Khái niệm địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý và việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 34)

Trước khi Luật doanh nghiệp nhà nước ra đời, khái niêm doanh nghiệp nhà nước lần đầu tiên được đề cập tại Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành qui chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu.

Theo Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 10/04/1995, thì doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lv, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt

động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, con dấu riêng và trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.

Doanh nghiệp nhà nước không giống với các doanh nghiệp khác ở chỗ, nó không phải là một tổ chức kinh doanh thuần túy. Bên cạnh mục đích lợi nhuận như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhà nước hoạt động còn nhằm mục tiêu do Nhà nước đặt ra. Doanh nghiệp nhà nước được phân biệt với các doanh nghiệp khác ở các đặc điểm sau đây:

1) Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư 100% vốn thành lập và quản lý;

2) Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức có tư cách pháp nhân;

3) Doanh nghiệp nhà nước hoạt động vừa nhằm mục tiêu kinh doanh và vừa nhằm mục tiêu kinh tế - xã hội.

Do những đặc trưng trên đây nên doanh nghiệp nhà nước tồn tại như một chủ thể kinh tế độc lập, bình đẳng như các tổ chức kinh tế khác trong nền kinh tế.

Hiện nay, khái niệm địa vị pháp lý chưa được chuẩn hóa trong các văn bản pháp luật, nhưng khi nói đến địa vị pháp lý của doanh nghiệp nói chung và địa vị pháp lý của doanh nghiệp nhà nước trước hết là nói đến tư cách chủ thể của chúng. Tư cách chủ thể của doanh nghiệp nhà nước gồm năng lực pháp lý và năng lực hành vi của doanh nghiệp được pháp luật quy định trên cơ sở đó, các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào các quan hệ pháp luật. Đây chính là hệ thống thẩm quyền của doanh nghiệp thể hiện tập trung nhất địa vị pháp lý của doanh nghiệp.

Địa vị pháp lý của doanh nghiệp nhà nước trước hết là tổng hợp những quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm mà pháp luật xác định cho nó phù hợp với

vị trí, vai trò và chức năng được Nhà nước giao cho trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hệ thống thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước thể hiện trong các văn bản pháp luật điều chỉnh chung đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Ngân hàng thương mại nhà nước là một dạng doanh nghiệp nhà nước, do đó, có thể hiểu địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước là toàn bộ các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm mà pháp luật qui định cho ngân hàng thương mại nhà nước với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh ngân hàng. Xác định địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước thực chất là xác định tư cách chủ thể, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của nó. Do đó, nghiên cứu địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước là nghiên cứu các quy phạm pháp luật quy định các vấn đề sau:

Một là, các quy phạm pháp luật qui định tư cách pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước;

Hai là, các quy phạm pháp luật qui định thủ tục thành lập và giải thể ngân hàng thương mại nhà nước;

Ba là, các quy phạm pháp luật quy định về cơ chế quản lý ngân hàng thương mại nhà nước;

Bốn là, các quy phạm pháp luật qui định quyền, nghĩa vụ của ngân hàng thương mại nhà nước.

Do ngân hàng thương mại nhà nước là một dạng doanh nghiộp nhà nước kinh doanh ngân hàng nên các quy phạm pháp luật xác lập địa vị pháp lý có ở hai loại nguồn: các văn bản pháp luật về doanh nghiệp nhà nước và các văn bản Pháp luật ngân hàng. Các văn bản pháp luật về ngân hàng có giá trị là pháp luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng trong xác lập địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước. Hiện nay, trong hệ thống các văn bản pháp luật ngân hàng thì Luật Ngân sách nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng do Quốc hội thông qua năm 1997 là các văn bản pháp luật, chuyên ngành

về ngân hàng có giá trị pháp lý cao nhất. Ngoài hai đạo luật về ngân hàng, đối với ngân hàng thương mại nhà nước, địa vị pháp lý còn được qui định ở các văn bản pháp luật sau:

- Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

- Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 122/2001/QĐ-NHNN ngày 20/2/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Quyết định số 90/2001/QĐ-NHNN ngày 0 7 /0 2 /2 0 0 2 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành qui định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại.

1.2.2. Các yếu tố chi phối địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước

Việc xác lập địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước thuộc quyền của Nhà nước nhưng không phải Nhà nước có thể tùy tiện mở rộng hay thu hẹp chúng theo ý chí chủ quan mà địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước chịu sự chi phối ảnh hưởng của các yếu tố sau đây:

Thứ nhất: Vị trí, vai trò của ngân hàng thương mại nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

Thực tế ở nhiều nước cho thấy, doanh nghiệp nhà nước luôn có vai trò vừa là đơn vị đưa lại lợi ích kinh tế cho Nhà nước vừa là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, kinh tế quốc doanh là thành phần kinh tế chủ yếu, giữ vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, các xí nghiệp quốc doanh được thành lập tràn lan ở mọi ngành, mọi cấp, không có trọng

điểm, và không có quyền tự chủ trong kinh doanh, nên các xí nghiệp quốc doanh hoạt động không có hiệu quả.

Chủ trương đổi mới cơ chế kinh tế đã làm thay đổi về cơ bản quan điểm về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước không còn là đơn vị kinh tế chiếm ví trí độc tôn trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước là đơn vị kinh tế bình đẳng vói các tổ chức kinh tế khác trong hoạt động kinh doanh và là công cụ, phương tiện để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển. Địa vị pháp lý của doanh nghiệp nhà nước từ đó cũng thay đổi mà thể hiện tập trung nhất quyền tự chủ của doanh nghiệp được mở rộng và đảm bảo thực hiện.

Là một dạng doanh nghiệp nhà nước nên ngân hàng thương mại nhà nước có vai trò chung của doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, do kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng nên các hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về ngân hàng là ĩĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Do đó, nội dung của pháp luật xác lập địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước bị chi phối bởi ý chí của Nhà nước trong việc thực hiện vai trò chủ đạo của ngân hàng thương mại nhà nước.

Thứ hai: Cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước

Mỗi một cơ chế kinh tế đều đòi hỏi có một cơ chế quản lý kinh tế phù hợp. Trong các cơ chế kinh tế khác nhau thì địa vị pháp lý của các doanh nghiệp sẽ được qui định khác nhau.

Trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp nhà nước không được quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được tiến hành theo kế hoạch của Nhà nước. Ghế độ pháp lý của doanh nghiệp nhà nước trong thòi kỳ đó mang nặng tính chất mệnh lệnh hành chính.

Trong cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước không quản lý kinh tế theo kế hoạch, mà điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho mọi doanh nghiệp hoạt động và các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động của mình. Doanh nghiệp nhà nước cũng là một đơn vị sản xuất - kinh doanh, nên trong cơ chế quản lý kinh tế mới, địa vị pháp lý của doanh nghiệp nhà nước được quy định phải đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường.

Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các ngân hàng chuyên doanh (chuyên nghiệp) của Nhà nước không có tư cách pháp nhân với tư cách là một chủ thể kinh doanh độc lập. Do đòi hỏi của cơ chế này mà ngân hàng quốc doanh trước đây vừa là kinh doanh vừa là thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trong cơ chế kinh tế thị trường với việc tổ chức mô hình ngân hàng hai cấp, để tạo lập tư cách chủ thể kinh doanh cho ngân hàng thương mại nhà nước, pháp luật phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện về tài sản, tư cách chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh độc lập.

Thứ ba: Chế độ sở hữu nhà nước

Tài sản của doanh nghiệp nhà nước là một phần tài sản Nhà nước, nên doanh nghiệp nhà nước không có toàn quyền quyết định đối vói tài sản trong quá trình kinh doanh. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp nhà nước phụ thuộc vào quyền sở hữu của Nhà nước, Nhà nước cho phép doanh nghiệp nhà nước thực hiện như thế nào thì doanh nghiệp phải thực hiện đúng như vậy. Do đó, địa vị pháp lý của doanh nghiệp nhà nước luôn bị chi phối bởi sự ngược chiều giữa quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp với các hạn chế về quyền sở hữu tài sản.

Trước đây, Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp, mọi tài sản của doanh nghiệp nhà nước đều thuộc quyền chi phối hoàn toàn và thường xuyên của Nhà nước. Hiện nay, thực hiện cơ chế mới, Nhà nước đã giao quyền tự chủ

trong hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp nhà nước thông qua các chế độ giao vốn, trách nhiệm bảo toàn vốn v.v... Nhưng dù sao đi nữa thì doanh nghiệp nhà nước cũng không thể có quyền chủ động hoàn toàn về tài sản như các chủ thể kinh doanh khác trong nền kinh tế.

Trong sự phụ thuộc chung của doanh nghiệp nhà nước với sở hữu nhà nước, các ngân hàng thương mại nhà nước mặc dù có tư cách pháp nhân, có thể tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập nhưng do Nhà nước là chủ sở hữu nên toàn bộ các quy đinh của pháp luật xác lập địa vị của nó bị chi phối bởi quyền sở hữu chủ của Nhà nước.

Trên đây là các yếu tố trực tiếp chi phối địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước. Ngoài các yếu tố trên, ở các mức độ khác nhau, nội dung pháp luật xác lập địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước chịu sự tác động của các yếu tố khác nhau như: yêu cầu hội nhập, môi trường kinh doanh, năng lực quản lý của các ngân hàng thương mại nhà nước trong từng thời điểm lịch sử cụ thể v.v...

Tóm lại, việc nghiên cứu mô hình ngân hàng thương mại nhà nước và lí luận về địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước cho phép rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất, sự tồn tại của ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước là nhu cầu khách quan của việc thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, với tính cách là một dạng doanh nghiệp nhà nước, địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước được xác lập trên nền tảng quyền chủ sở hữu của Nhà nước.

Chương 2

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý và việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)