I. TÌNH HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN CÁT

Một phần của tài liệu khóa luận. điều tra đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát (Trang 23 - 26)

Trên thế giới, sản lượng tôm thẻ chân trắng đứng hàng thứ hai sau tôm sú nhưng ở châu Mỹ sản lượng tôm thẻ chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn (1990), 132.000 tấn (1992), 191.000 tấn (1998) và đạt gần 200.000 tấn năm 1999 [156].

Ecuador coi nuôi tôm thẻ chân trắng là ngành sản xuất lớn, sản lượng tôm nuôi chiếm 95% tổng sản lượng của khu vực châu Mỹ, năm 1991 là 103.000 tấn.

Năm 1993, do gặp dịch bệnh hội chứng Taura (Taura Symdrome Virus) sản lượng giảm còn 1/3, sau 2-3 năm khôi phục lại đạt 120.000 tấn (1998), 130.000 tấn (1999) rồi lại gặp đại dịch bệnh đốm trắng còn 35.000 tấn (2000) [156].

Một số nước như Mexico, Panama, Eelize, Peru, Colombia… cũng có tình hình phát triển tương tự Ecuador. Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ nuôi nhân tạo thành công và có hiệu quả cao, tôm thẻ chân trắng được di giống sang Hawaii . Từ đây tôm thẻ chân trắng lan sang Châu Á, Đông Nam Á. Nhiều nước Đông Nam Á đã nhập tôm thẻ chân trắng để nuôi như: Philippin, Inđônêsia, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam... với hy vọng đa dạng hóa các sản phẩm tôm xuất khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm sú hiện nay. Tôm thẻ chân trắng được nhập khẩu vào Châu Á vì người ta nhận thấy một số loài tôm bản địa chủ yếu hiện đang được nuôi cho năng suất thấp, mức độ tăng trưởng chậm và có khả năng mang bệnh, việc khoanh vùng nuôi tôm chân trắng khép kín và sự phát triển của các dòng giống tôm thẻ chân trắng chọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm thẻ chân trắng trở thành đối tượng quan tâm lớn của ngành nuôi tôm thời kỳ hiện nay.

Trên phạm vi toàn cầu, tôm thẻ chân trắng đang chiếm tới 2/3 tổng sản lượng tôm nuôi toàn thế giới. Ở châu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhất định, thì tôm chân trắng nhảy vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn (năm

2006) và đạt 1,8 triệu tấn (2009). Đặc biệt, việc gia tăng nhanh sản lượng tôm chân trắng là do các nước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng tôm. Đặc biệt ở Thái Lan trong năm 2004 sản lượng tôm chân trắng đã đạt tới 300.000 tấn, chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất tôm biển với sản lượng chiếm xấp xỉ 80%. Khảo sát tại Thái Lan cho thấy, nước này đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng đời thứ 7, sạch bệnh.

Người nuôi tôm ở Thái Lan đã nuôi thành công tôm chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú), có ưu thế vượt trội về năng suất, đạt 25-30 tấn/ha/vụ; lợi nhuận thu được cao gấp 2-3 lần so với tôm sú. Sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 đạt 533.000 tấn, gồm 160.000 tấn tôm sú và 373.000 tấn tôm chân trắng. Còn tại Philippines, Bộ Nông nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm thẻ chân trắng. Sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả cao, lại không đe dọa môi trường, góp phần đa dạng sinh học.

Tôm thẻ chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba loài tôm he nuôi có nhiều ưu điểm và sản lượng cao nhất với biên độ nhiệt độ và độ mặn rất rộng, có thể nuôi theo nhiều hình thức bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước mặn lợ [4459].

1.1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tháng 9/2001 đơn vị đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép đưa tôm thẻ chân trắng vào sinh sản nhân tạo để bán ra thị trường là công ty Duyên Hải tại tỉnh Bạc Liêu. Tiếp đến tôm thẻ chân trắng được nuôi thử nghiệm ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Nguồn tôm giống nhập ngoại chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc, chủ yếu nhập qua đường tiểu ngạch, rất khó kiểm soát [156], [52].

Tôm thẻ chân trắng được nuôi phổ biến trên cả nước tập trung tại các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh… Nuôi tôm trên cát phát triển mạnh đến mức các Bộ, ngành và chính quyền các cấp không thể kiểm soát được. Nếu như năm 2002, cả nước có 593,8 ha nuôi tôm trên cát thì đến năm 2003 tăng lên 1131 ha; đến hết năm 2005 diện tích nuôi tôm trên cát được các tỉnh miền trung đưa vào quy hoạch hơn 20.000 ha.

Theo thống kê của ngành Thủy sản, năm 2008 cả nước đạt sản lượng 50.000 tấn tôm thẻ chân trắng. Năm 2009, sản lượng tăng lên gấp 10 lần, năm 2010 sản lượng đạt 135.000 tấn và năm 2011 đạt đến 136.700 tấn. Miền trung là khu vực có các điều kiện thích hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển. Vùng sản xuất tôm giống lớn nhất ở miền Trung và cũng lớn nhất cả nước là Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, Cà Ná, Cam Ranh, Phan Rang, Ninh Tịnh thuộc tỉnh Ninh Thuận, Ninh Hòa, Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa [5]. [578].

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là tôm nuôi đều phát triển tự phát. Dân các tỉnh nuôi rải rác ở các vùng cát cao triều, xen lẫn trong các đồng tôm sú ở ven biển. Hầu hết các hồ nuôi nhỏ lẻ ở nhiều khu vực khác nhau và không có bể xử lý nước, nên nguồn nước thải xả ra kênh, ra biển gây ô nhiễm môi trường. Theo Cục Nuôi trồng Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì việc quản lý chất lượng giống tại các trại đang bị buông lỏng, tôm giống kém chất lượng, không qua kiểm soát vẫn được lưu hành trên thị trường. Bên cạnh đó, một lượng rất lớn giống tôm thẻ chân trắng đang tràn qua biên giới Quảng Ninh vào Việt Nam bằng nhiều con đường nhưng không được cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn. Thời gian gần đây tình hình dịch bệnh đã xảy ra trên các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long [156].

1.1.3. Tình hình nuôi thẻ chân trắng trên cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có diện tích nuôi tôm thẻ chân rắng lớn trên cả nước. Phong trào nuôi tôm diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang. Theo báo cáo tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, huyện Phong Điền là đơn vị có diện tích nuôi lớn nhất với 226 ha, sản lượng đạt 2307,2 tấn.

Vùng nuôi tôm trên cát ven biển huyện Phong Điền đã được quy hoạch với quy mô trên 1000 ha. Đến nay đã có 4 doanh nghiệp và 5 nhóm hộ dân đã được cấp 351,38 ha đất để tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản. Trong đó, Công ty Trường Sơn: 133,5 ha, Công ty Đông Phương: 45,5 ha; Công ty Trường Phú:

92,88 ha; Công ty Hawaii: 49 ha; các nhóm hộ dân: 30,5 ha [31], [527].

Tuy nhiên việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên đất cát ven biển đang phát triển tự phát. Tất cả diện tích nuôi ở đây đều lấy nước từ biển rồi thải nước đã sử dụng ra biển. Khi tôm bị dịch bệnh, người dân vẫn xả nước mà không xử lý khiến mầm bệnh phát tán nhanh chóng. Nuôi tôm chân trắng không theo quy hoạch đã phá hủy một diện tích lớn rừng phòng hộ tại các vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là điều đáng lo ngại vì nó dẫn đến những hậu quả xấu cho chính những người dân nuôi tôm, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái [567].

Một phần của tài liệu khóa luận. điều tra đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w