1.3 III. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
1.3.4. Tập tính ăn và nhu cầu dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loại tôm ăn tạp. Giống như các loài tôm he khác, thức ăn của nó cần các thành phần như: protid, lipid, glucid, vitamin vả muối khoáng…thiếu hay không cân đối đều ảnh hưởng tới sức khỏe và tốc độ lớn của tôm. Hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi lớn bình thường lượng thức ăn chỉ cần bằng 5% trọng lượng tôm(thức ăn ướt). Trong thời kỳ tôm sinh sản đặc biệt là giữa vả cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu về lượng thức ăn lên gấp 3 - 5 lần. Tôm thẻ chân trắng không cần lượng protein nhiều như tôm sú, 35% protein được coi là thích hợp hơn cả ; nếu thức ăn thêm mục tươi tôm rất ưa chuộng [135], [31].
1.3.1.5. Sự giao vĩ và đẻ trứng ở tôm thẻ chân trắng 1.3.5.1. Sự giao vĩ
Hoạt động giao vĩ của tôm thẻ chân trắng xảy ra chủ yếu vào đêm tôm đẻ trứng. Tôm cái được gắn túi tinh trước khi đẻ vài giờ hoặc có thể được gắn trước đó vài ngày (lột xác thành thục giao vĩ đẻ trứng).
Ban đầu một hoặc nhiều con đực cùng đuổi theo con cái ở phía sau. Con đực thường dùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái. Khi tôm cái rời đáy bơi
lên phía trên, tôm đực bơi theo và tiến lên phía dưới con cái. Sau đó, tôm đực lật ngữa thân và ôm tôm cái theo hướng đầu đối đầu đuôi đối đuôi hoặc tôm xoay 180° và giao vĩ ở tư thế đầu đối đuôi [1],[123].
1.3.5.2. Đẻ trứng
1.3.1.5.2.1. Hoạt động đẻ trứng
Trước khi đẻ tôm cái thường bơi lội gần sát đáy, vòng quanh bể, thỉnh thoảng tôm bơi lên trên. Khi đẻ tôm bơi hẳn lên trên, nghiêng thân bơi chậm vòng vòng trên mặt nước và đẻ trứng. Trứng được phóng ra từ 2 lỗ đẻ ở gốc đôi chân ngực 3 và chảy ngược về phía sau. Ban đầu trứng chảy ra từ từ, sau đó chảy ra mạnh thành một làn trắng đục hơi xanh [201].
1.3.1.5.2.2. Mùa vụ đẻ trứng và sức sinh sản
Ởở biển tự nhiên đều bắt được tôm cái đẻ trứng. Ở Bắc Equador, mùa vụ đẻ rộ từ tháng 4 đến tháng 5. Ở Peru mùa đẻ rộ từ tháng 12 đến tháng 4. Tôm cái đẻ trứng chủ yếu vào thời gian 9 giờ tối đến 3 giờ sáng. Thời gian bắt đầu đẻ cho tới khi kết thúc chỉ mất 1 - 2 phút. Trứng sau khi đẻ có màu vỏ đậu xanh.
Sau khi đẻ xong trứng trải qua các giai đoạn ấu trùng, tới 1 poslarvae bơi vào gần bờ sông, sau vài tháng tôm con trưởng thành và bơi ra biển rồi giao vỹ tiếp.
Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng lại phát dục tiếp. Con đẻ nhiều nhất 10 lần/năm, thường thì đẻ 3 - 4 ngày thì lột vỏ.
Số lượng trứng tùy theo kích cỡ của tôm mẹ, tôm mẹ có khối lương từ 35g, lượng trứng 100.000 – 250.000 hạt, trứng có đường kính 0,22mm, sự phát triển của trứng sau khi đẻ đến giai doan đầu tiên của Nauplius diễn ra trong khoảng 14 giờ [1], [14], [17]. .
1.4IV.
NHỮNG ƯU ĐIỂM THẾ VÀ NHƯỢC ĐIỂM BẤT LỢI CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG SO VỚI TÔM SÚ
Có rất nhiều lý do để cần phải xác định những ưu điểm và nhược điểm trong nuôi tôm thẻ chân trắng so với tôm sú.
Bởi vì hiện nay, có rất nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia đã và đang phát
triển nuôi đối tượng ngọai lai (alien species) này. Trong khi đó, vì vấn đề an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường sinh thái, việc phát triển đối tượng mới cần phải hết sức thận trọng. FAO, 2004 đã tổng hợp, phân tích những ưu điểm và nhược điểm khi nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) so với tôm sú (P. monodon) như sau:
- Sở dĩ người nuôi tôm ở nước ta và các nước trên thế giới thích nuôi loài tôm thẻ chân trắng ại tôm he này là vì nó có những đặc điểm ưu việt hơn so với tôm sú, thể hiện ở những đặc tính sau đây:
Thứ nhất, đây là loại tôm rộng muối, tức là có khả năng thích ứng với phạm vi độ muối rộng từ 5 - 400/00. Đây là đặc tính quan trọng cho phép phát triển nuôi loại tôm này ở vùng đất cát ven biển - là nơi có độ mặn cao không cần phải pha trộn nước ngọt cũng như nuôi trong mùa mưa và trong môi trường nước ngọt.
Thứ hai, tôm thẻ chân trắng có ngưỡng oxy thấp hơn tôm sú và các loài tôm he khác, khả năng kháng bệnh cao, có thể sống thích nghi được ở các ao có nhiều bùn, nhiều nguyên tố kim loại nặng mà trước đây nuôi tôm sú không thích hợp, thường thất bại do phát sinh dịch bệnh [52]..
Thứ ba, tôm thẻ chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, nuôi 2 tháng đã đạt cỡ 100 - 110 con/kg; thời gian nuôi ngắn, chỉ 2 - 2,5 tháng có thể thu hoạch và cho năng suất, sản lượng cao (từ 5 - 22 tấn/ha/vụ). Điều này cho phép nuôi tăng vụ, tức một năm nuôi 2 vụ ăn chắc ở những vùng trước đây chỉ nuôi được một vụ tôm sú như ở các tỉnh phía Bắc [35]..
Thứ tư, thịt tôm thẻhe chân trắng thơm ngon, dễ tiêu thụ cả thị trường trong nước và xuất khẩu [9].,
- Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, nghề tôm thẻ chân trắng vẫn có nhiều nhược điểm:
Thứ nhất, mức tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng chậm lại khi tôm đạt cỡ 20g, vì thế sản lượng thu hoạch cỡ tôm lớn thấp.
Thứ hai, tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với nhiều bệnh do virut khác nhau như Hội chứng Taura (TSV), Đốm trắng (WSSV), Đầu vàng (YHV), Hoại
tử tế bào máu (IHHNV)…
Thứ ba, giá tôm giống cao nếu tính theo mật độ nuôi thì chi phí ban đầu với con tôm thẻ chân trắng cao gấp 4 - 5 lần so với con tôm sú vì thế nếu có thiệt hại do dịch bệnh hay bất kỳ một nguyên nhân nào khác thì người nuôi tôm thẻ chân trắng cũng sẽ thiệt hại lớn hơn gấp 4 - 5 lần so với nuôi tôm sú [8]..
Thứ tư, hiện nay, có rất nhiều nguồn giống có chất lượng khác nhau. Gây khó khăn trong khâu chọn giống. Thị trường tiêu thụ tôm thịt chưa thật ổn định, giá cả dao động lớn…
Thứ năm, không có sự hỗ trợ nhiều đối với tôm thẻ chân trắng, vì hầu hết các nước đều chưa dứt khoát trong việc cấm hay không cấm nhập khẩu và nuôi tôm thẻ chân trắng [21]..
PHẦN Phần 2