II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN CÁT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu khóa luận. điều tra đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát (Trang 79 - 83)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN CÁT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.2.1. Khó khăn, thuận lợi và những ý kiến đề xuất 4.2.1.1. Thuận lợi

Hầu hết vùng đất cát ven biển hiện nay là vùng hoang hóa hoặc sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm nâng cao đời sống cho nhân dân. Đồng thời đây là vùng đất hoang hóa sẽ dễ dàng tiến hành các khâu quy hoạch cơ sở hạ tầng, hệ thống công trình nuôi và quan trọng hơn là tạo thế trận an ninh quốc phòng cho khu vực ven biển [8].

Địa hình dãi cát ven biển Thừa Thiên Huế là dạng bãi ngang, vì vậy khả năng trao đổi nước lớn với đại dương, môi trường nước biển tương đối trong sạch so với các vùng đầm vịnh cửa sông khác. Đồng thời đây là những vùng nuôi mới hình thành, không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sinh hoạt dân cư, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp.

Người nuôi ở đây đa số đã có kinh nghiệm nuôi tôm sú nhiều năm, yêu nghề, cần cù chịu khó và không có các hoạt động kinh tế khác.

Tất cả các ao nuôi đều trải bạt đáy và bờ ao nên tính đọc lập giữa các ao nuôi khá cao, khả năng lây lan dịch bệnh thấp. Tình hình dịch bệnh xảy ra đối với đối tượng nuôi này ít nên việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong phòng bệnh là không đáng kể. Do là đối tượng nuôi ngắn ngày và với việc cải tạo ao nhanh nên nuôi được quanh năm (một năm 3 vụ), tuy vụ đông nuôi có kéo dài hơn những giá lại cao hơn. Theo hướng sản xuất này sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm sạch hơn, thực phẩm an toàn và có giá trị xuất khẩu.

4.2.1.2. Khó khăn

Bên cạnh những ưu thế về nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, người nuôi tôm cũng gặp những khó khăn nhất định:

Vùng cát ven biển thường ít nước ngọt, trữ lượng nước ngầm thấp, có cơ sở hạ tầng còn yếu như đường giao thông đi lại còn khó khăn, trạm bơm chưa có, khó khăn trong việc bơm nước lên toàn bộ vùng triều.

Chưa có quy hoạch rõ ràng về khu vực nuôi và khu vực trồng rừng; trong khu vực nuôi có quy hoạch cụ thể nhưng chưa quản lý chặc chẽ nên các hộ xây dựng ao đìa còn theo kiểu tự phát, khó quản lý.

Nguồn nước ngầm ngày càng bị nhiễm mặn ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân địa phương. Tình trạng thải nước ra khu vực đất cát làm ô nhiễm nguồn nước ngầm dẫn đến tăng khả năng lây lan dịch bệnh.

Hầu hết vùng nuôi thuộc các xã bãi ngang, nơi chịu nhiều ảnh hưởng của gió bão, nhiều khu vực đất cát là đồi cát di động theo hướng gió mùa, gây lấp đường giao thông, hư hại hệ thống công trình ao nuôi [8].

Về mặt kỹ thuật, do việc phát triển diện tích nuôi quá nhanh, kinh nghiệm của người nuôi tôm còn hạn chế, sự tiếp nhận khoa học kỹ thuật vào nghề nuôi tôm còn chậm, người nuôi chưa theo kịp như kỹ thuật chọn con giống, chăm sóc, cho ăn, phòng ngừa bệnh, quản lý môi trường ao nuôi và lựa chọn các sản phẩm sử dụng cho nghề nuôi còn nhiều hạn chế và thiếu sót [8].

Nguồn giống tôm không đáp ứng đủ nhu cầu cho người nuôi. Con giống rất nhỏ khi thả thì sự hao hụt rất lớn, con giống không đồng cỡ nên khi thu hoạch không đồng đều do đó giá bàn thấp. Do trong tỉnh chưa có đầy đủ trang thiết bị kiểm dịch nên không thể kiểm tra con giống một cách đầy đủ.

Về thị trường, đầu ra của tôm thẻ chân trắng còn khó khăn, chủ yếu là tiêu thu nội địa, giá cả bấp bênh do thương lái ép giá. Ngoài ra tôm thẻ chân trắng Việt Nam còn bị cạnh tranh gay gắt với tôm thẻ chân trắng Trung Quốc giá rẻ [57].

Muốn đầu tư vào nuôi tôm thẻ thì người dân phải có nguồn vốn mạnh, vì chi phí đầu tư cơ bản cho ao nuôi lớn. Đặc biệt ao nuôi trên vùng đất cát cao hơn so với các vùng khác. Do đó để nuôi thì người dân cần vay vốn. Hiện nay, người nuôi vay vốn Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn chủ yếu đáp ứng cho nông dân phát triển sản xuất hiện nay cũng như nhiều năm qua vẫn là từ Ngân hàng NN&PTNT. Đây được xem là đơn vị chủ lực đồng hành cùng nông dân trong sản xuất. Khi có nhu cầu về vốn để phát triển các mô hình sản xuất, cũng như để mở rộng quy mô thì đa số người nuôi sử dụng bằng khoán đất đi vay vốn. Số tiền vay được cán bộ tín dụng của ngân hàng xem xét giải quyết và một số ít được giải quyết theo yêu cầu. Thế nên nhu cầu vốn không đáp ứng để người sản xuất đầu tư cho mục đích của mình [8].

Qua điều tra cho thấy các chủhộ nuôi tôm thường đề cập các khó khăn chủ yếu như thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thị trường…trong đó khó khăn lớn nhất mà các hộ nuôi tôm đề cập đó là chất lượng giống.

Bảng 4.8119. Khó khăn của các hộ, doanh nghiệp nuôi tôm (n=125)

STT Chỉ tiêu

Không Không đề cập

Số chủ nuôi (người)hộ

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số chủ nuôi (người)hộ

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số chủ nuôi (người) hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Thiếu vốn 51

40,80 9 7,20 65 52,00

2 Thiếu kỹ thuật 50 40,00 9 7,20 66 52,80

3 Thị trường 34 27,20 4 3,20 87 69,60

4 Chất lượng giống 96 76,80 0 0,00 29 23,20

5 Khó khăn khác 3 2,40 108 86,40 14 11,20

Qua thực tế điều tra các hộ, doanh nghiệp đều cho thấy vấn đề chất lượng giống là một trong những nguyên nhân chính tác động đến năng suất, chất lượng tôm sau này, hầu hết con giống hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống của các tỉnh phía Nam; vấn đề đánh giá và kiểm soát chất lượng ở địa phương chưa thực hiện tốt, công tác kiểm dịch chỉ mới thực hiện một vài năm gần đây. Hiện nay, Chi cục Thú y tỉnh cũng đã thành lập hai chốt kiểm dịch trên Quốc lộ 1A, phía Bắc chốt ở xã Phong Thu (Phong Điền) và phía Nam chốt Thừa Lưu (Phú Lộc). Tôm giống mua từ ngoại tỉnh người dân phải khai báo trực tiếp hoặc qua điện thoại với Trạm Thú y hoặc phòng Kiểm dịch (Chi cục Thú y) trước ít nhất một ngày. Tuy nhiên, phần lớn người dân mua tôm giống từ ngoại tỉnh về chủ yếu vận chuyển bằng xe mô tô nên mỗi khi qua trạm kiểm dịch rất khó kiểm soát. Cho đến nay, công tác kiểm dịch chỉ mới đáp ứng khoảng 50%, còn lại vẫn chưa kiểm soát được.

4.2.1.3. Kiến nghị của các hộ, doanh nghiệphộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát

Qua khảo sát ý kiến của 125 chủ hộ nuôi tôm, trong đó có 42 chủ nuôihộ không có kiến nghị, còn lại 83 chủ nuôihộ có kiến nghị, trong đó 42,37% chủ nuôihộ đề nghị giúp đỡ về con giống, 21,96% chủ nuôi hộ đề nghị giúp đỡ về kỹ thuật, 34,93% chủ nuôihộ đề nghị giúp đỡ về vốn (bảang 4.129).

Bảng 4.9120. Kiến nghị chủa các chủhộ nuôi tôm

Số TT Kiến nghị Số chủ nuôi Tỷ lệ %

tômhộ

1 Giúp đỡ con giống 36 42,37

2 Giúp đỡ kỹ thuật 18 21,96

3 Giúp đỡ vốn 29 34,93

(Lưu ý: Số liệu điều tra thông kê qua phỏng vấn trực tiếp) 4.2.

Một phần của tài liệu khóa luận. điều tra đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w