toán, điều kiện về phương án kinh doanh, điều kiện về tổ chức nhân sự, điều kiện về điều lệ và hoạt động). Mô hình tổng công ty theo Quyết định 90/ TTg đáp ứng được yêu cầu của ngành kinh doanh tiền tệ và làm các dịch vụ ngân hàng trong cơ chế thị trường.
Ngoài ra, việc tổ chức các ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô lớn là phù hợp với định hướng xây dựng hộ thống ngân hàng thương mại nhà nước nắm vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của Nhà nước ta.
Theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước, mô hình ngân hàng thương mại nhà nước thể hiện ở sơ đồ sau:
Các đơn vị thành viên (công ty trực thuộc) là doanh nghiệp hạch toán độc lập có quyền chủ động tiến hành các hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, cam kết của mình trong phạm vi số vốn thuộc sở hữu nhà nước do ngân hàng thương mại nhà nước giao cho các doanh nghiệp này quản lý, sử dụng. Các doanh nghiệp này chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với ngân hàng thương mại nhà nước theo quy đinh của bản Điều lệ của ngân hàng thương mại nhà nước đó. Các đơn vị thành viên này thường là đơn vị thực hiện hoạt động kinh doanh có tính chất nghiệp vụ riêng, yêu cầu có cơ sở kỹ thuật kinh doanh riêng như cho thuê tài chính, kinh doanh vàng bạc, kinh doanh chứng khoán v.v...
Là pháp nhân kinh doanh, ngân hàng thương mại nhà nước là chủ thể hạch toán độc lập, hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, có bảng tổng kết tài sản, có con dấu riêng, và trực tiếp làm nghĩa vụ vói ngân sách nhà nước.
Hằng năm, ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện việc hạch toán lỗ lãi trong toàn bộ hệ thống một cách độc lập. Việc hạch toán được tiến hành theo hệ thống tài khoản kế toán do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thỏa thuận với Bộ tài chính và dựa trên các quy định của Pháp lệnh kế toán, thống kê.
Với quyền tự chủ kinh doanh, ngân hàng thương mại nhà nước chịu trách nhiệm tài sản đối vói mọi cam kết với khách hàng và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật ngân hàng. Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính có quy định tại Điều 47 các trường hợp vi phạm và cách thức xử lý. Quy định này được kế thừa và phát phát triển ở Chương X Luật các tổ chức tín dụng vói việc quy định rõ các hành vi vi phạm, hình thức xử lý, thẩm quyền xử lý, khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử lý.
Trong các quan hệ tố tụng, ngân hàng thương mại nhà nước tham gia với tư cách là một chủ thể độc lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng bình đẳng với các chủ thể khác.
Việc khảo sát những dấu hiệu đặc trưng về tư cách pháp nhân của ngân hàng thương mại nhà nước đã khẳng định rằng, các ngân hàng thương mại nhà nước là các chủ thể độc lập trong quá trình hoạt động, có đầy đủ khả năng thực hiệp, quyền tự chủ kinh doanh, tự giải quyết các công việc nội bộ của mình và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đó.