Với các quy định trên cho thấy, các ngân hàng thương mại nhà nước đều được thành lập theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mà không có ngoại lệ áp dụng cho việc thành lập ngân hàng thương mại có quy mô lớn.
Về điều kiện và thủ tục thành lập ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài các quy định chung của Luật các tổ chức túi dụng năm 1997, các văn bản áp dụng riêng đối vói ngân hàng thương mại nhà nước không có quy định biệt lệ.
Tuy nhiên, do bản chất pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước là doanh nghiệp nhà nước nên thủ tục thành lập các ngân hàng thương mại nhà nước được tiến hành theo các bước được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp nhà nước điều chỉnh các vấn đề chung liên quan đến loại hình doanh nghiệp nhà nước, còn Luật các tổ chức tín dụng lại điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc thành lập
ngân hàng thương mại nhà nước áp dụng theo các quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước như một thủ tục chung và cũng phải đáp ứng các đòi hỏi riêng của Luật các tổ chức tín dụng.
Về giải thể, ngân hàng thương mại nhà nước, xuất phát từ quyền sở hữu chủ của Nhà nước nên Nhà nước có quy định cụ thể các trường hợp giải thể áp dụng riêng đối với ngân hàng thương mại nhà nước, cụ thể [13]:
- Ngân hàng thương mại nhà nước bị giải thể khi Nhà nước thấy không cần thiết duy trì;
- Khi hết hạn hoạt động mà không được Ngân hàng Nhà nước cho gia hạn.
Đối với Kiểm soát đặc biệt, phá sản ngân hàng thương mại nhà nước áp dụng các quy định chung của luật các tổ chức tín dụng.
Tóm lại, mặc dù thuộc sở hữu nhà nước nhưng các quy định của pháp luật về thành lập, giải thể, phá sản áp dụng vói ngân hàng thương mại nhà nước không khác biệt nhiều so với các quy định áp dụng đối vói ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm sự bình đẳng cho các ngân hàng thương mại thuộc tất cả các thành phần kinh tế.
2.2.3. Quản trị, điều hành và kiểm soát ngân hàng thương mại nhà nước
a) Quản trị
Chức năng quản trị ngân hàng thương mại nhà nước thuộc về Hội đổng quản trị.
Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước nói chung và của ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng ra đời là kết quả quá trình nhằm bãi bỏ chế đinh cơ quan chủ quản của các xí nghiệp quốc doanh trong cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung. Hơn nữa, Tổng công ty Nhà nước là một doanh nghiệp có quy mô lớn, việc tách rời quyền đại diện của chủ sở hữu và quyền điều hành kinh doanh là đòi hỏi tất yếu để doanh nghiệp phát huy được khả năng của
mình. Việc tách rời hai chức năng đó dẫn đến việc Hội đồng quản trị ra đời là bộ phận đại diện cho chủ sở hữu, còn Ban giám đốc là bộ phận thực hiện chức năng điều hành kinh doanh của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị thực chất là đại diện cho chủ sở hữu là Nhà nước tại doanh nghiệp, thực hiện chức năng trực tiếp quản lý vốn của Nhà nước giao để vốn đó khổng những được bảo toàn mà còn phát triển đúng mục tiêu.
Trong quá trình hoạt động, Hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại nhà nước được pháp luật trao cho những quyền hạn rộng rãi như: quyết định các vấn đề về tổ chức, kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc trong việc thi hành các quyết định của Hội đồng quản trị, thông qua việc phân phối lợi nhuận v.v... Các quyền hạn này thể hiện rõ tư cách đại diện chủ sở hữu của Hội đồng quản trị.
b) Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc
Điều hành hoạt động ngân hàng thương mại nhà nước là Tổng giám đốc, giúp việc Tổng giám đốc có một số Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ.
Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của ngân hàng, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1) Cùng với chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để quản lý, sử dụng. Giao vốn và các nguồn lực khác cho các công ty trực thuộc.
2) Trình Hội đồng quản trị:
a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng;
b) Thành lập công ty trực thuộc;
c) Mở cơ sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập đơn vị sự nghiệp;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành tại trụ sở chính; cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp;
đ) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó giám đốc, Kế toán trưởng; Giám đốc sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp;
e) Ban hành quy chế hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc;
g) Phê duyệt phương án hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế;
h) Quy định về lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ hoa hồng phí, mức tiền phạt đối với khách hàng theo quy định của pháp luật;
i) Quyết định góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác;
k) Phương án chia, tách, hợp nhất, sát nhập, mua lại, giải thể ngân hàng và sở giao dịch, chi nhánh, vãn phòng đại diện, công ty trực thuộc, đem vị sự nghiệp của ngân hàng;
1) Những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Các tổ chức tín dụng;
n) Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của ngân hàng;
o) Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng.
3) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng và Phó các phòng hoặc ban chuyên môn, nghiệp vụ tại trụ sở chính; Phó giám đốc, Trưởng phòng kế toán, Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp và các chức danh khác.
4) Tổ chức thực hiện phương án hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế khi được Hội đổng quản trị phê duyệt.
5) Điều hành và quyết định các vấn đề có liên quan đế các hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo đúng pháp luật và quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của ngân hàng.
6) Đại diện cho ngân hàng trong quan hệ quốc tế, tố tụng, tranh chấp, giải thể, phá sản.
7) Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, dịch họa, hỏa hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, sau đó phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để giải quyết tiếp.
8) Chiu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.
9) Báo cáo Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
10) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quyết định của Hội đổng quản trị.
c) Ban kiểm soát
Tương tự các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, trong cơ cấu bộ máy lãnh đạo, điều hành ngân hàng thương mại nhà nước có bộ phận có chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động ngân hàng thương mại nhà nước.
Nhìn chung, nhiệm vụ, quyền hạn của ban kiểm soát trong ngân hàng thương mại nhà nước tương tự trong các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.
Sự giới thiệu có tính khái quát kết hợp với việc liệt kê để minh họa về nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận trong cơ chế quản lí của ngân hàng thương mại nhà nước cho phép kết luận rằng: Ngân hàng thương mại nhà nước đã được Nhà nước trao cho quyền tự chủ để tiến hành hoạt động kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường trên tất cả các mặt: tạo lập vốn, sử dụng và định đoạt vốn, tài sản trong kinh doanh. Đó là những tiền đề cơ bản để ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường và phù hợp với những yêu cầu của cơ chế hội nhập quốc tế.
Việc thực hiện các quyền tự do kinh doanh đều do bộ máy lãnh đạo điều hành của chính ngân hàng thương mại nhà nước quyết định mà không phải là sự áp đặt của cấp trên, của Nhà nước.