ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở ven bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và đề xuất giải pháp phát triển (Trang 24 - 31)

Phần 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Thành phố Huế nằm ở dải đất hẹp miền Trung Việt Nam, đƣợc Chính phủ công nhận là đô thị loại một thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, là đô thị trung tâm cấp quốc gia có vai trò là trung tâm động lực của khu vực trọng điểm kinh tế miền Trung và hiện nay trở thành thành phố Festival của cả nước.

Thành phố Huế kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có toạ độ địa lý:

107o31„45„„ - 107o38' kinh Ðông và 16o30'„45„„ - 16o24' vĩ Bắc.

Đƣợc giới hạn:

Phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà.

Phía Nam giáp thị xã Hương Thủy.

Phía Đông giáp với thị xã Hương Thủy và Huyện Phú Vang. (Hình 3.1) Thành phố Huế nằm hai bên bờ sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km, cách biển Thuận An 12 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 15 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 3.1.2.1 Đặc điểm về địa hình [44]

Thành phố Huế có đầy đủ các dạng địa hình: đồng bằng, đồi núi và sông hồ.

Đồng bằng là vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 - 4 m so với mực nước biển nên thường hay bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Vùng đồng bằng tương đối

bằng phẳng trong đó có xen kẽ đồi, núi thấp nhƣ núi Ngự Bình cao 105 m, đồi Vọng Cảnh.

Hình 3.1. Bản đồ thành phố Huế

(Nguồn: Bản đồ hành chính thành phố Huế. Tỉ lệ: 1:11000)

Đồng bằng sông Hương kéo dài trên dưới 30 km về phía Đông Nam đến tận đầm Cầu Hai và có bề rộng trung bình khoảng 5 - 6 km. Giới hạn Tây Nam là vùng gò đồi thấp nối kết nhau, tạo thành ranh giới chuyển tiếp cả về địa chất lẫn địa mạo: một bên là gò đồi đá gốc bị phong hóa, bóc mòn mạnh, bên khác là đồng bằng thấp cấu tạo từ trầm tích đa nguồn gốc, trong đó trầm tích bột sét sông biển Holocen là chủ yếu, còn ranh giới Đông Bắc và Đông Nam lần lƣợt là đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai, đồng bằng sông Hương cũng được hình thành sau quá trình bồi tụ lâu dài do các sông suối bắt nguồn từ sườn Đông dãy Trường Sơn Bắc đưa phù sa tới lấp đầy vịnh cổ trước đây. Quá trình lấp cạn đầm phá, mở rộng đồng bằng đang tiếp tục ở cả hai phía Đông Bắc (đầm Thủy Tú) và Đông Nam (đầm Cầu Hai).

Thành phần trầm tích bề mặt đồng bằng sông Hương khá đa dạng. Bên

cạnh cát, bột - sét, bùn cấu tạo tầng mặt của phần lớn diện tích đồng bằng, ở đây còn gặp cát (trảng cát nội đồng) của hệ tầng Nam Ô kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Phú Xuân cho tới Vinh Hà. Dọc rìa Tây Nam đồng bằng, trầm tích bề mặt lại đa dạng nhất về nguồn gốc, tuổi và cả thành phần cơ giới. Trên lãnh thổ này, ngoài đất phong hóa từ đá gốc, còn phát hiện thấy cát biển hệ tầng Phú Xuân, hệ tầng Nam Ô và cát, cuội, tảng lẫn bột - sét của sông suối hiện đại.

3.1.2.2. Đặc điểm về địa mạo [4]

Nhìn chung độ cao tuyệt đối, hướng nghiêng của bề mặt đồng bằng sông Hương có xu hướng giảm dần và nghiêng từ rìa Tây Nam về Đông Bắc hoặc từ rìa Tây Bắc xuống Đông Nam, tức là trùng hợp hướng dòng chảy sông Hương và các sông suối khác. Thật vậy, ở rìa Tây Nam và Tây Bắc độ cao tuyệt đối tới 8- 10m, nhưng đến nơi sông Hương đổ vào phá Tam Giang, sông Đại Giang giao lưu với đầm Cầu Hai có độ cao từ 1,5 – 2m. Song trên bình diện chung đó vẫn tồn tại một số nơi vượt cao hoặc trũng thấp khác thường.

Địa mạo đồng bằng sông Hương bị biến đổi hàng năm và mạnh nhất tại các vùng ven sông. Nguyên nhân cơ bản gây ra những biến đổi mạnh mẽ đó cũng lại là quá trình xói lở - bồi lấp của dòng chảy lũ ở vùng hạ lưu sông Hương kể từ ngã ba Tuần (Thủy Bằng, Hương Thọ) đến gần cửa sông (Phú Thanh, Quảng Thành).

3.1.3. Đặc điểm đất đai, thổ nhƣỡng

Thành phố Huế có diện tích đất tự nhiên 7.168,49 ha chiếm 1,42% diên tích toàn tỉnh (Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 503.302,53 ha) [4].

Theo FAO –UNESCO: Thành phố Huế có các loại đất sau [45]:

+ Nhóm đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất do thành phố Huế nằm ở hạ lưu sông Hương và gồm nhiều sông ngòi lớn nhỏ khác nhau.

+ Nhóm đất đỏ vàng là loại đất quan trọng phân bố ở những vùng đồi núi ở thành phố Huế, hiện đang đƣợc sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

+ Ngoài ra, còn có các nhóm đất khác chiếm tỉ lệ thấp nhƣ: đất mùn vàng đỏ trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá, nhóm đất xám bạc màu.

3.1.4. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu thành phố Huế thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta [45].

3.1.4.1. Nhiệt độ [45]

Thành phố Huế thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trƣng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.

Mặt khác, do nằm ở miền trung Việt Nam, lại bị núi Bạch Mã án ngự theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu thành phố Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam – Bắc nước ta.

Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mƣa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24°C - 25°C.

+ Mùa nóng: từ tháng V đến tháng IX, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng V , VI) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.

+ Mùa lạnh: Từ tháng X đến tháng III năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mƣa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa mƣa là 20°C đến 22°C.

3.1.4.2. Lượng mưa [45]

Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa thiên Huế là một trong những nơi có lượng mưa lớn nhất nước. Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng IX đến tháng II năm sau, tháng X có lƣợng mƣa lớn nhất, chiếm 30% lƣợng mƣa cả năm.

Đặc điểm mƣa ở Huế là mƣa không đều, lƣợng mƣa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.

3.1.4.3. Độ ẩm [45]

Độ ẩm ở thành phố Huế trung bình 85% - 86%. Do ảnh hưởng của dãy

Trường Sơn nên tạo ra thời tiết khô nóng. Thời kỳ khô nóng từ tháng III – tháng VIII, độ ẩm trung bình dao động từ 84 – 88%. Độ ẩm lớn nhất từ tháng X năm nay đến tháng I năm sau thường từ 92 – 93%.

3.1.4.4. Gió bão [45]

Gió bão chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió mùa đông và gió mùa hè + Gió mùa hè: Bắt đầu từ tháng IV đến tháng VIII, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.

Gió mùa hè thịnh hành là gió Tây Nam. Gió Tây Nam vốn là luồng không khí có hàm lượng ẩm cao đem lại nhiều mưa ở Tây Trường Sơn. Khi vượt qua dãy núi Trường Sơn đã mất tính chất ban đầu do hiệu ứng Feul và trở thành luồng gió khô, nóng tràn vào trong khu vực.

+ Gió mùa đông: Bắt đầu từ tháng IX đến tháng III năm sau, gió thường kèm theo mƣa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.

Gió mùa đông có hướng Bắc dần dần chuyển sang hướng Đông Bắc kéo dài từ tháng XI đến tháng II năm sau mang theo nhiều không khí lạnh và mƣa ở phía Bắc tràn về, làm giảm nhiệt độ của không khí và nước. Tốc độ gió của vùng đồng bằng không lớn, bình quân 1,5m/s, tháng XII có gió mạnh nhất đạt chỉ số trung bình trong tháng là 3,1m/s.

+ Bão thường xuất hiện từ tháng VIII đến tháng IX – tháng X. Trong các tháng mùa mƣa, tập trung nhiều bão nhất, tốc độ gió có thể đạt 40m/s, kèm theo mƣa lớn gây ra lũ lụt. Lƣợng mƣa có thể đạt tới 200 – 300mm/ngày.

Các tố khí hậu của khu vực nghiên cứu đƣợc trình bày tóm tắt ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Một số yếu tố khí hậu của khu vực nghiên cứu

STT Các yếu tố Giá trị trung bình

1 Nhiệt độ trung bình hàng năm (0C) 24 – 25

2 Nhiệt độ cao nhất (0C)/tháng 38 – 40/VI, VII

3 Nhiệt độ thấp nhất (0C)/tháng 20 – 22/XII, I

4 Tổng lƣợng mƣa bình quân hàng năm (mm) 2500

5 Tháng có lƣợng mƣa cao nhất (mm/tháng) 1129/X

6 Tháng có lƣợng mƣa thấp nhất (mm/tháng) 12,7/II

7 Độ ẩm trung bình (%) 85 - 86

8 Số giờ nắng trung bình hàng năm (giờ) 168,9

Nguồn: Dư địa chí Thừa Thiên Huế (2011)

3.1.5. Đặc điểm thủy văn [44, 45]

Chế độ thủy văn của thành phố Huế chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Hương. Hệ thống sông Hương có lưu vực dạng hình nan quạt với diện tích lưu vực 2.830 km2, chiếm gần 3/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, chiều dài sông 104 km.

Hệ thống sông Hương có 3 nhánh sông chính: Sông Bồ, sông Hữu Trạch và sông Tả Trạch (dòng chính). Theo đặc điểm hình thái dòng chính của hệ thống sông Hương có thể tách thành hai đoạn: đoạn chảy qua đồi núi và đoạn chảy qua đồng bằng duyên hải. Đoạn sông chảy qua đồi núi thường có đáy sông dốc, nhiều thác ghềnh, không bị ảnh hưởng triều, vào mùa lũ lưu lượng, vận tốc, mực nước đều rất cao, ngƣợc lại trong mùa cạn các đặc trƣng thủy văn này đều đạt giá trị rất thấp, lòng sông lộ nhiều cuội sỏi, đá tảng. Đoạn sông chảy qua vùng đồng bằng dòng sông hiền hòa, chảy quanh co và bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều và bị nhiễm mặn [45].

Sông Hương có 2 nhánh lớn nhất là Tả Trạch và Hữu Trạch. Nhánh sông Hữu Trạch chảy từ động Ruy, còn sông Tả Trạch chảy từ núi Vang và chung hợp

nhau đổ vào sông chính ở ngã ba Tuần. Mùa lũ xảy ra trên sông Hương từ tháng IX đến tháng I, cực đại là tháng X, mùa cạn từ tháng I – VIII [44]

+ Sông Hữu Trạch: Bắt nguồn từ nơi có độ cao khoảng 500m ở vùng núi thấp phía Đông A Lưới - Nam Đông, chảy theo hướng Nam Bắc cho đến Bình Điền, từ Bình Điền dòng chảy đổi sang hướng Tây Nam - Đông Bắc và cuối cùng hội nhập với sông Tả Trạch ở ngã ba Tuần. Từ nguồn đến ngã ba Tuần chiều dài dòng chính là 51km, diện tích lưu vực là 729km2 và độ dốc bình quân lòng sông chính là 9,8 m/km.

+ Sông Tả Trạch: Là nhánh sông chính bắt nguồn từ vùng núi trung bình huyện Nam Đông với độ cao tuyệt đối 900m. Sông chính chảy theo hướng chung Nam Đông Nam - Bắc Tây Bắc cho tới ngã ba Tuần thì hội nhập với sông Hữu Trạch và trở thành sông Hương. Từ đây sông Hương uốn lượn quanh co qua kinh thành Huế và đến Bao Vinh lại chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc để rồi sau đó hội lưu với sông Bồ tại ngã ba Sình trước khi đổ ra phá Tam Giang và chảy ra biển theo hai cửa Thuận An và Tƣ Hiền. Tính đến Dương Hoà, chiều dài dòng chính là 54km, diện tích lưu vực là 717km2 và độ dốc bình quân lòng sông chính là 16,5m/km. Nếu tính đến nơi đổ ra phá Tam Giang, sông chính có chiều dài là 104km, diện tích lưu vực là 2.830km2 và độ dốc bình quân lòng sông là 8,65m/km.

+ Sông Bồ: Bắt nguồn từ vùng núi có độ cao tuyệt đối khoảng 650m ở phía Đông A Lưới, chảy qua lãnh thổ Hương Trà, Phong Điền theo hướng Nam - Bắc cho đến phía dưới ngã ba hội lưu với Rào Tràng, từ ngã ba Rào Tràng đến Phú Ốc sông chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc, sau đó lại chuyển hướng Đông và hội lưu với sông Hương ở ngã ba Sình. Chiều dài dòng chính sông Bồ tính đến Cổ Bi là 64km, đến ngã ba Sình là 94km. Diện tích lưu vực tính đến Cổ Bi là 720km2, đến ngã ba Sình là 938km2. Độ dốc đáy sông trong vùng đồi núi đạt 10,2m/km, độ dốc bình quân chung là 6,9 m/km.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở ven bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và đề xuất giải pháp phát triển (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)