Nhóm giải pháp kỹ thuật nuôi

Một phần của tài liệu khóa luận. điều tra đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát (Trang 87 - 92)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2. Đánh giá kinh tế trong nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát

4.3 III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN CÁT

4.3.1. Nhóm giải pháp kỹ thuật nuôi

Đối với hộ và doanh nghiệp nuôi

Để phòng ngừa dịch bệnh xảy ra và đưa nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển ổn định, đạt năng suất cao và hiệu quả người nuôi tôm thẻ chân trắng cần thức hiện tốt một số giải pháp kỹ thuật sau:

- Công trình vùng nuôi và ao nuôi:

Cần quy hoạch nâng cấp và hoàn thiện hệ thống kênh cấp và thoát nước thải cho từng vùng nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường vùng nuôi tránh tình trạng

lây nhiễm ngược mầm bệnh vào ao nuôi

Các hộ nuôi cần đầu tư ao trữ lắng để xử lý nước trước khi cho vào ao nuôi (chiếm 15-20% tổng diện tích ao nuôi) và ao xử lý nước thải để xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường (chiếm 20% tổng diện tích ao nuôi).

- Chuẩn bị ao nuôi

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm từ nguồn nước, trong hệ thống ao nuôi tôm người nuôi nên ngăn hoặc bố trí một ao để chứa nước xử lý trước khi đưa vào ao nuôi chính, ao nuôi phải đảm bảo tính kỹ thuật, độ sâu phải đạt từ 1,2 đến 1,5m.

Đối với các ao nuôi vùng triều nên lót bạt xung quanh bờ ao để tránh sự rò rĩ phèn vào nguồn nước nuôi và hạn chế nguy cơ mầm bệnh từ các địch hại xung quanh bờ ao. Trên bờ ao xung quanh phải rào lưới chắn đề phòng địch hại từ ao này sang ao kia. Bón vôi cải tạo đáy từ 120- 150kg/1000m2, đối với ao nuôi trên cát không nhất thiết phải sử dụng vôi bón cải tạo mà phải vệ sinh và phơi đáy ao thật kỹ trước khi nuôi. Ao nuôi đã bị dịch bệnh cần phải xử lý bằng chlorine trước khi tiếp tục nuôi vụ sau.

- Mùa vụ thả tôm giống

Nên thả giống vào những tháng có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi.

Lưu ý: Thời gian thả nuôi phải đồng loạt đối với từng vùng nuôi. Phải đảm bảo thời gian nghỉ giữa 2 vụ nuôi ít nhất 15 ngày để cải tạo ao thật kỹ trước khi thả giống lại.

- Con giống

Được sản xuất tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng tôm bố mẹ.

Con giống phải được kiểm dịch không mang các mầm bệnh (do vi khuẩn, virus, nấm và nguyên sinh động vật…) đặc biệt là các bệnh do virus như: Taura, đầu vàng, gan tuỵ, đốm trắng…. Kiểm tra tôm giống bằng cảm quan: Tôm giống đạt yêu cầu chất lượng là tôm phản ứng nhạy với kích thích (ánh sáng, tiếng động), tập tính bơi thẳng và bơi ngược dòng, màu sắc tươi sáng, ruột đầy thức ăn, các phụ bộ đầy đủ, lớp vỏ bên ngoài sáng bóng không có vật bám kích cỡ tôm giống đồng đều

- Mật độ thả nuôi

Tuỳ điều kiện chăm sóc, trang thiết bị có thể thả: 100-120con/m2 - Sử dụng thức ăn, thuốc và hóa chất

Sử dụng thức ăn công nghiệp đảm bảo chất lượng, có hệ số tiêu tốn thức ăn thấp (từ 1,2-1,4). Không sử dụng thức ăn ẩm mốc, hết hạn sử dụng. Thường

xuyên kiểm tra, điều chỉnh lượng thức ăn để tránh dư thừa.

Chỉ sử dụng các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học được phép lưu hành do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố. Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi, trường hợp cấp thiết cần sử dụng đến kháng sinh thì phải ngưng dùng 20 ngày trước khi thu hoạch tôm.

- Xử lý nước cấp và chất thải

Xử lý nước trước khi cấp vào ao đang nuôi tôm: xử lý nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi tại ao trữ lắng. Có thể sử dụng một trong các loại hoá chất như: Chlorine với nồng độ 20g/m3, thuốc tím (5g/m3)…

Xử lý nước và chất thải trong và sau vụ nuôi: Nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác tảo và thức ăn thừa tạo nên. Trường hợp không thể nạo vét bùn trong ao ra ngoài được, nên cải thiện đáy ao với men vi sinh như Power pack, Aqua Bac hoặc Super VS…

- Phòng ngừa và xử lý dịch bệnh

Xử lý triệt để chất thải và nước thải vụ nuôi trước khi xả ra môi trường vùng nuôi.

Chọn con giống đảm bảo chất lượng từ các Trại giống uy tín, thả giống với mật độ hợp lý để đảm bảo tôm khỏe, đạt sức tăng trưởng tốt.

Xử lý tốt nguồn nước cấp vào ao để phòng bệnh lây nhiễm từ môi trường.

Dùng thức ăn đảm bảo chất lượng, hệ số thức ăn thấp. Bổ sung Vitamin vào khẩu phần ăn (đặc biệt là Vitamin C), khoáng vi lượng, men vi sinh để tăng khả năng hấp thu, tăng sức đề kháng giúp tôm đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất.

Định kỳ thay nước, bón chế phẩm sinh học để ổn định môi trường ao nuôi trong suốt vụ nuôi.

Khi có dịch bệnh xảy ra: Cần thực hiện triệt để đối với từng ao nuôi bị bệnh. Khi ao tôm bị bệnh do virus (như bệnh thân đỏ đốm trắng) cần phải giữ nguyên mực nước trong ao, dùng Chlorine 30kg/1.000m3 xử lý toàn bộ nước trong ao, ngâm từ 7-10 ngày trước khi xả thải ra môi trường để tránh tình trạng mầm bệnh lây nhiễm lan tràn toàn vùng nuôi.

2. Đối với các cấp lãnh đạo

- Sở NN và PTNT cần soạn thảo và ban hành tài liệu “ sổ tay hướng dẫn nuôi tôm trên cát” trên cơ sở các quy chế nuôi an toàn của ngành, tham khảo các tài liệu cảu tỉnh khác nhất là điều chỉnh, bổ sung các hướng dẫn liên quan trực tiếp đến điều kiện của địa phương (ví dụ đặc điểm thời tiết, mùa vụ, khai thác nước ngầm…).

- Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm trên cát. Việc tổ chức tập huấn cần lưu ý:

Có thể kết hợp với tổ chức doanh nghiệp nuôi với quy mô lớn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cho người dân.

Tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi một cách thận trọng và thực hiện từng bước : trước hết tập huấn nâng cao kỹ thuật nuôi cho cán bộ phụ trách kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của các xã và các thôn trong vùng; tiếp theo là tập huấn cho các đại diện của các hộ hoặc nhóm hộ, đặc biệt chú ý tới các hộ và nhóm hộ nghèo từ trước tới nay chưa có điều kiện nuôi tôm, đã đấu thầu thành công diện tích nuôi trong vùng; cuối cùng là tập huấn chung cho toàn bộ nhân dân tham gia dựu án nuôi tôm.

- Đầu tư xây dựng các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát có hiệu quả và nhân rộng các mô hình này. Đây cũng là một cách chuyển giao kỹ thuật tốt.

- Tỉnh cần quan tâm đầu tư vào khâu phát triển con giống tại chỗ. Muốn nuôi tôm thành công thì trước hết phải có con giống tốt. Thực tế nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh lả rất lớn, tuy nhiên các cơ sở sản xuất giống của tỉnh chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu của người nuôi, dẫn đến tình trạng người dân thả nuôi con giống không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch.

- Đối với khu vực nuôi cá thể , xúc tiến thành lập mới và củng cố các hình thức tập thể như hợp tác xã, tổ hợp tác cộng đồng…để người dân có thể chia sẽ, hổ trợ nhau trong điều hành sản xuất, cập nhập kiến thức chuyên môn ứng dụng tiến bọ khoa học kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường…

- Trong quy trình nuôi, người dân cần chú trọng vấn đề mật độ nuôi. Hiện

nay do tâm lý muốn mang lại lợi ích cao, các hộ nuôi hiện thả nuôi với mật độ cao hơn quy định (theo mức quy định tối đa là 150 con/m2 , tuy nhiên nhiều hộ nuôi đã thả đến mật độ 250con/ m2). Việc thả nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật là hết sức cần thiết để đảm bảo sinh trưởng cảu tôm, phòng trừ dịch bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Một phần của tài liệu khóa luận. điều tra đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w