KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. I. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN CÁT TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
4.1.2. Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát
Hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát vùng ven biển Thừa Thiên Huế bắt đầu từ năm 2001, phát triển nhanh về quy mô và số lượng đến năm 2011. Theo các báo cáo tổng kết, tổng diện tích đất nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát trên toàn tỉnh tăng dần từ 285,96 ha (năm 2009); 328,71 ha (năm 2010) và tăng lên 385,25 ha (2011) [29], [30], [31]..
Từ năm 2009 đến 2011 diện tích nuôi tôm chân trắng trên toàn tỉnh tập trung chủ yếu ở các xã ven biển huyện Phong Điền; đây là vùng có rất nhiều thuận lợi về diện tích mặt nước, sự hợp tác của chính quyền, đặc biệt sự tham gia tích cực của người dân trong phong trào nuôi tôm trên cát cho nên huyện Phong Điền đã trở thành vùng trọng điểm về nuôi tôm trên cát của tỉnh Thừa Thiên Huế (bảng 4.3).
Bảng 4.3. Thống kê về diện tích (ha) nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo địa phương
giai đoạn 2009 - 2011
STT Huyện 2009 2010 2011
I Phong Điền 240, 65 286,86 326,68
1 Điền Hương 70,65 70,83 85,23
2 Điền Môn 66,30 67,99 93,77
3 Điền Lộc 30,90 49,97 47,25
4 Điền Hòa 29,60 33,08 24,25
5 Phong Hải 43,20 67,99 185,91
II Quảng Điền 4,35 4,35 4,35
1 Quảng Công 4,35 1,36 1,36
III Phú Vang 20,50 12,50 17,21
1 Vinh An 20,50 12,50 17,21
IV Phú Lộc 20,50 25,00 40,00
1 Vinh Hiền 1,00 2,50 7,00
2 Vinh Mỹ 3,80 6,30 13,00
3 Lộc Vĩnh 8,10 8,10 15,00
4 Lộc Thủy 7,60 8,10 10,00
Toàn tỉnh 285,96 328,71 385,25
(Nguồn:Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế) Tính đến cuối năm 2011, trên toàn tỉnh có 165 hộ, 5 doanh nghiệp hiện đang có hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát thuộc 4 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Trong đó, diện tích nuôi tập trung chủ yếu và lớn nhất ở các vùng Ngũ Điền (huyện Phong Điền) với 5 doanh nghiệp nuôi (Công ty cổ phần Trường Sơn, Công ty Trường Phú, Công ty Thiên An Phú, Công ty Hawai, Công ty Đông Phương) và 131 hộ nuôi.
Bảng 4.4. Thống kê về diện tích (ha) nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo chủ nuôiđịa phương giai đoạn 2009 - 2011 Chủ nuôi
Năm Công ty
CT Trường
Sơn
CT Trường
Phú
CT Đông Phương
CT Hawai
CT Thiên An Phú
Hộ gia đình
2009 91,50 35,60 18,50 23,50 0,00 71,55
2010 136,80 52,00 0,00 17,00 0,00 122,91
2011 108,30 71,02 3,75 13,7 28,50 159,98
Tổng 336,60 158,62 22,50 54,20 28,5 354,44
Qua Bảng 4.64. cho thấy từ năm 2009 đến nay diện tích nuôi của các doanh nghiệp là 600,44 ha, chiếm tỷ lệ 62,88 % và hộ gia đình nuôi tôm trên cát 354,44 ha, chiếm tỷ lệ 37,12% diện tích toàn tỉnh. Về quy mô, Công ty TNHH Trường Sơn có quy mô lớn nhất, chiếm tỷ lệ 56,06% so với diện tích nuôi của các doanh nghiệp.
4.1.2.2. Mùa vụ nuôi
Theo kết quả đdiều tra của chúng tôi, trung bình mùa vụ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát là 2,5 vụ/ năm, thông thường nuôi chủ yếu là 2 vụ/năm và một số ít hộ nuôi trên 2 vụ/ năm. Nhìn chung, người nuôi tôm chấp hành tốt việc thả giống theo lịch thời vụ, bắt đầu từ cuối tháng 3 tập trung vào tháng 4 và kéo dài đến hết tháng 7 dương lịch; . mùa vụ chính bắt đầu từ đầu tháng 4 và kéo dài đến hết tháng 7 và tùy theo thời tiết, mức độ đầu tư của các hộ mà sau khi thu hoạch có thể nuôi thêm các vụ phụ. Thường thì tháng 1 không nuôi tôm được, vì tháng này nhiệt độ rất thấpThường thì từ tháng 9 đến tháng 11 không nuôi tôm được, vì các tháng có tấn suất bão lụt cao dễ gây thiệt hại cho các vùng nuôi. Tình hình nuôi thả sớm trước tháng 3 để chạy vụ, tận dụng thời gian để nuôi trên 2 vụ/năm đã giảm hơn so với các năm trước, số hộ thả trước thời vụ đã ít hơn nhiều.Theo kết quả diều tra của chúng tôi, trung bình mùa vụ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát là 2,5 vụ/ năm, thông thường nuôi chủ yếu là 2 vụ/năm và một số ít hộ nuôi trên 2 vụ/ năm. Nhìn chung, người nuôi tôm chấp hành tốt việc thả giống theo lịch thời vụ, bắt đầu từ cuối tháng 3 tập trung vào tháng 4 và kéo dài đến hết tháng 7 dương lịch. Tình hình nuôi thả sớm trước tháng 3 để chạy vụ, tận dụng thời gian để nuôi trên 2 vụ/năm đã giảm hơn so với các năm trước, số hộ thả trước thời vụ đã ít hơn nhiều.
Trước đây thời gian thả giống còn mang tính tự phát, nhưng sau khi có sự quản lý của địa phương thời gian thả giống đã có sự thống nhất. Theo kinh
nghiệm của các hộ nuôi tôm lâu năm thường cứ sau lập xuân (cuối tháng 3, đầu tháng 4 dương lịch) là tiến hành thả giống.
Qua kết quả phỏng vấn các hộ, doanh nghiệp nuôi tôm kết quả cho thấy trước đây nhiều hộ, doanh nghiệp thường thả giống sớm (trước lập xuân), thời điểm này nhiệt độ ở khu vực đang còn thấp, sau thời gian nuôi từ 25 – 30 ngày thì hầu hết bị mắc bệnh đốm trắng. Sau khi thả giống muộn hơn (chờ nhiệt độ cao lên) thì tỷ lệ mắc bệnh đốm trắng giảm nhiều. Hiện nay Chi cục Thủy sản – Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo thời gian thả giống thông qua phòng Thủy sản của các huyện, thường từ 1/4 – 15 /4 hàng năm (tùy vào thời tiết mà thời gian có thể lùi lại muộn hơn).
Theo tiêu chuẩn ngành [3] mùa vụ chính đối với nuôi tôm thẻ chân trắng cho vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế từ tháng 4 đến tháng 7.
Nhưng trên thực tế thời gian nuôi còn tùy thuộc thời tiết từng năm, hình thức nuôi và mức độ đầu tư để quyết định thời gian nuôi, thường thì thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát là khoảng 90 - 120 ngày. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở các xã ven biển Thừa Thiên Huế giao động từ 110- 125 ngày.
4.1.2.3. Nguồn giống
Được sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Nha Trang (Viện III) vừa qua Trung tâm Giống lợ - mặn tỉnh Thừa Thiên Huế đã sản xuất thành công giống tôm thẻ chân trắng, cung cấp được 5 triệu giống cho người nuôi. Tuy nhiên nhu cầu về giống nuôi là rất cao, Trung tâm Giống lợ - mặn của tỉnh chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người nuôi. Hiện tại thì giống chủ yếu được cung cấp từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, các trại giống của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam vẫn còn tình trạng các hộ, doanh nghiệp nuôi dân mua giống không rõ nguồn gốc [2].
4.1.2.4. Hệ thống công trình ao nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát [34], [35]
Hình 4.1. Sơ đồ mặt bằng và mặt cắt ao nuôi
4.1.2.5.
Hệ thống quạt nước
Bờ ao
Bạt nhựa Tapolin
Bạt nhựa Tapolin Đáy ao
Lớp đáy cát Cống thoát
Cống cấp nước
Ao xủ lý nước thải
10 – 15 % diện tích ao nuôi Nước thải đã xử lý Nơi nhận thải (kênh,
mương, sông)
Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát[11], [14].
Tôm thẻ chân trắng mới được đưa vào nuôi ở Thừa Thiên Huế vào năm 2001, quy trình công nghệ áp dụng cho nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát được thể hiện ở hình 4.21
Hình 4.2. Quy trình công nghệ nuôi tôm trên cát Chuẩn bị ao nuôi
Thả giống
Nuôi tôm
Thu hoạch
- Mật độ thả - Phương pháp thả
- Thức ăn cho tôm - Phương pháp cho ăn - Quản lý nước - Lịch trình quạt nước
- Quản lý ao, môi trường và dịchbệnh
- Kiểm tra trước khi thu hoạch - Thời gian và biện pháp thu hoạch - Tạo mặt bằng, đào, phủ bạt - Cải tạo ao nuôi (nuôi hơn 1 lần) - Diệt tạp
- Bón phân, gây màu nước
Chi tiết các bước trong quy trình công nghệ nuôi tôm trên cát được trình bày
ở bảng 4.5. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế ở các vùng nuôi cho thấy, số hộ, doanh nghiệp nuôi có bể xử lý nước thải, bể chứa bùn thải rất ít và phần lớn xả thải trực tiếp không qua xử lý vào môi trường. Ngoài ra hầu hết các hộ nuôi tôm chưa thực hiện tốt quy trình nuôi khép kín theo công nghệ nuôi tôm trên cát.
Trong thời gian nuôi, nước trong quá trình thay nước được thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường không qua hệ thống xử lý, phòng bệnh chưa nghiêm ngặt. Đặc biệt nhiều hộ không nắm vững quy trình nuôi tôm trên cát.
4
Bảng 4.54. Các bước trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát
STT Quy trình kỹ thuật Yêu cầu
I